Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về giữ gìn vệ sinh công cộng (Trang 60 - 63)

2.1 Tình hình vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh công cộng và nguyên nhân

2.2.1.Những mặt tích cực

Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng trong thời gian qua đã có những tiến bộ đáng kể. Sự tiến bộ này không chỉ thể hiện trong các quy định riêng, đặc thù của xử phạt vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng mà cịn được thể hiện trong các quy định mang tính nguyên tắc của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung.

Hiện nay, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP là văn bản trực tiếp quy định việc xử phạt các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng. Như đã phân tích ở phần 1.1.3, so với Nghị định số 73/2010/NĐ-CP, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thể hiện sự tiến bộ hơn khi có những sửa đổi, bổ sung liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng. Cụ thể, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã bổ sung thêm một vi phạm hoàn toàn mới về giữ gìn vệ sinh cơng cộng là “nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư” (điểm e khoản 1 Điều 7). Điểm a khoản

2 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã cụ thể hóa hơn hành vi “ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác”. Bên cạnh đó, bằng cách ghi nhận thêm cụm từ “trên vỉa hè, lòng đường” tại điểm c khoản 2 Điều 7 thì Nghị định số 167/2013/NĐ-

CP đã mở rộng địa điểm mà chủ thể khi thực hiện hành vi đổ rác, chất thải sẽ bị xử phạt. Ngoài ra, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã sửa đổi hành vi được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP là “lấy, vận chuyển phân bằng

phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không bảo đảm vệ sinh” thành “lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không bảo đảm vệ sinh” (điểm đ khoản 1 Điều

7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP). Cụm từ “rác, chất thải” ở Nghị định số

48 Phụ lục 2, Phiếu phỏng vấn chuyên gia Nguyễn Thị Bảo Trinh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

167/2013/NĐ-CP mang tính bao quát, đầy đủ hơn so với với từ “phân” trong Nghị

định số 73/2010/NĐ-CP.

Với sự thay đổi này, có thể thấy rằng, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã thể hiện sự bao quát, toàn diện hơn trong cách quy định, mở rộng một cách hợp lý phạm vi các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng, từ đó tạo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt, tránh bỏ sót vi phạm.

Đồng thời, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP cũng đã thể hiện được tính răn đe, trừng phạt nghiêm khắc hơn khi quy định tăng mức tiền phạt đối với tất cả các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh công cộng so với Nghị định số 73/2010/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 9 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP chia ra 04 khung tiền phạt là: từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng; từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng; từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng; từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Như vậy, mức tiền phạt cao nhất đối với các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng cũng chỉ tối đa là 1.000.000 đồng. Trong khi đó, theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh công cộng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng hoặc 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy từng hành vi vi phạm. Sự gia tăng mức tiền phạt đối với các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh công cộng là rất hợp lý, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội và sự nâng cao mức sống cũng như thu nhập của người dân. Mức tiền phạt mới này có khả năng tác động vào lợi ích kinh tế của chủ thể để họ ý thức và trách nhiệm hơn trong việc thực hiện hành vi của mình.

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã khắc phục được bất cập trong cách thức quy định về mức tiền phạt đối với các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng trong Nghị định số 73/2010/NĐ-CP. Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi “đổ chất thải,

chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác”. Có thể thấy rằng, đây là vi phạm có cấu thành vật

chất. Điều đó có nghĩa là trong mặt khách quan của vi phạm phải có hành vi “đổ chất

thải, chất bẩn hoặc các chất khác” và hậu quả là “làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác” thì mới đủ dấu hiệu cấu thành vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng. Hậu quả của vi phạm này chỉ hướng đến cá nhân, tổ chức nhất định chứ không gây mất vệ sinh chung như nhiều vi phạm

khác tại Điều 9 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, khơng hiểu vì lý do gì mà Nghị định số 73/2010/NĐ-CP lại thiết kế khung tiền phạt cao nhất đối với hành vi này (500.000 đồng đến 1.000.000 đồng). Trong khi đó, nhiều vi phạm nguy hiểm hơn như

“đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung” (điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP) hay “vứt rác, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi cơng cộng, chỗ có vịi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh” (điểm c khoản

2 Điều 9 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP) lại có mức tiền phạt thấp hơn rất nhiều. Có thể thấy, những vi phạm trên gây hậu quả lớn hơn, ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng hơn so với hành vi “đổ chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà

ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác”. Thế nhưng mức

tiền phạt lại thấp hơn. Đây là một sự bất hợp lý cần được khắc phục. Khi thay thế Nghị định số 73/2010/NĐ-CP, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã thể hiện sự tiến bộ và hợp lý hơn khi không tách riêng hành vi “đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác” thành một khoản riêng biệt với khung tiền phạt cao nhất mà hành vi này được

quy định chung một nhóm với các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng khác tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này. Điều này thể hiện sự nhận thức đúng đắn về hậu quả cũng như tính nguy hiểm của cho xã hội của hành vi “đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác” trong mối tương quan với các vi phạm hành chính

về giữ gìn vệ sinh cơng cộng khác được quy định tại Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Như vậy, sự thay đổi tích cực của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng đã đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành49. Các quy định tiến bộ này cũng là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử phạt kịp

49 Cao Vũ Minh (2014), “Những điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 trong việc bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 13.

thời đối với các vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng khi mà các vi phạm này ngày càng có những biểu hiện đa dạng, phức tạp.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về giữ gìn vệ sinh công cộng (Trang 60 - 63)