2.3. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ
2.3.2. Những hạn chế và giải pháp hoàn thiện
Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng trong thời gian qua bên cạnh những mặt tích cực vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần được khắc phục.
Thứ nhất, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng được thực hiện bởi chủ thể khơng có thẩm quyền vẫn cịn khá phổ biến.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ chỉ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 400.000 đồng đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng. Từ quy định này dẫn đến cách hiểu là chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ có quyền xử phạt đối với mọi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-
CP. Tuy nhiên, như đã trình bày, các vi phạm nêu tại điểm b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP bên cạnh bị áp dụng các hình thức xử phạt cịn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng
ơ nhiễm mơi trường”. Trong khi đó, chiến sĩ cơng an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ
khơng có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường”. Vì vậy, chiến sĩ công an nhân dân
đang thi hành nhiệm vụ khơng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm nêu tại điểm b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng chiến sĩ cơng an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm nêu tại điểm b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP vẫn diễn ra phổ biến.
Ví dụ, ngày 09/09/2019, ơng Nguyễn Hồng Phong - chiến sĩ cơng an đang thi hành nhiệm vụ thuộc lực lượng công an huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 001423/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt khơng lập biên bản đối với ông Lê Văn Hùng về hành vi “vận chuyển rác
bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thị xã không bảo đảm vệ sinh” tại hẻm 2279
khu phố 7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ chí Minh. Căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử phạt ơng Lê Văn Hùng mức tiền phạt là 200.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm không bị áp dụng bất kỳ biện pháp khắc phục hậu quả nào khác.
Theo quy định pháp luật, chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ khơng có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “buộc thực hiện biện pháp khắc phục
tình trạng ơ nhiễm mơi trường”. Do đó, chiến sĩ cơng an đang thi hành nhiệm vụ khơng có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Việc chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ xử phạt ông Lê Văn Hùng là không đúng thẩm quyền.
Từ hạn chế trên, tác giả kiến nghị, các chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ chặt chẽ quy định về thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, chỉ có Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, các chức danh từ Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất trở lên mới có quyền xử phạt các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng mà có áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả. Do đó, việc chiến sĩ cơng an đang thi hành nhiệm vụ, thậm chí là Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ tiến hành xử phạt các về giữ gìn vệ sinh cơng cộng mà có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là không đúng thẩm quyền. Việc xử phạt khơng đúng thẩm quyền có thể bị khiếu nại hoặc khởi kiện dẫn đến bị hủy quyết định xử phạt.
Thứ hai, một số trường hợp chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng chưa áp dụng đúng cơ sở pháp lý để xử phạt.
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xử phạt phải viện dẫn đúng cơ sở pháp lý. Nói cách khác, hành vi vi phạm như thế nào phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Khi xử phạt, người có thẩm quyền phải viện dẫn đúng cơ sở pháp lý có mơ tả chi tiết về hành vi vi phạm để áp dụng đúng các hình thức xử phạt cũng như mức tiền phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, có trường hợp chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng chưa áp dụng đúng cơ sở pháp lý để xử phạt.
Ví dụ, ngày 06/8/2015, Trưởng cơng an xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chăn nuôi Năm Tánh để gia súc, gia cầm phóng uế ở nơi cơng cộng. Trên cơ sở đó, Trưởng cơng an xã An Định đã lập Biên bản vi phạm hành chính số 02/BB-VPHC. Ngày 12/08/2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Định, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre ban hành Quyết định số 56/QĐ-XPVPHC xử phạt Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chăn nuôi Năm Tánh với số tiền là 400.000 đồng. Đồng thời, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chăn ni Năm Tánh cịn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc
thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường”. Tuy nhiên, thay vì căn
cứ cứ vào điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, Quyết định số 56/QĐ-XPVPHC lại căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ- CP. Theo tác giả, Quyết định số 56/QĐ-XPVPHC đã không viện dẫn đúng cơ sở pháp lý bởi điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP là xử phạt đối với hành vi
“tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư”.
Vi phạm này thiết nghĩ chỉ áp dụng đối với con người chứ không áp dụng đối với gia súc, gia cầm. Tuy mức tiền phạt áp dụng trong trường hợp này là chính xác nhưng việc
viện dẫn cơ sơ pháp lý khơng chính xác có thể dẫn đến tính bất hợp lý, thậm chí bất hợp pháp của quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Từ hạn chế trên, tác giả kiến nghị, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng cần xác định chính xác cơ sở pháp lý của việc xử phạt để từ đó áp dụng chính xác pháp luật. Nếu không tuân thủ yêu cầu này thì người có thẩm quyền đã vi phạm các nguyên tắc xử phạt được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP).
Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng chưa chú trọng đến các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng.
Nhằm bảo đảm việc xử phạt các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng chính xác, khách quan, phù hợp với thực tiễn thì cần quan tâm đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc xử phạt vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng của người có thẩm quyền vẫn chưa chú trọng đến việc áp dụng các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ. Nhiều quyết định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng áp dụng mức tiền phạt dưới mức trung bình hay trên mức trung bình đối với chủ thể vi phạm nhưng khơng ghi rõ áp dụng tình tiết giảm nhẹ hay tình tiết tăng nặng nào. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến tính nghiêm mình của pháp luật.
Ví dụ, ngày 06/07/2019, ơng Nguyễn Minh Thiện - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Bình Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 370/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt khơng lập biên bản đối với ông Trương Văn Thanh (thường trú tại đường số 6, phường Bình Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) về hành vi đổ nước chảy ra lòng đường tại địa điểm số 47 đường Lý Phục Man. Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ- CP, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Bình Thuận đã xử phạt ơng Thanh số tiền là 150.000 đồng.
Một ví dụ khác, ngày 09/05/2019, ông Trần Quang Quỳnh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tân Thuận Tây, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 27/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản đối với ơng Lê Hồng Minh Nhật (thường trú tại số 23 đường số
3J, khu phố 5, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) về hành vi đổ nước, để nước chảy ra khu tập thể, lịng đường, vỉa hè, nơi cơng cộng làm mất vệ sinh chung. Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tân Thuận Tây đã quyết định xử phạt ơng Lê Hồng Minh Nhật số tiền là 150.000 đồng.
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì mức tiền phạt cụ thể đối với một vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh cơng cộng là mức trung bình chung của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng khơng được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt57. Đối với hai trường hợp vi phạm vừa nêu trong Quyết định số 370/QĐ- XPVPHC của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Bình Thuận và Quyết định số 27/QĐ-XPVPHC của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tân Thuận Tây đều khơng ghi nhận bất cứ một tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ nào của chủ thể vi phạm. Do đó, mức tiền phạt cụ thể trong các trường hợp này phải là 200.000 đồng (mức tiền phạt trung bình đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP). Việc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Bình Thuận và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tân Thuận Tây, Quận 7 xử phạt số tiền 150.000 đồng thấp hơn mức trung bình của khung tiền phạt mà khơng ghi vào quyết định xử phạt bất kỳ tình tiết giảm nhẹ nào là khơng đúng pháp luật. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì việc ghi rõ các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ là mang tính bắt buộc trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính58.
Từ hạn chế trên, tác giả kiến nghị, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng cần tuân thủ nghiêm minh việc áp dụng các tình tiết tăng nặng và các tình tiết giảm nhẹ được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cụ thể, đối với những vi phạm có tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ thì chủ thể xử phạt cần ghi rõ các tình tiết này trong quyết định
57 Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
58 Mẫu Quyết định số 02 (MQĐ02) trong phụ lục một số biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.
xử phạt để từ đó quyết định mức tiền phạt cho phù hợp. Việc khơng thể hiện chính xác các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong quyết định xử phạt hành chính có thể là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tuyên hủy quyết định xử phạt này.
Thứ tư, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng vẫn chưa được thực hiện nghiêm minh.
Theo quy định thì khi xử phạt các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng, người có thẩm quyền bên cạnh việc áp dụng các hình thức xử phạt, cịn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều vi phạm liên quan đến giữ gìn vệ sinh cơng cộng chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt mà khơng đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Ví dụ, ngày 06/07/2019, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Bình Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 370/QĐ-XPVPHC xử phạt ông Trương Văn Thanh về hành vi đổ nước chảy ra đường tại địa điểm số 49 đường Lý Phục Man, phường Bình Thuận, Quận 7. Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Bình Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã xử phạt ông Trương Văn Thanh số tiền 150.000 đồng. Ngồi mức tiền phạt 150.000 đồng, ơng Trương Văn Thanh không bị áp dụng bất cứ một biện pháp khắc phục hậu quả nào khác.
Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì hành vi “đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung”
ngoài bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng còn bị áp dụng biện pháp “buộc
thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm môi trường”. Tuy nhiên, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Bình Thuận đã khơng áp dụng biện pháp “buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm môi trường”. Như vậy, việc xử
phạt trong trường hợp này đã không bảo đảm nguyên tắc “mọi hậu quả do vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh công công gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”. Trên thực tế, hậu quả do vi phạm gây ra cũng không được khắc phục một cách triệt để, kịp thời.
Từ hạn chế trên, tác giả kiến nghị chủ thể có thẩm quyền cần áp dụng nghiêm minh, đúng pháp luật các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt các vi phạm về giữ
gìn vệ sinh cơng cộng được quy định trong khoản 3 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ- CP. Đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh cơng cộng mà Nghị định số 167/2013/NĐ- CP quy định phải đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền phải áp dụng cả hình thức xử phạt lẫn biện pháp khắc phục hậu quả. Nếu người có thẩm quyền chỉ áp dụng thức hình thức xử phạt chính mà khơng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì cũng khơng thực hiện đúng quy định pháp luật. Đồng thời, cần thiết lập thanh tra, kiểm tra công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này nhằm phát hiện các sai phạm của người có thẩm quyền xử phạt để xử lý nghiêm minh. Điều này sẽ loại trừ việc áp dụng chế tài xử phạt một cách tùy tiện của người có thẩm