III. PHẦN TRẢ LỜI CỦA PHỤ HUYNH (yêu cầu ghi rõ ràng và đầy đủ):
4. Một số tình huống sư phạm trong thực tiễn giáo viên đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
4.1. Các tình huống: Tình huống 1:
Tình huống 1:
Sau khi vào năm học được 3 tuần, thì lớp 10 D1 có em học sinh nữ ln có biểu hiện chán nản khi đến lớp, nằm gục trong các giờ học rất mệt mỏi. Vì đây là thời điểm các em mới chuyển từ môi trường học cấp 2 lên cấp 3 nên tơi nghĩ mình tơn trọng cảm xúc tự nhiên của em để quan sát một thời gian nữa xem sao. Và 1 tuần sau thì phụ huynh của em đã liên hệ gặp tôi với nguyện vọng xin chuyển lớp cho con sang khối A1. Lí do là thấy mình khơng học được mơn Văn, mà trong khi con thích học mơn Vật lý.
Tìm hiểu thêm thì biết việc đăng ký vào khối D là do ý kiến của bố mẹ, và nhất là việc thưởng một chiếc điện thoại di động đắt tiền nếu con theo khối D . Và với mức điểm thi của mình em đã được xếp lớp D1. Tơi đã trực tiếp lên xin chuyển lớp cho em sang khối D . Tuy nhiên sau khi được sự đồng ý của Giám hiệu thì vấp phải sự phản đối từ phía bố của em, ông không đồng ý cho con chuyển lớp chuyển khối vì “tiếc” con đang học ở lớp đầu khá. Mẹ của em gọi điện tâm sự về tình hình gia đình. Mâu thuẫn trong gia đình căng thẳng, em học sinh đó lại càng chán nản vì khơng đạt được nguyện vọng của mình.
Tôi đã gặp em và nói để cho em một tuần suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Em nói với tơi là dù có thế nào đi nữa thì em cũng sẽ chuyển. Tơi đã có cuộc trị chuyện ngắn với em trong giờ sinh hoạt đầu buổi:
- Vì sao em chọn khối D? – Vì mẹ em bắt
- Sao mẹ bắt mà em khơng nói lên ý kiến của mình: - Vì mẹ nói chọn khối D thì mẹ mới cho mua điện thoại mà em thích.
- Vậy là em sẵn sàng đánh đổi ước mơ của mình ngay lập tức để lấy 1 vật dùng mà em có thể có nó bằng cách khác và thời điểm khác? – (Im lặng)
- Em gặp trở ngại với môn Văn? – em học không tiếp thu được
- Nhưng mơn Văn ngồi việc là một trong ba mơn chính thi cuối cấp, nó cịn giúp em nhiều trong cuộc sống ? – em thấy mình khơng học được cơ ạ.
- Em học tốt môn Vật Lý? – em nghĩ là tốt hơn Văn ạ
- Đó là khi em học ở cấp 2 e thấy môn Vật lý khá dễ học với em! - (im lặng) cô cứ chuyển lớp cho em đi ạ.
- Hiện nay vấn đề bắt đầu từ em, đó là để đạt mục đích của mình em sẵn sàng ko cân nhắc gì nhiều, sau đó để đạt mục đích tiếp của mình em sẵn sàng địi hỏi bố mẹ mà khơng nghĩ đến suy nghĩ của bố mẹ hay những vấn đề nảy sinh sau này trong việc học. Cô sẽ đợi e thuyết phục bố mẹ hiểu được nguyện vọng trong học tập của em. Cơ sẽ đợi em nói rằng bố mẹ vui vẻ để em chuyển lớp. Cô muốn em thử đặt mình vào vị trí của bố mẹ nếu em “làm sự đã rồi”, thì khi ấy sẽ như thế nào. Cô không muốn em tiếp tục dùng một hình thức sai lầm này để sửa chữa cho một sai lầm khác.
Đến giờ sinh hoạt lớp thứ 7 tuần đó, em đã lên vui vẻ nói với cơ rằng “Em sẽ khơng chuyển lớp nữa đâu cơ ạ . Vì em đã nhận thấy Vật lý không phải là thế mạnh của em, và em vẫn có thể tiếp thu được mơn Văn nếu như em tập trung học ạ.”
Tôi đã khơng hỏi gì thêm mà đồng ý với lí do đó của em. Dần dần, trong quá trình học đến giờ em đã tích cực và vui vẻ hịa nhập với tập thể lớp hơn.
Kết quả:
Thơng qua việc tìm hiểu học sinh đầu năm bằng phiếu khảo sát kết hợp lí lịch học sinh, giáo viên chủ nhiệm nắm được những nét sơ bộ về các thành viên trong lớp và cũng là tài liệu lưu giữ cả q trình các em học tập để có sự tiếp cận và điều chỉnh, giúp đỡ , hỗ trợ các em tốt hơn. Việc thay đổi cấp học, và cả việc phải xác định khối học ngay từ đầu cấp học đã khiến các em phải suy nghĩ và tự mình ra quyết định hoặc nhờ sự tư vấn của bố mẹ hoặc người thân. Các em đặt ra mục tiêu cho bản thân mình sớm sẽ thuận lợi hơn trong việc lựa chọn hướng đi của mình trong tương lai.
Tình huống 2:
Sau đây là trích đoạn một bức thư của em học sinh nguyên là lớp 10 D1 gửi tới cô giáo chủ nhiệm sau ngày chia tay lớp để chuyển về trường mới. Trong đó, em viết: “…suốt quá trình học tập tại 10D1, em đã học được rất nhiều điều, từ những
cái nhỏ nhặt nhất như lau bàn giáo viên, xếp gọn chổi, đến ăn nên mời các bậc tiền bối trước. Quả là lúc đầu bị nhắc nhở thì khơng thích lắm, nhưng bây giờ những lời dạy đó với em quý giá thật nhiều cơ ạ…”.
Tình huống 3:
Trong quá trình chuẩn bị cho Lễ kỉ niệm 100 năm thành lập trường, các em tham gia làm trại có những mâu thuẫn nảy sinh do những bất đồng quan điểm. Giáo viên chủ nhiệm nhận được tin nhắn từ phía phụ huynh với nội dung con trai của chị đi về nhà nói khơng tham gia làm trại cùng cả lớp nữa do bị bạn lớp phó chỉ trích.
* Thực hiện và Kết quả:
Sau khi nhận tin nhắn của phụ huynh, GVCN đã có tìm hiểu qua một số học sinh khác trong lớp về công việc các em đang thực hiện và trao đổi khéo léo để biết về mối quan hệ hiện tại ở lớp giữa các em. Và sáng sớm hơm sau, GVCN đã vào nhóm lớp trên facebook để viết một chút suy nghĩ của mình với các em. Bởi đó là cảm xúc thật lòng nhất vào đúng thời khắc nhất, mà người GVCN như một người mẹ thấy các con của mình khơng vui, khơng hiểu nhau, bất đồng với nhau, đã không thể để mặc các con của mình. Đây là lúc cần giúp cho các em biết điều chỉnh cảm xúc, tiết chế những hành động cảm tính để vì mục đích chung.
Và buổi học hôm ấy, cô giáo không đề cập thêm bất cứ điều gì. Nhưng kết quả thì nhận được tin nhắn phản hồi tốt từ phía phụ huynh. Buổi chiều hơm đó, các em trở lại vui vẻ cùng làm trại với nhau và cùng vui vẻ trò chuyện khi ở lại trực trại buổi đêm.
Mỗi GVCN có một cách giải quyết tình huống khác nhau, nhưng chỉ bằng cách nói chung như viết thư tâm sự, các em học sinh lớp tơi đã có những thay đổi tích cực trong cách ứng xử với bạn bè, tập thể lớp trở nên gần gũi, đồn kết hơn.
Tình huống 4: GVCN phổ biến kế hoạch của nhà trường yêu cầu các lớp tổ chức
dọn vệ sinh, kiểm tra cơ sở vật chất chuẩn bị tổ chức cắm trại và kỉ niệm 100 năm thành lập trường.
Do trong thời gian này các thầy cơ cũng có nhiều cơng việc cùng phải làm nên GVCN lớp A2 K99 thơng qua nhóm lớp phân cơng lớp trưởng điều hành 4 tổ nhóm.
Học sinh thảo luận và thống nhất cử đại diện nhóm trình bày kế hoạch phân cơng nhiệm vụ và biện pháp thực hiện.
Khi được chủ động làm việc, các em tự giác và có tính trách nhiệm với cơng việc được giao.
Tình huống 5:
Cũng trong thời gian này, lớp D1 k100 Ngồi cơng việc làm trại, các em được giao nhiệm vụ trực tuần trùng vào hai ngày Lễ hội của Kỉ niệm trường. Khối lượng công việc nhiều hơn và thời gian làm việc cũng bắt đầu sớm hơn, dài hơn. Ban cán sự lớp giao nhiệm vụ cụ thể trên nhóm lớp.
Và ngày cắm trại cả lớp thống nhất ăn chung tập thể ở trường. Phụ huynh phụ trách việc đặt ăn cho các em.
Tuy nhiên, để bữa ăn được gọn gàng tươm tất và chu đáo, GVCN đã giao cho các tổ phụ trách. Sau khi Lớp trưởng thơng báo cụ thể, thì Bí thư theo dõi việc thực hiện để có sự góp ý điều chỉnh cho các buổi sau.
- Lớp trưởng phân công trực các buổi ăn tập thể và nhận xét, nhắc nhở của Bí thư
Chính vì sự tin cậy của giáo viên chủ nhiệm khi giao nhiệm vụ nên các em cán bộ lớp có sự chủ động trong cơng việc và vì thế, dù cơng việc trường lớp những ngày đó nhiều và đan xen nhiều nhiệm vụ nhưng các em vẫn cảm thấy khỏe khoắn vui vẻ và nhiệt tình trách nhiệm. Các nhiệm vụ được phân cơng cơng bằng nhất có thể cho mọi thành viên của lớp.
Tình huống 6:
Từ đầu năm học tới nay ở lớp 10 D1 có một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong các giờ học buổi chiều đó là các em khơng lau bảng trước khi vào học. Điều này cơ giáo dạy Tốn đã phản ánh với GVCN và sau đó cũng đã được nhắc nhở chung. Sau 1 lần kiểm tra đột xuất thấy cịn hiện tượng đó nên GVCN đã yêu cầu cả tổ 1 trực nhật lại tuần tiếp theo. Sau đó em tổ trưởng tổ 1 đã nhắn tin cho tơi để giải thích lí do.
Tuy nhiên điều khiến tơi rất suy nghĩ đó là em đã nhấn mạnh sự khác biệt về địa vị xã hội giữa gia đình của em và gia đình một bạn trong lớp người chịu trách nhiệm công việc mà khơng hồn thành để ảnh hưởng cả tổ. “ …Vị thế nhà bạn cao hơn nhà em rất nhiều. Em khơng muốn chỉ vì xích mích nhỏ trên lớp mà ảnh hưởng tới gia đình………..Điều đó tuy nhỏ nhưng nó tổn thương em sâu sắc.”
“ Cơ đã nói rồi, khi làm một công việc gì đó thì điều va chạm là ko tránh khỏi dù mình có cố gắng .Vậy khắc phục làm sao ? Là mình làm việc hết mình . Học tập hết mình . Góp ý thẳng thắn .
Bên cạnh đó cơ muốn em hiểu 1 điều ĐỐI VỚI CÔ MỌI HỌC SINH ĐỀU EQUAL REGARDLESS OF GENDERS. Chỉ thế thơi .
Điều em nói về “ Vị thế” cơ nghĩ là em đã hơi xa quá ở một học sinh . Bởi vì hồn cảnh gia đình bạn có như thế nào thì ko bao giờ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta . Bởi vì ta làm việc, học tập và sinh sống bằng sức mình . Vậy thơi .
Và em có thấy cơ có phân biệt đối xử với học sinh hay ko? Em yên tâm ngày mai khi sinh hoạt lớp cơ sẽ làm việc rạch rịi.
Em ko phải nói gì thêm với bạn . Nhất định ko nói gì thêm nhé . Bạn sai bạn phải sửa. Và bạn thiếu trách nhiệm bạn phải chịu trách nhiệm .
Cô gái bé bỏng của cô. Điềm tĩnh nhé .
Mọi vấn đề đều có thể giải quyết và ta cố gắng giải quyết trong hịa bình .”
Mặc dù vậy, nhưng trong buổi sinh hoạt lớp, tôi đã bất ngờ phê phán em Tổ trưởng. Và ngay lập tức em học sinh vi phạm đã giơ tay xin có ý kiến. Sau khi để cảm xúc của em tổ trưởng lên cao trào, tơi đã để em học sinh vi phạm được nói lên ý kiến của mình. Và thật bất ngờ với cả lớp đó là em đã nhận toàn bộ trách nhiệm về bản thân và thừa nhận mình đã sai khi để ảnh hưởng cả tổ. Và tôi đã hỏi em “ em biết mình sai rứa thì em đã xin lỗi bạn chưa và em có sẵn sàng xin lỗi vì đã nói lời tổn thương bạn không?” . Em nói là “ em có ạ.”. Lúc đó, em Tổ trưởng mới nhận ra
được ý của cô chủ nhiệm.
Tuy nhiên tôi đã mượn một câu thơ của người khác để nói với các em rằng như vậy là các em đã hiểu ra vấn đề và khơng nhất thiết phải nói ra thêm nữa bởi vì các em đã 15 tuổi, đủ lớn để hiểu trách nhiệm của mình với lời mình đã nói rồi.
“ Những điều muốn nói bằng lời
Trách đơi mắt nói hết rồi cịn chi ”
Cuối cùng những xích mích bất hịa được giải quyết và các em hiểu nhau hơn, vui vẻ hòa đồng trở lại.
Tôi nhận thấy được rằng, phải hiểu các em, hiểu tâm lý, tính cách và cả những đặc điểm của lứa tuổi học trị thì người giáo viên mới có thể giải quyết được vấn đề một cách thấu đáo, hợp tình, hợp lý, nhất là không để sự việc đi quá xa dù chỉ bắt nguồn từ khúc mắc nhỏ.