Xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về giữ gìn vệ sinh công cộng (Trang 30)

1.2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng cộng

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng giữ gìn vệ sinh cơng cộng

1.2.1.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng

Xử phạt vi phạm hành chính là một trong những cách thức để thực hiện công tác quản lý nhà nước và duy trì trật tự xã hội, bởi lẽ để xã hội ổn định thì mọi hoạt động phải đi vào nền nếp. Vi phạm hành chính là những vi phạm xảy ra hàng ngày hàng giờ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Do đó, để khắc phục và hạn chế tình trạng vi phạm thì cơng tác xử phạt vi phạm hành chính là vấn đề vơ cùng quan trọng. Đây là biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính cưỡng chế nhà nước được áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì “xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”21.

Với tính chất là một loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về giữ gìn vệ sinh công cộng được quy định tại Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Để làm rõ các vấn đề pháp lý có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng thì trước hết cần đưa ra khái niệm về vấn đề này. Tuy nhiên, tương tự như khái niệm vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng, pháp luật hiện hành cũng không đưa ra khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng.

Về mặt lý luận và thực tiễn, việc đưa ra các khái niệm này là điều cần thiết. Trên cơ sở khái niệm xử phạt vi phạm hành chính và khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng đã được nghiên cứu ở các mục 1.1.2.1 và 1.1.2.2,

tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng. Theo đó, “xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm

về giữ gìn vệ sinh cơng cộng là việc các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và góp phần bảo vệ mơi trường”.

1.2.1.2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng

Thứ nhất, cơ sở pháp lý để xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng là Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Xử phạt vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh công cộng chỉ được tiến hành khi có vi phạm thực tế xảy ra và đây phải là các vi phạm được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Điều đó có nghĩa là các chủ thể có thẩm quyền khơng được xử phạt khi khơng có vi phạm thực tế xảy ra và cũng khơng được tự mình đặt ra các loại vi phạm mới khác với các vi phạm đã được quy định tại Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP22. Với tư duy đó thì khơng thể xử phạt vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng khi hành vi đó khơng được quy định trong Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Đơn cử, theo Nghị định số 73/2010/NĐ-CP thì hành vi “ni gia súc, gia cầm,

động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư” khơng bị xem là vi phạm hành chính về

giữ gìn vệ sinh cơng cộng. Trước tình trạng chăn ni gây mất vệ sinh ở khu dân cư thì Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã quy định hành vi này là vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng. Như vậy, khi Nghị định số 167/2013/NĐ-CP có hiệu lực, chủ thể thực hiện hành vi “nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư” sẽ bị xử phạt với hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến

300.000 đồng. Ngược lại, theo điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP thì hành vi “vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông cơ giới trong thành phố, thị xã

để rơi vãi hoặc không bảo đảm vệ sinh” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về giữ gìn

22 Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên (2017), Bình luận khoa học Luật Xử xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nxb. Hồng Đức, tr. 77.

vệ sinh công cộng. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định số 167/2013/NĐ-CP lại không quy định hành vi này là vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng. Do đó, việc “vận

chuyển phân bằng phương tiện giao thông cơ giới trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không bảo đảm vệ sinh” sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 7

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Tương tự, hành vi “làm nhà vệ sinh không đúng quy

định gây mất vệ sinh chung” cũng không bị xử phạt vi phạm hành chính về giữ gìn vệ

sinh cơng cộng vì Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP không quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Thứ hai, chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh công cộng chủ yếu là cá nhân.

Chủ thể của vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng bao gồm cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, chủ thể chiếm số lượng đa số trong các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh công cộng là cá nhân. Trong các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng quy định tại Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì có những vi phạm chỉ do cá nhân thực hiện. Cụ thể, hành vi “tiểu tiện, đại tiện ở

đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư” (điểm c khoản 1

Điều 7) chỉ có thể do cá nhân thực hiện. Theo điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi “hành vi vi phạm do

người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức, hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Trong khi đó, đa số các vi

phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt thường ngày của cá nhân và gắn liền với ý thức cá nhân trong việc giữ gìn vệ sinh chung chứ khơng phải là hành vi nhân danh hay hoạt động dựa trên sự chỉ đạo, điều hành, phân công của một cơ quan, tổ chức nhất định. Chính vì những lý do này mà vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng do cá nhân thực hiện luôn chiếm số lượng đa số.

Khi tiến hành phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bảo Trinh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh thì bà cho biết mỗi ngày ở Thành phố Hồ Chí Minh phát sinh khoảng 8.900 tấn rác thải sinh hoạt. Trong đó, riêng khu vực cơng cộng phát sinh khoảng 2.300 tấn rác/ ngày và cá nhân là những đối tượng chủ yếu có hành vi vi phạm về giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng như tiểu tiện, đại tiện, xả rác không

đúng nơi quy định. Đặc biệt, những cá nhân thực hiện hoạt động buôn bán hàng rong trên hè phố như xe bán trái cây, đồ ăn nhanh... là các chủ thể thường xuyên có hành vi đổ rác khơng đúng nơi quy định, gây ra tình trạng mất vệ sinh cơng cộng. Ngồi ra, tình trạng người đi đường, khách du lịch, khách vãng lai, người dân trong khu vực xả rác, đổ nước thải... trong quá trình sinh hoạt hằng ngày cũng vô cùng phổ biến23.

Mặc dù cá nhân là chủ thể chủ yếu thực hiện các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng, tuy nhiên tổ chức có thể trở thành chủ thể của các vi phạm này trong một số trường hợp như “không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung” (điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP). Có thể thấy rằng, trong trường hợp này thì trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc giữ gìn vệ sinh cơng cộng, cụ thể là việc quét dọn rác, khai thông cống rãnh xung quanh cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại... thuộc về cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh trại đó chứ khơng phải là trách nhiệm của bất kỳ cá nhân nào trong tổ chức đó. Do vậy, tổ chức phải là chủ thể chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Ngồi ra, hành vi “nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư” (điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP)

cũng có thể do tổ chức thực hiện. Khi tiến hành phỏng vấn ông Lê Quốc Khanh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh thì ơng cho biết trên địa bàn xã Phước Kiển có khoảng 21 cơ sở chăn ni gia súc (chăn ni lợn và bị) dưới hình thức doanh nghiệp. Trong năm 2018, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử phạt 06 doanh nghiệp chăn nuôi gây mất vệ sinh chung theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP “nuôi gia súc, gia cầm, động

vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư” 24.

Thứ ba, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng chỉ áp dụng hình thức phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu

23 Phụ lục 2, Phiếu phỏng vấn chuyên gia Nguyễn Thị Bảo Trinh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

24 Phụ lục 2, Phiếu phỏng vấn chuyên gia Lê Quốc Khanh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

quả. Nói cách khác, vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng khơng bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.

Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, tình hình diễn biến của vi phạm hành chính trên thực tế mà pháp luật hành chính cho phép chủ thể có thẩm quyền áp dụng nhiều hình thức xử phạt khác nhau, bao gồm hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Đối với các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì chủ thể có thẩm quyền chỉ áp dụng hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền mà không đồng thời áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục xuất).

Việc quy định các hình thức xử phạt bổ sung là nhằm thực hiện chức năng hỗ trợ cho hình thức xử phạt chính, là biện pháp pháp lý để giúp cho việc xử phạt được chính xác, đồng thời giúp các cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm loại bỏ những điều kiện mà cá nhân, tổ chức vi phạm có thể sử dụng để tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm25. Đa số các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng là những vi phạm có tính chất đơn giản do xuất phát chủ yếu từ hoạt động sản xuất, nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của con người. Do đó, theo Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì chỉ cần áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền là đã đủ yếu tố răn đe mà khơng nhất thiết phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.

Bên cạnh hình thức phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền thì các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm hại, khắc phục những thiệt hại xấu do vi phạm hành chính gây ra. Cụ thể, đối với các vi phạm này, cá nhân, tổ chức sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là “buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường” và “buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu”.

25 Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên (2017), Bình luận khoa học Luật Xử xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nxb. Hồng Đức, tr. 229.

1.2.2. Mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng sinh cơng cộng

Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường sống chung của cộng đồng.

Vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng là một loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Các vi phạm liên quan đến giữ gìn vệ sinh cơng cộng đã phá vỡ trật tự xã hội vốn có, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của mọi người. Chính vì lẽ đó, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này có mục đích khơi phục lại trật tự xã hội, đưa mọi sinh hoạt của người dân vào nền nếp dựa trên khuôn khổ của pháp luật. Nếu như khơng có sự can thiệp của pháp luật thì “những nơi khơng của riêng ai” sẽ khơng được giữ gìn vệ sinh. Từ đó, tình trạng xả rác, tiểu tiện không đúng nơi quy định, để gia súc, gia cầm phóng uế gây ơ nhiễm mơi trường... sẽ ngày càng gia tăng.

Việc xử phạt càng nghiêm ngặt, chặt chẽ, tính răn đe càng cao thì càng hạn chế được vi phạm xảy ra, góp phần bảo vệ sự bình n trong xã hội. Mặt khác, một điều khơng thể phủ nhận rằng, vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng khơng chỉ phá vỡ an ninh, trật tự xã hội mà cịn gây ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy, việc xử phạt các chủ thể vi phạm cũng nhằm mục đích khắc phục tình trạng ơ nhiễm, bảo vệ mơi trường sống, giữ gìn vẻ mỹ quan của khu dân cư, đơ thị, ngăn ngừa sự hình thành, lây lan của các dịch bệnh nguy hại cho con người.

Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng có mục đích trừng phạt đối với người vi phạm.

Các chủ thể thực hiện vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh công cộng phải chịu những chế tài nhất định. Đó chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu do vi phạm hành chính của mình gây ra. Sự trừng phạt của pháp luật đối với người vi phạm góp phần tạo ra tính cơng bằng trong xã hội bởi lẽ khi vơ tình hoặc cố ý gây ra những tổn thất cho xã hội thì bằng những cách thức khác nhau chủ thể vi phạm phải bù đắp lại tổn thất đó bằng chính lợi ích vật chất của mình.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về giữ gìn vệ sinh công cộng (Trang 30)