Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệuquả áp dụng pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh

Một phần của tài liệu Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 53 - 62)

bị kích động mạnh. Cụ thể là:

Các nhà làm luật cần nghiên cứu, bổ sung thêm một số biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự đối với trường hợp người bị hại từ chối hoặc cản trở việc giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể khơng vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Hiện nay, theo quy định tại khoản 4, Điều 62 BLTTHSnăm 2015 mới chỉ đưa ra biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự cho trường hợp từ chối hoặc cản trở, gây khó khăn cho cơng tác giám định, người từ chối có thể bị dẫn giải hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội từ chối giám định theo Điều 383 của BLHS. Việc bổ sung như trên sẽ tạo cơ sở pháp lý làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự về tội phạm này. Từ đó, giúp việc giải quyết vụ án cố ý gây thương tich hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, khắc phục tình trạng trì trệ, kéo dài, trì trệ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, ảnh hưởng chất lượng xử lý vụ án hình sự.

3.2.2. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tộicố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

truy tố, xét xử, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Q trình phát triển ngành tư pháp, công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành tư pháp ln được đặt ở vị trí trung tâm. Vì vậy, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp điều tra, truy tố, xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án để đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, trình độ năng lực chun mơn và trách nhiệm công vụ để làm tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này.

Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ cán bộ trực tiếp điều tra, truy tố, xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Giúp cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm cơng vụ cao và có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, không phiền hà,hạch sách, nhũng nhiễu trong khi thực hiện nhiệm vụ. Luôn nêu cao ý thức tự giác, tinh thần đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử để đảm bảo họ khơng bị sa ngã, thối hóa, biến chất, thiếu bản lĩnh trong đấu trang, phòng, chống tội phạm.

Để làm được điều đó cần phải thực hiện tốt những cơng việc sau: Phải quán triệt sâu rộng, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, cụ thể hóa bằng nhiệm vụ phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân làm công tác điều tra, truy tố, xét xử; Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng và lấy kết quả học tập đó là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại cán bộ hàng năm. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và tinh thần tự tơn nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn vững vàng, vận dụng thành thạo các thao tác, kỹ năng nghiệp vụ trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp điều tra, truy tố, xét xử. Động viên, khích lệ khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; đồng thời xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tiêu cực trong điều tra, truy tố, xét xử để tạo ra sự công bằng và động lực nâng cao chất lượng, đảm bảo sự phát triển hài hịa, đồng bộ, tồn diện đội ngũ trực tiếp làm công tác này.

Để hoạt động điều tra, truy tố xét xử của các cơ quan tư pháp ngày càng chất lượng, tránh rơi vào tình trạng chủ quan, cảm tính khi xử lý tội phạm góp phần giảm thiểu tình trạng oan, sai trong hoạt động tư pháp. Muốn làm tốt được việc này, khâu quan trọng nhất trong hoạt động tư pháp nói chung và cơng tác xét xử nói riêng vẫn là con người.

thấy nền tư pháp Việt Nam đã đạt được thành tựu nhất địnhhướng đến hoàn thành mục tiêu bảo đảm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý từng nước hiện đại, phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Các cơ quan tư pháp phải thực sự là chỗ dựa của Nhân dân trong trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời, phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm góp phần giữ gìn sự bình n cho Nhân dân [11, tr.177, 178].

Đối với đội ngũ Thẩm phán, nhằm nâng cao năng lực và trách nhiệm của Thẩm phán để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác xét xử cần phải tăng cường đổi mới công tác đào tạo nguồn Thẩm phán, chặt chẽ trong quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm củng cố về tổ chức; thường xuyên bồi dưỡng về nghiệp vụ và quan tâm chế độ chính sách đãi ngộ,… Thẩm phán cần phải trang bị cho mình kiến thức, hiểu biết vững vàng về chuyên mơn, giỏi về kỹ năng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh, dũng cảm, dám đấu tranh cho sự công bằng, bảo vệ công lý. Tập trung tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, cụ thể chú trọng việc nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề cho đội ngũ Thẩm phán và các cán bộ công tác trong ngành tư pháp vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thơng về pháp luật, công tâm, bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm.

Có thể thấy, thời gian trước cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tư pháp rõ ràng chưa được quan tâm đúng mức và đi vào chiều sâu. Nội dung đào tạo chưa thực chất, chỉ mang tính chất lý luận cơ bản mà chưa tập trung vào đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu của từng chức danh tư pháp. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tập huấn nghiệp vụ ngành, tổ chức học tập, bồi dưỡng hàng năm cho đội ngũ cán bộ tư pháp về tư tưởng chính trị, bản lĩnh ngành, đạo đức cơng vụ, quy tắc và ứng xử nghề nghiệp... Bên cạnh đó, cần chú trọng hơn nữa đến chế độ, chính sách, cải cách chế độtiền lương cũng như đãi ngộ khác, đặc biệt là “trợ cấp nghề nghiệp” cho đội ngũ Thẩm phán, để học thực sự yên tâm thực thi công vụ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực khơng đáng có. Nếu thực hiện được những vấn đề trên sẽ ngăn chặn được những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống góp phần phịng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Đối với Hội thẩm nhân dân và cán bộ tư pháp khác (thư ký Tòa án, Thẩm tra viên…) cũng phải được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử để đủ năng lực khi xét xử để họ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong các hoạt động tố tụng. Ngoài ra, cần tập trung triển khai các biện pháp cụ thể để nâng cao vai trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, nhất là tăng cường các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn về kiến thức pháp luật, tin học, kiến thức xã hội cho họ. Cùng với đó, cũng cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tịa án, Thẩm tra viên, đặc

biệt là tiêu chí kiến thức pháp luật. Tiêu chí này cần được quy định cụ thể, rõ ràng, mang tính định lượng hơn là mang tính định tính như hiện nay. Mặt khác, cần nghiên cứu kéo dài nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân, mở rộng hơn các đối tượng tham gia làm Hội thẩm nhân dân trong đó chú trọng những người lớn tuổi, có trình độ hiểu biết về pháp luật, về xã hội, có uy tín. Quan tâm về các chế độ, định mức, tiêu chuẩn nghề nghiệp thỏa đáng cho Hội thẩm nhân dân trong q trình cơng tác. Từ đó họ tn thủ nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử

độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và phát huy tốt trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong

hoạt động xét xử, tránh thái độ ỷ lại, dựa vào quyết định của Thẩm phán khi xét xử các vụ án hình sự.

Thứ hai, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án với các cơ quan hữu quan

trong quá trình giải quyết vụ án.

- Trước hết, ba cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tịa án nhân dân) cần phải có sự phối hợp chặt chẽtrong suốt quá trình giải quyết vụ án. Cần tăng cường xây dựng cơ chế phối hợp làm việc khoa học thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, cộng tác với nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan. Khi giải quyết từng vụ việc cần xác định nội dung, hình thức phối hợp phù hợp, các khâu phối hợp phải đảm bảo kịp thời, chặt chẽ, được triển khai ngay từ khi bắt đầu vụ án xảy ra đến khi kết thúc giải quyết vụ án. Ở mỗi giai đoạn tố tụng hình sự cần xác định cụ thể nội dung phối hợp cho sát với tình hình thực tế. Qua hoạt động thực tiễn cho thấy, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án) phối hợp tốt với nhau thì việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Việc định tội danh và quyết định hình phạt của Tịa án đảm bảo tuân thủ pháp luật, khắc phục tối đa những sai sót khơng đáng có, nhất là việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung sẽ được phối hợp xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

- Một vấn đề nữa, hoạt động định tội danh đúng và quyết định hình phạt thỏa đảng phù hợp trong quá trình xét xử vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, TAND cần đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan bổ trợ tư pháp và với các cơ quan hữu quan khác để phối hợp làm việc hiệu quả. Đối với tội phạm này thì luật có quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể là dấu hiệu định tội và định khung hình phạt của tội phạm cho nên các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nhất là TAND, cần phải phối hợp một cách nhịp nhàng, chặt chẽ, kịp thời với cơ quan giám định tư pháp để giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Rõ ràng, nếu chưa có kết luận của cơ quan giám định tư pháp về tỷ lệ tổn thương cơ thể thì chưa thể điều tra, truy tố, xét xử vụ án. Tỷ lệ tổn thương cơ thể là dấu hiệu quan trọng trong hoạt động định tội danh (định tội) và quyết định hình phạt (lựa chọn khung hình phạt để áp dụng đối với bị

cáo). Cơ quan giám định tư pháp bằng hoạt động chun mơn, nghiệp vụ mang tính chất

khoa học của mình sẽ cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị hại để phục vụ công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét

xửgiải quyết vụ án. Như vậy, muốn hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt chính xác, có cơ sở thì phải dựa vào việc giám định tư pháp đảm bảo khách quan, chính xác, trên cơ sở khoa học. Đồng nghĩa với việc cơng tác giám định khơng đảm bảo sẽ gây khó khăn, giảm hiệu quả cho cơng tác xử lý, giải quyết tội phạm.

- Có thể thấy, những người tham gia tố tụng hình sự đóng vai trị quan trọng không nhỏ đối với việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, nhất là luật sư bào chữa trong quá trình xét xử vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Chính vì vậy, Hội đồng xét xử cần phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các luật sư và những người tham gia tố tụng khác khi tranh tụng tại phiên tịa. Thực tế phiên tịa nào có sự tham gia của luật sư bào chữa thì việc giải quyết vụ án cũng thể hiện khách quan hơn, quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được bảo vệ tốt hơn. Nhìn chung, đội ngũ luật sư của nước ta cịn rất mờ nhạt trong q trình tranh tụng, vai trị bào chữa của luật sư chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Địa vị của luật sư vẫn yếu thế hơn trong mối quan hệ với các chủ thể tiến hành tố tụng trong hoạt động tranh tụng tại phiên tịa. Cần có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả để nâng tầm vị thế của luật sư trong quá trình tranh tụng đặc biệt là chức năng bào chữa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Muốn làm được điều này, đội ngũ luật sư phải ngày càng hồn thiện bản thân tích cực trau dồi kiến thức pháp luật, kỹ năng hùng biện, tranh luận logic, tự tin, bản lĩnh, đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế. Đồng thời cũng phải có cơ chế bảo đảm quyền lợi cho luật sư, cơng tác giám sát đạo đức nghề nghiệp luật sư thực hiện song song với cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo dức nghề nghiệp. Từ đó từng bước nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của nhân dân và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, Hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác điều tra,

truy tố, xét xử vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Để đảm bảo nâng cao hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án được chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, vấn đề không kém phần quan trọng là phải làm tốt công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tư pháp. Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiến hành tổng kết hoạt động tư pháp gắn liền với tổng kết các hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN: “Cải cách tư pháp trên một số lĩnh vực có bước đột

phá. Tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện tồn, chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân; tôn trọng và bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân” Như vậy Đảng đã khẳng định

một thành tựu quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trên phương diện cải cách tư pháp, đó là tính đột phá hiệu quả, hiệu lực và chất lượng của các cơ quan tư pháp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và bổ trợ tư pháp. [3, tr.68]

Một phần của tài liệu Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w