địa bàn Tp Hồ Chí Minh
2.2. Thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tổ
2.2.1. Những mặt tích cực
Như đã trình bày tại Chương 1, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) dành ra Điều 15 để quy định vi phạm hành chính về tổ chức thi cơng cơng trình khơng có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng. Tại Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), nhà làm luật đã dành ra năm khoản để quy định về hành vi vi phạm và chế tài xử phạt. Trong năm khoản thì có ba khoản quy định về hành vi tổ chức thi cơng cơng trình sai nội dung giấy phép xây dựng (khoản 2, khoản 4) và khơng có giấy phép (khoản 5). Ngồi ra, Chính phủ còn quy định hai khoản (khoản 8, khoản 9) để xử phạt đối với hành vi tổ chức thi cơng cơng trình khơng có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng đã bị lập biên bản vi phạm mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm và tổ chức thi cơng cơng trình khơng có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng đã bị xử phạt mà cịn tái phạm.
Về hình thức xử phạt, Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (được sửa đổi,
bổ sung năm 2020) chỉ quy định duy nhất một hình thức xử phạt chính áp dụng đối với hành vi tổ chức thi cơng cơng trình khơng có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng là phạt tiền. Phạt tiền là hình thức xử phạt tước của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính một khoản tiền nhất định để sung công quỹ nhà nước. Trong các
hình thức xử phạt, hình thức phạt tiền được quy định phổ biến nhất vì phạt tiền có nhiều mức phạt, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của các vi phạm hành chính. Nói cách khác, đây là hình thức xử phạt gây thiệt hại trực tiếp đến lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nên có hiệu quả cao trong phịng, chống vi phạm hành chính74.
Mục đích chính của các chủ thể thực hiện vi phạm hành chính về tổ chức thi cơng cơng trình khơng có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng là không muốn tiêu tốn nhiều tiền của vào việc tìm kiếm nơi cư trú, nơi kinh doanh hợp pháp. Do đó, mục đích của vi phạm này hướng đến lợi nhuận. Chính vì vậy, hình thức phạt tiền đánh trực tiếp vào lợi ích của các chủ thể tổ chức thi cơng cơng trình khơng có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng có tác dụng trong việc đấu tranh phịng ngừa các vi phạm hành chính.
Một điểm rất tiến bộ của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) là đã có sự phân hóa mức tiền phạt theo tính chất, mức độ vi phạm của hành vi tổ chức thi cơng cơng trình khơng có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng. Điều này phù hợp với nguyên tắc “việc xử phạt vi phạm hành chính phải
căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng”75. Chẳng hạn, khoản 2 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định mức tiền phạt đối với hành vi hành vi tổ
chức thi cơng xây dựng cơng trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo.
Theo đó, nếu đối tượng là nhà ở riêng lẻ tại đơ thị thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; nếu đối tượng là nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình xây dựng khác khơng thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; nếu đối tượng là nhà ở riêng lẻ có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đối với hành vi tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình sai nội
dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới
(khoản 4) và tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình khơng có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng (khoản 5) thì Nghị định số 139/2017/NĐ-
74 Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên (2017), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 137.
CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) cũng quy định mức tiền phạt phân hóa theo tính chất, mức độ vi phạm.
Một điểm tiến bộ cần ghi nhận là khoản 8 và khoản 9 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã có những quy định hợp lý về chế tài xử phạt đối với hành vi có tính chất, mức độ vi phạm cao hơn trong lĩnh vực trật tự xây dựng. Theo đó, khoản 8 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định mức tiền phạt khá nặng, tối đa lên đến 175.000.000 đồng đối với cá nhân (355.000.000 đồng đối với tổ chức) trong trường hợp tổ chức thi cơng cơng trình khơng có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Tương tự, khoản 9 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định mức tiền phạt rất nặng, tối đa lên đến 500.000.000 đồng đối với cá nhân (1.000.000.000 đồng đối với tổ chức) trong trường hợp tổ chức thi cơng cơng trình khơng có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng đã bị xử phạt mà vẫn tái phạm.
Về các biện pháp khắc phục hậu quả, khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định hành vi tổ chức thi cơng cơng trình khơng có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng vi phạm”. Biện pháp này tỏ ra rất hữu hiệu trong việc khơi phục lại tình trạng
ban đầu mà vi phạm đã gây ra, đã làm thay đổi, hoặc khơi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm hại.