Trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đã đề ra mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp đó là: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân
chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệuquả và hiệu lực cao” [3, tr.48]. Nhằm đạt được mục tiêu này, trong chiến lược
cải cách tư pháp đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó nhấn mạnh: “Hồn thiện chính sách, pháp luật hình sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hồn thiện các tủ tục tố tụng tư pháp, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội” [2, tr. 26].
Pháp luật hình sự Việt Nam cụ thể là BLHS năm 2015 đã xây dựng chế tài để áp dụng theo hướng giảm áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với một số loại tội phạm, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, điều này phù hợp chung với xu thế áp dụng hình phạt của các quốc gia trên thế giới.
TAND thực hiện tốt chức năng xét xử để thực thi công lý, bảo vệ quyền con người và sự cơng bằng xã hội, góp phần hiệu quả trong phòng, ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Cùng với đó việc tăng cường hồn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự; cũng như sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp, đảm bảo tính khoa học, hợp lý, nêu cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và từng chức danh tư pháp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Hướng tới các biện pháp nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức của đội ngũ cán bộ tư pháp để đảm bảo vừa hồng vừa chuyên.