Thực tiễn định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại thành phố Hồ

Một phần của tài liệu Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 29 - 34)

Chí Minh

Tính mạng, sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người, bảo vệ tính mạng, sức khỏe là quyền bất khả xâm phạm của công dân. Mặc dù được pháp luật quy định cụ thể và áp dụng những biện pháp chế tài tương xứng với các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người. Tuy nhiên, tình hình tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vẫn đang có những diễn biến phức tạp.

Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tình hình tội phạm trên địa bàn xảy ra các vụ xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người diễn biến khá phức tạp: số vụ phạm tội có xu hướng ngày càng tăng về số vụ và số đối tượng, tội phạm ngày càng trẻ hóa, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong đó, có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng có xu hướng tăng, giảm khơng theo quy luật, nhưng nhìn chung ngày càng tăng. Được thể hiện cụ thể dưới bảng thống kê sau:

Bảng 2.1. Tổng số vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ năm 2016 đến năm 2020

Năm Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số Số vụ án Số bị cáo vụ án bị cáo vụ án bị cáo phạm tội cố ý phạm tội cố XP tính phạm tội XP phạm gây thương ý gây

mạng, XP tính tội XP tích hoặc gây thương tích sức tính mạng, tính tổn hại cho hoặc gây tổn khỏe, mạng, sức sức mạng, sức khỏe của hại cho sức

nhân khỏe, khỏe, sức người khác khỏe của phẩm, nhân của con khỏe, trong trạng người khác danh dự phẩm, người của con thái tinh thần trong trạng của con danh dự (Số vụ) người bị kích động thái tinh

người của con (Bị cáo) mạnh thần bị kích (Số vụ) người (Số vụ) động mạnh (Bị cáo) (Bị cáo) 2016 939 1.047 419 543 59 87 2017 745 952 312 368 65 72 2018 833 936 343 397 43 66 2019 741 854 296 342 71 94 2020 943 998 411 421 83 108 Tổng 4.201 4.787 1.781 2.071 321 427

(Nguồn: Báo cáo của TAND thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 – 2020)

Qua số thống kê tại bảng 2.1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là loại tội phạm được xét xử sơ thẩm chiếm tỷ lệ thấp trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, bình quân chiếm 0,08 %/năm. Với bảng phân tích trên cho thấy, bình qn số bị cáo bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số các bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (chiếm 0,9

%/năm). Theo tỷ lệ trên, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 12 trong nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nếu xét về số vụ cũng như số bị cáo phạm tội.

Khi so với nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người thì tội phạm này được xét xử sơ thẩm chiếm tỷ lệ thấp trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người, bình qn chiếm 0,18 %/năm. Trong đó, số bị cáo bị xét xử về tội phạm này, bình qn chiếm 0,21%/năm, do có tỷ lệ bình qn chiếm thấp nên chỉ xếp ở vị trí thứ 7 trong nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.

Bảng 2.2. Số vụ án bị xét xử phúc thẩm về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và số vụ án bị xét xử phúc thẩm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ năm 2016 - 2020

Năm Số vụ án bị xét xử phúc thẩm về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh

dự của con người (Số vụ) Số vụ án bị xét xử phúc thẩm về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người (Số vụ) Số vụ án bị xét xử phúc thẩm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Số vụ) 2016 117 76 12 2017 128 84 14 2018 122 53 11 2019 145 48 16 2020 129 64 14 Tổng 641 325 67

(Nguồn: Báo cáo của TAND thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 – 2020)

Qua số liệu thống kê tại bảng phụ lục 2.2. cho thấy, số vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được xét xửphúc thẩm chiếm tỷ lệ thấp, bình quân chiểm 10,4%/năm trong tổng số các vụ án bị xét xử phúc thẩm về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, danh dự của con người. So với tổng số các vụ án bị xét xử phúc thẩm về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người bình quân chiếm tỷ lệ trung bình 21 %/năm.

Bảng 2.3. Kết quả xét xử phúc thẩm các vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Năm Số vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh Y án (Số vụ) Án sửa (Số vụ) Án hủy (Số vụ) 2016 12 08 03 01 2017 14 10 02 02 2018 11 09 01 01 2019 16 12 03 01 2020 14 11 02 01 Tổng 67 50 11 06

(Nguồn: Báo cáo của TAND thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 – 2020)

Kết quả xét xử phúc thẩm được thể hiện cụ thể tại bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ án hủy chiếm 8,4%, án sửa chiếm 17%, y án chiếm 74,6 %. Như vậy tỷ lệ án bị hủy, bị sửa chiếm tỷ lệ

thấp.

Trong số các vụ án xét xử về các tội xâm phạm sức khỏe của người khác mà TAND thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử đều đảm bảo được xét xử kịp thờì, nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đảm bảo đúng người, đúng tội. Kết quả tích cực này được thể hiện trong hoạt động định tội danh. Trong hoạt động định tội danh, với việc nhận thức đúng bản chất, áp dụng chính xác các yếu tố cấu thành tội phạm và nguyên tắc xác định tội danh trong vụ án hình sự, đảm bảo sự thống nhất về quy trình, yêu cầu, mục đích, ý nghĩa của hoạt động định tội danh và đánh giá đúng tính chất của hành vi mà các bị cáo thực hiện trên thực tế, cũng như những tình tiết khác có liên quan đến vụ

án nên khi xét xử, TAND thành phố Hồ Chí Minh ln lựa chọn đúng tội danh để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, xét xử đúng người, đúng tội và việc không để xảy ra nhầm lẫn giữa tội phạm này với tội phạm khác trong trường hợp có nhiều bị cáo trong một vụ án nhưng thực hiện những hành vi phạm tội khác nhau. Cụ thể:

Vụ án: Tại bản án số 140/2016/HSST ngày 06/5/2016, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bố bị cáo Võ Văn Tài phạm tội: “Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.

Nội dung vụ án: Do mâu thuẫn trong kinh doanh vào khoảng 20 giờ ngày 14/6/2015, tại quán bán đồ ăn của anh Võ Văn Tài thuộc khu phố 6, phường 12, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Trọng Hùng đã có hành vi lấy dép ném vào mâm cơm mà vợ, chồng Tài đang ăn. Sau đó lấy chiếc ghế nhựa đánh trúng mặt chị Hằng (vợ anh Tài). Chị Hằng bỏ chạy, Hùng tiếp tục nhặt 01 chiếc bát tô sành ném theo chị Hằng. Chứng kiến toàn bộ sự việc, Tài tức giận đã chạy xuống phòng bếp lấy 01 con dao chặt xương chém vào vùng sườn, cổ, tay trái của Hùng gây thương tích cho Hùng với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 41% (theo kết luận giám định pháp y). Với tình tiết nêu trên, TAND thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố bị cáo Võ Văn Tài phạm tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 điều 105 BLHS năm 1999. TAND thành phố Hồ Chí Minh tuyên bị cáo Tài phạm tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 điều 105 BLHS năm 1999 cũng cùng quan điểm với tội danh mà Việt kiểm sát nhân dân quận Phú Nhuận truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử bị cáo Tài về tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Có ý kiến cho rằng: Hành vi của bị cáo Tài đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104 BLHS năm 1999. Bởi vì: căn cứ vào nội dung biên bản ghi lời khai của người bị hại (ông Hùng) và các chứng cứkhác được lưu trong hồ sơ vụ án. Cho thấy, ơng Hùng chưa gây thương tích cho chị Hằng (vợ Tài) và cũng chưa xâm phạm thân thể của bị cáo Tài, do vậy hành vi của ông Hùng chưa đủ làm cho Tài lâm vào tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và Tài vẫn có đủ thời gian để lựa chọn cách xử xự khác phù hợp với

pháp luật. Hành vi của Tài dùng dao gây thương tích đến cùng cho ơng Hùng là có tính chất cơn đồ, nhằm vào những vùng trọng yếu của cơ thể con người, có thể gây ra hậu quả làm chết người.

Cịn có ý kiến khác cho rằng: Hành vi của bị cáo Tài không đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104 BLHS năm 1999. Bởi lý do sau: Hành vi của Tài sử dụng dao gây thương tích cho ơng Hùng có tính chất con đồ là khơng phù hợp vì ơng Hùng đã có hành vi đập phá, hất đổ mâm cơm mà vợ chồng Tài đang ngồi ăn và đánh vợ của Tài nên làm cho Tài bị kích động mạnh về tinh thần dẫn đến khơng kiểm sốt, điều khiển được hành vi của mình nên đã sử dụng con dao chém gây thương tích cho ơng Hùng. Do vậy, Tài phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 105 BLHS năm 1999.

Đối với vụ án trên, tác giả đồng quan điểm với ý kiến thứ hai, Võ Văn Tài phạm tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 Điều 105 BLHS năm 1999. Vì: dựa vào nội dung vụ án và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Dấu hiệu định tội của tội phạm này là hành vi khách quan của người phạm tội thực hiện gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, nguyên nhân Tài đã thực hiện hành vi này là do có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của ông Hùng đối với Tài hoặc chị Hằng (vợ Tài) và thỏa mãn dấu hiệu hậu quả với kết quả giám định pháp y với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 41%. Như vậy, thỏa mãn đầy đủ các dấuhiệu pháp lý đặc trưng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Và đơn cử một vụ án khác: Tại bản án số 01/2017/HS-ST ngày 12/01/2017 của TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử các bị cáo: Đinh Thế Hải về tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999; Nguyễn Văn Ban và Trần Văn Bình về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 104 BLHS năm 1999 và tội gây rối trật tự công cộng quy định tại khoản 1 Điều 245 BLHS năm 1999. Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tịa, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở nhận định: Khoảng 23 giờ ngày 26/10/2016, tại cửa hàng vật liệu xây dựng Bình Minh thuộc phường Hiệp Bình Chánh, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, đã xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau giữa các bị cáo Đinh Thế Hải, Nguyễn Văn Ban, Trần Văn Bình với các bị cáo là Hồng Văn Hiệp, Hồng Văn Hóa. Sau khi ơng Hiệp dùng mũ bảo hiểm xe máy đánh vào đầu, bị cáo Hải đã lấy con dao thái lan đâm ơng Hồng Văn Hiệp 02 nhát vào người làm ông Hiệp tử vong. Bị cáo Ban và bị cáo Bình dùng tuýp sắt hị la, đuổi đánh Hồng Văn Hóa gây náo loạn tại khu vực gây án. Khi đuổi kịp Hồng Văn Hóa, bị cáo Ban đã dùng tuýp sắt đánh trúng vào mũi Hóa, gây tỷ lệ tổn thương cơ thể là 12%. Trong vụ án này hành vi của các bị báo đã trực tiếp xâm phạm đến an

tồn, trật tự cơng cộng, gây hậu quả cho tính mạng, sức khỏe của con người. Tuy nhiên, giữa các bị cáo khơng có sự bàn bạc, thỏa thuận thống nhất ý chí trước khi thực hiện hành vi phạm tội, nên các bị cáo chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà bị cáo trực tiếp thực hiện và hậu quả do chính hành vi của các bị cáo gây ra.

Có ý kiến cho rằng: Hành vi của Hải đủ yếu tố cấu thành tội giết người theo điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999, có tình tiết tăng nặng hình phạt là “phạm tội có tính chất

cơn đồ”.

Quan điểm khác cho rằng: Hải phạm tội “có tính chất cơn đồ” theo điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 là chưa phù hợp, thiếu khách quan, bởi Hải không cố ý định tước đoạt tính mạng của ơng Hiệp, tuy cầm dao nhưng bị cáo Hải chỉ đâm ông Hiệp khi bị ông Hiệp dùng mũ bảo hiểm đánh trúng vào trán. Khi ông Hiệp dùng mũ bảo hiểm đánh tiếp, bị cáo Hải lùi lại và vấp ngã, do ông Hiệp tiếp tục xông vào đánh thì Hải mới dùng dao tự vệ và đâm nhát thứ hai đã trúng ngực ông Hiệp dẫn tới hậu quả làm chết người. Cho nên, Hải thỏa mãn tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 của BLHS năm 1999.

Đối với vụ án trên, tác giả đồng quan điểm với ý kiến thứ hai, Đinh Thế Hải phạm tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999, có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đó là phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra.

2.2.Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gâytổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại

Một phần của tài liệu Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w