Sự khác biệt giữa ký kết và không ký kết hợp đồng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao mối quan hệ kinh doanh giữa nông dân sản xuất lúa và doanh nghiệp huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NÔNG DÂN VÀ DOANH

4.2.5 Sự khác biệt giữa ký kết và không ký kết hợp đồng

Đối với những hộ không tham gia ký kết hợp đồng thì kênh sản xuất của họ là một kênh truyền thống:

Đầu vào  Nông dân  Thu Gom  Nhà Máy Xay Xát  Nhà Máy Lau Bóng  Cty Lương Thực  Bán và Xuất Khẩu

Lúa mà người dân sản xuất ra đem bán cho thương lái, tuy nhiên giữa nông dân và thương lái cịn một lực lượng mà mơi giới đó là “Cị”, giao dịch giữa cị và nông dân chủ yếu dựa trên sự tín nhiệm và điều kiện ràng buộc về giá cả và thời gian thu mua chỉ là là thức hợp đồng miệng, sau khi giao dịch hồn thành thì Thương lái sẽ thu mua bán lại cho nhà máy xay xát hoặc xay xát ra gạo rồi bán trực tiếp cho công ty và bán cho nhà máy lau bóng, sau khi hồn tất cơng đoạn lau bóng thì đến tay người tiêu dùng gạo trắng thơng qua nhà bán sỉ hoặc lẻ, bên cạnh đó thì một lượng lớn là xuất khẩu ra nước ngoài.

Kênh sản xuất có tham gia ký kết hợp đồng:

Đầu vào  Nông Dân  Cty Lương Thực  Bán và Xuất Khẩu

Quá trình từ sản xuất và thành phẩm là gạo trắng đến tay người tiêu dùng ngắn lại, khi tham gia ký kết hợp đồng thì nơng dân trực tiếp bán cho công ty lương thực với giá cả ổn định và công khai.

Chỉ cần nhìn vào hai kênh phân phối này chúng ta đã thấy được sự khác biệt của nó là q trình từ sản xuất sản phẩm đến tay người tiêu dùng ngắn lại. Cụ thể ở từng khâu:

- Đầu vào, cụ thể hơn là lúa giống – nơng hộ có thể mua giống ở những trung tâm khuyến nông, để giống hoặc mua từ những người quen và việc mua giống với hình thức này chỉ là do thói quen canh tác cộng với kinh nghiệm bản thân về việc xem xét thị trường bán loại gạo nào thì giá sẽ cao. Tuy nhiên giá lúa mà họ đánh giá chỉ tại thời điểm này và khi đến vụ mùa sau thì thị trường đã thay đổi, việc ký hợp đồng với doanh nghiệp thì sẽ được cung cấp một loại giống nguyên chủng nhưng tính tiền theo giá xác nhận – nơng dân vừa giảm được chi phí lại vừa có loại giống tốt để sản xuất. Bên cạnh đó việc sản xuất đồng loạt một loại giống sẽ đem đến sản lượng cũng như chất lượng đồng bộ.

- Nông dân: là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm là gạo cung cấp cho thị trường. Nếu như trong quá trình sản xuất bình thường thì họ sẽ trực tiếp trong tất cả các khâu: chọn lựa giống canh tác, chăm sóc, bón phân thu hoạch, khi lúa bệnh thì tự kiểm tra và mua những loại thuốc thích hợp để trừ khử loại cơn trùng gây hại đó, liều lượng thuốc thì sử dụng tùy theo mức độ hiểu

người dân nhẹ nhàng hơn trong từng khâu nhưng vẫn mang đến hiệu quả sản xuất cao đồng thời họ còn học hỏi được từ những kỹ sưn này những kiến thức khoa học, những kỹ sư thì học được từ người dân việc áp dụng khoa học vào thực tiễn. Đây là một hình hợp tác thức đơi bên cùng có lợi.

- Khâu Thu gom, Nhà máy xay xát, Nhà máy lau bóng, Cty Lương thực giờ sẽ chỉ là 1 khâu đó là Cty lương thực sẽ đảm nhiệm tất cả những công việc mà kênh phân phối truyền thống làm. Việc kênh phân phối ngắn lại góp phần giảm một lượng lớn chi phí trung gian. Sau khi thu hoạch lúa, dưới sự hỗ trợ của doanh nghiệp thì người dân sẽ những ưu đãi như: bao bì đựng lúa, ghe tàu vận chuyển và khơng phải lo lắng về đầu ra.

 Bản chất khi tham gia vào một hình thức sản xuất gì đó khác với trước kia thì khó tránh khỏi những khó khăn vướn mắc nhưng nhà nước và chính quyền từng địa phương đã và đang khắc phục những khó khăn để mang đến lợi ích thiết thực nhất cho người dân. Với những lợi ích mà hợp đồng sản xuất mang lại không chỉ trên lý thuyết mà qua thực tiễn qua điều tra thấy được thì việc áp dụng và mở rộng việc sản xuất theo hình thức hợp đồng này là điều nên làm.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao mối quan hệ kinh doanh giữa nông dân sản xuất lúa và doanh nghiệp huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)