Một là: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
tình trạng tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 BLHS) cần phải được sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:
* Về các dấu hiệu pháp lý
BLHS năm 2015 ban hành với lần sửa đổi, bổ sung năm 2017, cũng đã sửa đổi, bổ sung những bất cập, hạn chế cơ bản và một số sai sót về kỹ thuật lập pháp, nhưng qua mấy năm sử dụng cũng không tránh khỏi vẫn cịn một số vướng mắc, khó khăn nhất định. Đối
chiếu quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh giữa BLHS năm 2015 với BLHS năm 1999, thấy rằng có một số điểm thay đổi sau đây: Thứ nhất, Điều 135 BLHS năm 2015 bổ sung thêm hình phạt chính là hình phạt tiền với mức từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, và sửa đổi bỏ khơng áp dụng hình phạt tù và hình phạt cảnh cáo tại khoản 1. Thứ hai, Điều 135 BLHS năm 2015 đã sửa đổi mức hình phạt nhẹ hơn so với mức hình phạt quy định ở Điều 105 BLHS năm 1999. Cụ thể, quy định hình phạt tù đối với tội phạm này là từ 01 năm đến 05 năm đã điều chỉnh xuống nhẹ hơn chỉ còn từ 06 tháng đến 03 năm tại khoản 2. Thứ ba, ngồi ra có thay một số cụm từ khi quy định tội pham này như: thay cụm từ “đối với nhiều người” thành “đối với 02 người trở lên”; thay “tỷ lệ thương tật” thành “tỷ lệ tổn thương cơ thể”. Thứ tư, đã bỏ tình tiết định khung “phạm tội trong trường hợp đặc biệt”. Những sửa đổi bổ sung như trên là hoàn toàn hợp lý, từng bước hoàn thiện các quy định của pháp luật phù hợp với thực tiễn đặt ra vàhài hòa với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng trong hai năm qua cho thấy một số quy định của Điều 135 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập gây khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng,
chẳng hạn như quy định tại Điều 135 BLHS năm 2015 hiện nay, điều luật không mô tả rõ ràng, cụ thể dấu hiệu khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và cũng chưa có văn bản cụ thể để hướng dẫn về tội phạm này. Điều này dẫn tới bất cập trong định tội danh giữa tội cố ý gây thương tích cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Xét, về bản chất, dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu hậu quả trong mặt khách quan của tội phạm thì hai tội này khác nhau về dấu hiệu hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm nhưng các nhà làm luật lại quy định gộp vào một điều luật. Với quy định như trên rất khó khăn trong việc xử lý tội phạm. Nếu thực tế có xảy ra mà quy định của pháp luật chưa rõ ràng hoặc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, thì cơ quan tiến hành tố tụng dễ dẫn tới sự thiếu thống nhất trong việc nhận thức trong việc áp dụng pháp luật.
Do đó, tác giả kiến nghị đối với quy định về tên tội danh. Có thể tách thành hai tội danh độc lập là tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định ở hai điều luật độc lập, để đảm bảo định tội danh được chính xác, thống nhất, tránh tình trạng lấy tên điều luật để định tội danh cho trường hợp một người chỉ thực hiện một trong hai hành vi được quy định tại Điều 135 BLHS. Nếu tách như vậy thì BLHS cũng cần mơ tả rõ hành vi khách quan và hậu quả của tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cũng cần nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng mới về tình tiết “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân của người đó”, để có sự thống nhất trong nhận thức việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự
trong định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, vì đây là một trong những tình tiết định tội quan trọng và bắt buộc.
Trước đây có Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLHS năm 1985, tình tiết này. Nhưng văn bản hướng dẫn trên đã ban hành khá lâu, khơng cịn phù hợp với thực tiễn áp dụng. Khi định tội danh cơ quan tiến hành tố tụng có quan điểm nhận thức khác nhau về vấn đề “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân…” quy định tại Điều 135 BLHS với vấn đề “phạm tội trong trường hợp bị kích động mạnh về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra” được quy định tại điểm e,
khoản 1, Điều 51 BLHS. Rõ ràng phải hiểu khi nào áp dụng là dấu hiệu định tội và khi nào áp dụng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, vấn đề này không đơn giản. Do vậy, trong thực tiễn giữa những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng hình sự có những cách hiểu khác nhau dẫn tới việc áp dụng pháp luật hình sự khơng thống nhất. Qua các vấn đề trên, tác giả thấy rằng cơ quan có thẩm quyền cần thiết phải sớm ban hành văn bản hướng dẫn cho quy định tại BLHS năm 2015 theo hướng giải thích cụ thể những trường hợp nào là “tinh thần bị kích động mạnh”, “tinh thần bị kích động” và hiểu như thế nào là “do hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây ra”, “do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra” để có thể xác định chính xác, thống nhất khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội.
Ngồi ra cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn áp dụng, về tình tiết định khung “dẫn đến chết người”. Khi định tội danh cơ quan tiến hành tố tụng có quan điểm nhận thức khác nhau về vấn đề, về tình tiết định khung “dẫn đến chết người”. Cả hai tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 125 BLHS và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong tình trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn tới chết người quy đinh tại điểm b, khoản 2 Điều 135 BLHS đều có dấu hiệu hậu quả “chết người”. Vậy thì nhận thức áp dụng về vấn đề này như thế nào vẫn cần có văn bản hướng dẫn áp dụng của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn, quy định. Nhận thấy điều khác biệt rõ nhất của hai trường hợp phạm tội này là nhận định dấu hiệu hậu quả làm chết người đã xảy ra. Tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi phạm tội xâm phạm đến tính mạng con người, tội này có cấu thành vật chất
nên dấu hiệu hậu quả làm chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Nhưng tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì hành vi phạm tội xâm phạm đến sức khỏe con người, tội này có cấu thành vật chất nên dấu hiệu hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác với tỷ lệ tổn thương cỏ thể là 31 % trở lên là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong tình trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn tới chết người quy đinh tại điểm b, khoản 2 Điều 135 BLHS thì tình tiết làm chết người được xem là một tình tiết định khung tăng nặng chứ khơng phải là dấu hiệu định tội. Mặt khác, ở mỗi trường hợp đều rất khó xác định dấu hiệu lỗi đối với hậu quả chết người xảy ra trên thực tế. Nhận thấy rằng, trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 135 BLHS thì lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người xảy ra trên thực tế là lỗi vơ ý; cịn trường hợp quy định tại Điều 125 BLHS thì lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chếtngười xảy ra trên thực tế là lỗi cố ý. Thực tế hoạt động định tội danh đối với những trường hợp có sự tranh chấp giữa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn tới chết người và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vẫn chưa thống nhất trong việc xác định lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người là hình thức lỗi cố ý hay là hình thức lỗi vơ ý. Rõ ràng làm sao để xác định đúng lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người xảy ra thì vấn đề định tội danh mới chính xác và ngược lại muốn xác định đúng tội cần xác định đúng dấu hiệu lỗi của người phạm tội. Theo văn bản hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Nếu người phạm tội thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà gây ra hậu quả làm chết người, dù là thực hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp thì đều xử lý về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Cịn trường hợp nếu người phạm tội thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà dẫn tới làm chết người, họ thực hiện dưới hình thức lỗi hỗn hợp thì cần xác định được lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người. Xác định được vấn đề này khơng đơn giản vì lỗi là trạng thái tâm lý bên trong của người phạm tội, rất khó để xác định người phạm tội cố ý hay vô ý đối với hậu quả làm chết người. Khó khăn, vướng mắc trên đặt ra vấn đề cần kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, giải thích cụ thể từng trường hợp của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để có sự thống nhất trong áp dụng pháp luật hình sự.
* Về hình phạt, để đảm bảo tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội giữa các tội phạm giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại khoản 1 Điều 125 BLHS và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn tới chết người quy
2, Điều 135 BLHS cần thiết phải sửa đổi quy định về hình phạt đối với hai trường hợp này để có sự phân hóa hình phạt. Chính vì mức hình phạt chưa phù hợp và tương tứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội giữa quy định tại khoản 1, Điều 125 BLHS và điểm b, khoản 2, Điều 135 BLHS, rõ ràng tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn tới chết người, mỗi trường hợp tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội là khác nhau nhưng các nhà làm luật lại quy định hình phạt đều một mức là bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, vấn đề này hoàn toàn chưa hợp lý và chưa có sự phân hóa tội phạm, phân hóa trách nhiệm hình sự. Theo nhận thức của tác giả, trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2, Điều 135 BLHS, có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn trường hợp khoản 1 Điều 125 BLHS, về cơ bản tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của chúng là hoàn toàn khác nhau. Do vậy, các nhà làm luật cần phải điều chỉnh mức hình phạt tù quy định ở khoản 2, Điều 135 BLHS và khoản 1, Điều 125 BLHS với mức khác nhau tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở mỗi trường hợp.
Thứ hai: Sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS năm 2015 có liên quan đến
việc xử lý người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Cần bổ sung một số quy định của BLTTHS năm 2015 có liên quan đến việc xử lý tội