Nhận diện rủi ro tại PVI Holdings

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng ứng dụng quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings

3.2.2. Nhận diện rủi ro tại PVI Holdings

Qua khảo sát thực tế tại PVI Holdings việc nhận diện rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:

Nhận diện rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm

- Đối với nghiệp vụ xe cơ giới:

PVI Holdings thường sử dụng phương pháp thống kê tỷ lệ xảy ra rủi ro, tỷ lệ bồi thường đối với từng khách hàng, từng đối tượng bảo hiểm (như thống kê tỷ lệ bồi thường của xe ô tơ của các đơn vị hành chính sự nghiệp, xe ô tô của các đơn vị kinh doanh vận tải: taxi, xe đầu kéo, xe chở khách đường dài) thông thường là 2 năm liên tiếp để biết được tỷ lệ rủi ro, tổn thất của các đơn vị trên là cao hay thấp. Đối với sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ơ tơ thì việc nhận diện rủi ro cịn thực hiện bằng cách chụp lại hình ảnh xe để lưu vào hồ sơ tham gia bảo hiểm xem xe có bị trầy xước hoặc tổn thất trước khi tham gia bảo hiểm hay không.

Việc khai thác bảo hiểm xe cơ giới qua hệ thống đại lý là các showroom, garage và qua các ngân hàng, tổ chức tài chính thì việc nhận diện rủi ro không được cán bộ PVI Holdings trực tiếp thực hiện mà phụ thuộc vào khả năng thẩm định, đánh giá của cán bộ tín dụng của ngân hàng trước khi cho vay với đối tượng bảo hiểm được làm tài sản đảm bảo, thế chấp.

- Đối với nghiệp vụ cháy nổ tài sản: Việc nhận diện rủi ro được PVI Holdings thực hiện như sau: Khi có yêu cầu của khách hàng tham gia bảo hiểm cháy nổ tài sản thì cán bộ khai thác sẽ cung cấp cho khách hàng Bảng câu hỏi đề nghị khách hàng cung cấp thông tin liên quan tới doanh nghiệp tham gia bảo hiểm thuộc ngành nghề kinh doanh nào, ngành nghề thuộc nhóm có nguy cơ tổn thất cao hay thấp, lịch sử tổn thất của khách hàng đã từng xẩy ra hay chưa. Và trực tiếp xuống điều tra thơng tin tại hiện trường, chụp lại hình ảnh nhà xưởng máy móc thiết bị, thu thập các biên bản kiểm tra hoặc chứng nhận đủ điều kiện an tồn phịng cháy chữa cháy do Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cấp.

- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển: Việc nhận diện rủi ro cũng được thực hiện bằng phương pháp thống kê qua các năm về tỷ lệ tổn thất của từng khách hàng, từng đối tượng bảo hiểm qua các năm. Ví dụ như thống kê tỷ lệ tổn thất của các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa là hàng xá, thức ăn gia súc, tỷ lệ tổn thất của hàng hóa là sắt thép.

- Đối với loại hình bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm của chủ tàu: Việc nhận diện rủi ro cũng thực hiện bằng phương pháp thống kê và điều tra lịch sử tổn thất của từng con tàu tham gia bảo hiểm đồng thời cán bộ khai thác phải xuống tận hiện trường để đánh giá về tuổi đời của tàu, khả năng đảm bảo an toàn của tàu, thu thập chứng nhận đăng kiểm của Cục Đăng kiểm, Cục Hàng hải trước khi cấp đơn bảo hiểm.

Nhận diện rủi ro trong giám định bồi thường

Qua khảo sát thực tế tại PVI Holdings thì các phịng ban quản trị nghiệp vụ của Công ty được phân công nhiệm vụ quản trị theo từng loại hình sản phẩm bảo hiểm/phân cấp trách nhiệm, khi có sự kiện bảo hiểm xẩy ra tùy theo phân cấp trách nhiệm của từng bộ phận sẽ chịu trách nhiệm về việc giải quyết bồi thường và làm việc với khách hàng để khắc phục tổn thất.

Thực tế việc nhận diện rủi ro trong khâu giám định tại PVI Holdings được thực hiện bằng cách: Đối chiếu các hạng mục tổn thất của đối tượng tham gia bảo hiểm bằng hình ảnh thực tế tại hiện trường do giám định viên thực hiện so với biên bản, báo cáo giám định thiệt hại của giám định viên. Để giảm thiểu các rủi ro liên quan tới các đối tượng, hạng mục không thuộc phạm vi bảo hiểm bị tổn thất nhưng có thể khách hàng vẫn yêu cầu đòi bồi thường.

Riêng đối với nghiệp vụ cháy tài sản là máy móc thiết bị, hàng hóa trong kho thì việc nhận diện rủi ro cịn thực hiện thơng qua việc thu thập thơng tin sổ sách kế toán của khách hàng, thực hiện việc kiểm đếm trực tiếp hàng hóa cịn tồn kho.

Nhận diện rủi ro trong hoạt động tái báo hiểm

Thực tế việc nhận diện rủi ro trong khâu tái bảo hiểm ảnh hưởng rất lớn việc đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như ảnh tới quyết định mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro của doanh nghiệp theo qui định về tái bảo hiểm của Bộ Tài chính

Tồn bộ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của PVI Holdings được thực hiện trên cơ sở tuân thủ Luật kinh doanh bảo hiểm và các thông tư, nghị định và các quy định có liên quan. Hoạt động tái bảo hiểm của PVI Holdings được quản lý theo Quy trình ISO 9001-2015 về nhận và nhượng tái bảo hiểm.

Khi lựa chọn các nhà nhận tái bảo hiểm, công ty luôn lựa chọn kỹ càng trên cơ sở mức độ chuyên nghiệp và năng lực tài chính của các cơng ty nhận tái. Ngoài việc năng lực tài chính của các cơng ty được các tổ chức xếp hạng quốc tế như Standard and Poor (S&P) hay A.M Best... xếp hạng thì Cơng ty cũng có dánh giá riêng dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê về hiệu quả mà các nhà nhận tái bảo hiểm mang lại cho công ty theo từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình quản trị rủi ro ERM tại PVI Holdings (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)