Giải pháp để sử dụng hiệu quả phần mền Kahoot

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học tương tác môn GDCD ở trường THPT (Trang 28 - 30)

4 Em đánh giá như thế nào về việc sử dụng phần mềm

2.6.2. Giải pháp để sử dụng hiệu quả phần mền Kahoot

- Cần có mạng ổn định tốc độ cao để kết nối không bị gián đoạn đặc biệt là mạng của máy chủ máy của người tổ chức.

- Khi sử dụng tùy vào không gian lớp học mà có thể điều chỉnh âm thanh của Kahoot to nhỏ phù hợp để tránh sao nhãng cho học sinh.

- Sau mỗi câu hỏi, giáo viên nên để học sinh giãn cách ra giữa các câu hỏi để cá nhân hoặc nhóm học sinh giải thích rõ hơn về các kết quả thu được, từ đó học sinh nắm rõ được bản chất của các bài tập được đưa ra.

- Kahoot là một phần mềm được viết bằng ngôn ngữ Tiếng Anh nhưng với tính năng dịch trong trình duyệt web như Coccoc, Chrome nên khi sử dụng có thể chuyển nó sang giao diện Tiếng Việt, tuy nhiên khi nhập các câu hỏi ở chế độ Tiếng Việt khi chơi sẽ bị lỗi, khi đó phải để chơi chế độ Tiếng Anh.

- Mỗi câu hỏi chỉ có thời gian suy nghĩ tối đa là 2 phút nên tùy mức độ nhận thức của học sinh ở các lớp khác nhau, làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm mà lựa chọn độ khó của các câu hỏi đưa ra. Để đảm bảo thời gian suy nghĩ, suy luận, hoặc tính tốn của học sinh là phù hợp và đưa ra đáp án trong thời gian cho phép, tránh trường hợp q khó để học sinh khơng có thời gian suy nghĩ.

- Trường hợp vẫn cần thiết đưa ra các câu hỏi có độ khó và cần nhiều thời gian để suy nghĩ, khi đó giáo viên có thể chuyển đề bài đó dưới dạng một video, thời gian video chạy thì chưa tính thời gian làm bài, trong lúc đó học sinh có thêm thời gian để suy luận, tính tốn. Thời lượng video có thể dài ngắn theo độ khó của bài tập.

- Có thể lồng ghép kiến thức ứng dụng thực tiễn, hoặc là các bài học giáo dục thêm thông qua các video được lồng ghép vào và sau đó đưa ra câu hỏi tương ứng.

- Thay vì sử dụng điện thoại thơng minh, giáo viên có thể tiến hành tiết học tại phịng tin học hoặc thư viện tại đó có s n máy tính kết nối Internet rất đảm bảo kết nối mạng.

- Để quá trình hoạt động của học sinh và giáo viên tốt, có thể thực hiện ngay trên lớp, khi đó, giáo viên có thể đăng ký mạng Internet và phát Wifi ngay trên lớp học cho từng nhóm học sinh sử dụng. Tuy nhiên, phải đảm bảo tốc độ mạng cần thiết nếu không sẽ bị gián đoạn và phải vào lại từ đầu. Nếu chẳng may việc này xảy ra, thì giáo viên sẽ cho các nhóm bị thốt ra đặt tên theo 1 kiểu, ví dụ Quỳnh Anh, rồi Quỳnh Anh 1 (nếu vào lần 2), sau đó cộng điểm của các nhóm này lại, vẫn đảm bảo được tính cơng bằng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học tương tác môn GDCD ở trường THPT (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)