NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài quan hệ thương mại của việt nam với nhật bản giai đoạn 2010 – 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 40)

- Hai là, cân đối vi mô, vĩ mô chưa ổn định vững chắc; cường độ đầu tư và tỷ lệ tiết

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN

CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN

- Ngay từ đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định rõ ràng mục tiêu chiến lược trong những năm tiếp theo là giữ vững hồ bình tranh thủ điều kiện bên ngồi thuận lợi, tranh thủ thời gian nhằm từng bước giữ vững ổn định hồ bình để tập trung phát triển kinh tế. Phương hướng trong thời gian tới là chúng ta cần vận dụng

đường lối độc lập, tự chủ, đa đạng hoá, đa phương hoá; cần xác định chiến lược đối ngoại mới vừa hợp tác vừa đấu tranh, củng cố sự tin cậy quốc tế và khu vực đối với nước ta bằng nhiều biện pháp, để các nước thấy Việt Nam là một đối tác tin cậy, một thị trường làm ăn có lợi. Tranh thủ sự hợp tác, đầu tư và viện trợ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Phát triển ngoại thươn trên cơ sở xây dựng nền kinh tế mở, hướng mạnh về xuất khẩu thay thế hàng xuất khẩu bằng các mặt hàng sản xuất trong nước có chất lượng cao mẫu mã đẹp, giá thành ổn định.

+ Tăng cường hợp tác kinh tế với Nhật Bản nhằm tranh thủ các lợi ích kinh tế có

được, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời để giảm tối thiểu sự phụ thuộc kinh tế vào Nhật Bản cũng như tác động xấu đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới, chúng ta cần xây dựng những chiến lược cụ thể trong quan hệ kinh tế và quan hệ đối ngoại với Nhật Bản trên quan điểm: Đánh giá đúng chiến lược kinh tế các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế, thấy rõ những điểm chung điểm bất đồng giữa ta và họ, củng cố tăng cường các điểm chung, không bỏ lỡ thời cơ để hợp tác để tránh những bất đồng về lợi ích giữa các bên.

+ Cải tiến hệ thống chính sách thuế khố và thuế quan phù hợp với xu thế tự do

hoá thương mại thế giới : Nhanh chóng thực hiện các chương trình về thuế quan trong chương trình của khối ASEAN để có thể sớm hồ nhập vào thị trường khu vực, và có thể tham gia vào q trình hội nhấp kinh tế quốc tế. Điều này, sẽ tạo cho chúng ta cơ hội tham gia vào các hoạt động thương mại với Nhật Bản. Thông qua việc cung cấp các nguyên - nhiên liệu đầu vào cho mạng lưới các công ty Nhật Bản, đã và đang được hình thành trên khu vực Châu Á sẽ tăng thêm về mặt số lượng và hiệu quả kinh tế đối với hàng hoá của ta.

+ Ngồi ra, Việt Nam cũng phải có những biện pháp hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hợp lý để quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

phát triển thực sự với tiềm năng và nhu cầu của hai nước. Nhất là về phía Việt Nam, chúng ta phải khơng ngừng đổi mới, hồn thiện hệ thống hoạt động ngoại thương, không chỉ dừng lại trong việc nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng mà ở ngay cả, các chính sách thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, đội ngũ cán bộ cơng nhân viên….

+ Tình trạng yếu kém trong khả năng tài chính của các cơng ty Việt Nam, nhất là các công ty Nhà nước, khiến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Nhật Bản bị giảm sút. Do vậy, Chính phủ cũng cần có những chính sách và biện pháp tích cực để giải quyết triệt để những khoản nợ mà các công ty Việt Nam đang mắc phải (chủ yếu là nợ khó địi). Chính phủ Việt Nam cũng cần phải có những biện pháp củng cố, sắp xếp, điểu chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước kể cả những doanh nghiệp đã cổ phần hoá.

+ Sớm thành lập cục xúc tiến thương mại để làm cầu nối giữa Bộ Thương mại, Thương vụ tại các nước với các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài trong việc trao đổi, thu thập thông tin về thị trường cũng như thơng tin về hàng hố nước ngồi.

- Tóm lại, trong xu thế ổn định, hợp tác phát triển của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cùng dấu hiệu tích cực trong cải cách phát triển kinh tế ở cả hai quốc gia, với việc phối hợp chặt chẽ triển khai những giải pháp cơ bản nêu trên, chúng ta có thể hy vọng về tương lai rực sáng trong quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian tới.

-----------------------------------------------------

Đề tài đã kết hợp phân tích định tính với phân tích định lượng để đánh giá và kiểm định thực trạng mối quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ mậu dịch này đã và đang trực tiếp đóng góp tỷ trọng đáng kể vào tăng trưởng nền kinh tế và ngày càng đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất tồn cầu. Qua đó đề xuất các khuyến nghị nhằm duy trì và phát triển hiệu quả quan hệ thương mại hai nước, thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của luận văn như sau:

- Đề tài đã tổng quan được cơ sở lý thuyết về quan hệ thương mại quốc tế để làm cơ sở đánh giá tác động quan hệ thương mại tới cán cân thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực và có lợi thế so sánh.

- Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2020, những mặt thuận lợi và khó khăn của quan hệ bn bán tới xuất khẩu và nhập khẩu. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả quan hệ thương mại hai nước.

Mối quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản ln chặt chẽ, mang tính ổn định trong giai đoạn 2010 – 2020. Nhật Bản là thị trường xuất/ nhập khẩu quan trọng bậc nhất đối với Việt Nam do nhu cầu từ thị trường này là khá lớn; vị trí địa lý thuận lợi; hợp tác kinh tế mang tính chặt chẽ cao. Ngồi ra, các mặt hàng xuất/ nhập khẩu của vViệt Nam với Nhật Bản đã bổ sung một cách hiệu quả cho nhau, và Việt Nam cũng nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguồn nguyên liệu từ Nhật Bản nhằm đáp ứng q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và xây dựng các chính sách định hướng xuất khẩu. Hơn nữa Nhật Bản cũng là quốc gia hàng đầu về FDI và ODA tại Việt Nam, do vậy nhu cầu nhập khẩi máy móc thiết bị, và nguyên liệu rất lớn phục vụ cho hoạt động đầu tư và sản xuất tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài quan hệ thương mại của việt nam với nhật bản giai đoạn 2010 – 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)