TÌNH HÌNH PHÁ VỠ HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao mối quan hệ kinh doanh giữa nông dân sản xuất lúa và doanh nghiệp huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 39)

Năm 2009 2010 2011

Tỷ lệ (%) 45,3% 38,2% 29,7%

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Châu Thành)

Đầu tiên là mở rộng mơ hình liên kết này, thể hiện tầm quan trọng và lợi ích từ hợp đồng mang lại, đồng thời tạo dựng niềm tin cho nơng dân. Trong q trình thực hiện hợp đồng cần phải có sự quan tâm của các cấp các ngành, tích cực tham gia giám sát, theo dõi một cách chặt chẽ nhiệm vụ của các bên khi đã tham gia ký hợp đồng để cùng nhau thực hiện một cách nghiêm túc, cảnh báo kịp thời những hành vi vi phạm điều khoản trong hợp đồng và tìm cách hỗ trợ cũng như xử lý khi vi phạm.

4.2.5 Sự khác biệt giữa ký kết và không ký kết hợp đồng

Đối với những hộ không tham gia ký kết hợp đồng thì kênh sản xuất của họ là một kênh truyền thống:

Đầu vào  Nông dân  Thu Gom  Nhà Máy Xay Xát  Nhà Máy Lau Bóng  Cty Lương Thực  Bán và Xuất Khẩu

Lúa mà người dân sản xuất ra đem bán cho thương lái, tuy nhiên giữa nông dân và thương lái cịn một lực lượng mà mơi giới đó là “Cị”, giao dịch giữa cị và nông dân chủ yếu dựa trên sự tín nhiệm và điều kiện ràng buộc về giá cả và thời gian thu mua chỉ là là thức hợp đồng miệng, sau khi giao dịch hồn thành thì Thương lái sẽ thu mua bán lại cho nhà máy xay xát hoặc xay xát ra gạo rồi bán trực tiếp cho công ty và bán cho nhà máy lau bóng, sau khi hồn tất cơng đoạn lau bóng thì đến tay người tiêu dùng gạo trắng thơng qua nhà bán sỉ hoặc lẻ, bên cạnh đó thì một lượng lớn là xuất khẩu ra nước ngồi.

Kênh sản xuất có tham gia ký kết hợp đồng:

Đầu vào  Nông Dân  Cty Lương Thực  Bán và Xuất Khẩu

Quá trình từ sản xuất và thành phẩm là gạo trắng đến tay người tiêu dùng ngắn lại, khi tham gia ký kết hợp đồng thì nơng dân trực tiếp bán cho cơng ty lương thực với giá cả ổn định và cơng khai.

Chỉ cần nhìn vào hai kênh phân phối này chúng ta đã thấy được sự khác biệt của nó là q trình từ sản xuất sản phẩm đến tay người tiêu dùng ngắn lại. Cụ thể ở từng khâu:

- Đầu vào, cụ thể hơn là lúa giống – nơng hộ có thể mua giống ở những trung tâm khuyến nông, để giống hoặc mua từ những người quen và việc mua giống với hình thức này chỉ là do thói quen canh tác cộng với kinh nghiệm bản thân về việc xem xét thị trường bán loại gạo nào thì giá sẽ cao. Tuy nhiên giá lúa mà họ đánh giá chỉ tại thời điểm này và khi đến vụ mùa sau thì thị trường đã thay đổi, việc ký hợp đồng với doanh nghiệp thì sẽ được cung cấp một loại giống nguyên chủng nhưng tính tiền theo giá xác nhận – nơng dân vừa giảm được chi phí lại vừa có loại giống tốt để sản xuất. Bên cạnh đó việc sản xuất đồng loạt một loại giống sẽ đem đến sản lượng cũng như chất lượng đồng bộ.

- Nông dân: là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm là gạo cung cấp cho thị trường. Nếu như trong quá trình sản xuất bình thường thì họ sẽ trực tiếp trong tất cả các khâu: chọn lựa giống canh tác, chăm sóc, bón phân thu hoạch, khi lúa bệnh thì tự kiểm tra và mua những loại thuốc thích hợp để trừ khử loại cơn trùng gây hại đó, liều lượng thuốc thì sử dụng tùy theo mức độ hiểu

người dân nhẹ nhàng hơn trong từng khâu nhưng vẫn mang đến hiệu quả sản xuất cao đồng thời họ còn học hỏi được từ những kỹ sưn này những kiến thức khoa học, những kỹ sư thì học được từ người dân việc áp dụng khoa học vào thực tiễn. Đây là một hình hợp tác thức đơi bên cùng có lợi.

- Khâu Thu gom, Nhà máy xay xát, Nhà máy lau bóng, Cty Lương thực giờ sẽ chỉ là 1 khâu đó là Cty lương thực sẽ đảm nhiệm tất cả những công việc mà kênh phân phối truyền thống làm. Việc kênh phân phối ngắn lại góp phần giảm một lượng lớn chi phí trung gian. Sau khi thu hoạch lúa, dưới sự hỗ trợ của doanh nghiệp thì người dân sẽ những ưu đãi như: bao bì đựng lúa, ghe tàu vận chuyển và không phải lo lắng về đầu ra.

 Bản chất khi tham gia vào một hình thức sản xuất gì đó khác với trước kia thì khó tránh khỏi những khó khăn vướn mắc nhưng nhà nước và chính quyền từng địa phương đã và đang khắc phục những khó khăn để mang đến lợi ích thiết thực nhất cho người dân. Với những lợi ích mà hợp đồng sản xuất mang lại không chỉ trên lý thuyết mà qua thực tiễn qua điều tra thấy được thì việc áp dụng và mở rộng việc sản xuất theo hình thức hợp đồng này là điều nên làm.

4.3 KHÓ KHĂN TỪ HỢP ĐỒNG SẢN XUẤT

Việc sản xuất theo hình thức hợp đồng đã được đa số nơng hộ tham gia, chỉ có những hộ có điện tích sản xuất nhỏ lẻ và xa trung tâm thì ít tham gia vào. Nhìn chung, nơng hộ thấy được lợi ích từ việc ký hợp đồng đảm bảo đầu ra sản xuất, và được hỗ trợ nhiều mặt từ hợp đồng. Nhưng bên cạnh những thuận lợi mà ta thấy được thì trên thực tế cịn có nhiều vấn đề khác nãy sinh từ việc sản xuất theo hình thức hợp đồng này, cụ thể là:

4.3.1 Đối với doanh nghiệp

Khi ký kết một hợp đồng với nơng dân thì doanh nghiệp là người chủ động trong việc chọn lựa loại giống cho từng vụ mùa, cung cấp cho nông hộ sản phẩm vật tư và phân bón với giá ưu đãi, ngồi ra cịn cử những kỹ sư đến tận ruộng để hỗ trợ người dân từ khâu xuống giống, chăm sóc cho đến thu hoạch. Nhưng tiến độ thực hiện hợp đồng cũng không đồng bộ với từng hộ, cụ thể là vào vụ Đơng

Xn cơng ty Vĩnh Bình đã chậm trễ trong việc thu mua lúa cho người dân. Có 2 nguyên nhân:

- Một là: do nông hộ xuống giống và thu hoạch đồng loạt nên gây khó khăn trong công tác thu mua lúa của doanh nghiệp.

- Hai là: vấn đề kho bãi của công ty không thể đáp ứng một số lượng lớn lúa vận chuyển vào một cách đồng loạt.

Từ hai vấn đề trên đã gây khó khăn cho doanh nghiệp và cả người sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cịn gặp phải vấn đề nan giải là nông dân đi ngược với cam kết đã ký từ trước vụ mùa, bán lại sản phẩm của mình cho thương lái đã gây xáo trộn và tình hình thu hồi vốn đầu tư trở nên khó khăn khi nơng dân khơng cịn sản phẩm.

4.3.2 Đối với nông hộ sản xuất

Bảng 4.7: KHĨ KHĂN VỀ PHÍA NƠNG HỘ TỪ VIỆC

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

Chỉ tiêu Tổng mẫu Tần số Tỷ lệ (%)

Mâu thuẩn phương thức sản xuất 60 47 78,33 Cách thức thu mua của DN 60 38 63,33

Lòng tin 60 34 56,7

Khác 60 28 46,7

(Nguồn: số liệu điều tra 60 nông hộ địa phương 2012)

Việc ký kết hợp đồng mang đến nhiều lợi ích cho người dân nhưng bên cạnh đó thì vẫn có nhiều mâu thuẫn xảy ra, dựa vào bảng số liệu phỏng vấn và thống kê cho ta thấy được những khó khăn của nơng hộ bao gồm: mâu thuẫn về phương thức sản xuất, khơng hài lịng với cách thức thu mua lúa của doanh nghiệp bên cạnh những mâu thuẫn khác nữa làm cho lịng tin của họ cũng khơng cịn vững.

xuất thì nhiều hộ khó chấp nhận sự áp đặt về giống, lượng phân bón, cách chăm sóc vì vậy mâu thuẫn giữa những kỹ sư nông nghiệp và nơng dân là khó tránh khỏi, tuy không phải là chiếm đa số, mặc dù biết trong một vấn đề gì thì cũng có những khuyết điểm và thiếu sót khó mà hạn chế hết nhưng đây cũng là một vấn đề đáng để cả hai bên quan tâm.

Bên cạnh đó, việc thu mua một cách đồng bộ đã làm cho người dân chờ đợi từ vài ngày có khi là vài tuần mới có thể cân và bán lúa cho doanh nghiệp, làm cho chất lượng lúa giảm đi, từ việc mua bán chậm trễ này đã làm cho người dân mất lòng tin với doanh nghiệp, họ đã không tiếp tục ký hợp đồng với doanh nghiệp nữa mà quay trở về bán cho thương lái với mục tiêu nhanh gọn và thanh toán ngay khi cân lúa. Có những hộ sản xuất gặp phải nhiều hơn hai vấn đề khó khăn chứ khơng phải chỉ gặp một vấn đề như chúng ta đề cặp đến.

Từ những vấn đề trên cho ta thấy được tính hợp tác giữa các nhà chưa thật sự gắn bó. Nhà doanh nghiệp và nơng dân đều muốn có thu nhập cao mà thiếu sự chia sẻ cho nên dẫn đến tình trạng vi phạm hợp đồng ở cả 2 phía. Mặc khác, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nông sản và các đơn vị chế biến nông sản cũng như sự gắn kết giữa người cung ứng vật tư nông nghiệp với người sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu không ổn định và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm giá lúa đầu ra của nước ta thấp hơn những nước xuất khẩu gạo khác.

4.4 LỢI ÍCH TỪ HỢP ĐỒNG SẢN XUẤT

Bên cạnh những khó khăn đã và đang tồn tại thì lợi ích của hợp đồng là một điều đáng được quan tâm hơn, đó là lý do vì sao nhà nước ta khuyến khích doanh nghiệp và hỗ trợ nông dân về mọi mặt để việc sản xuất mang đến một lợi nhuận cao, góp phần phát triển cho nên nông nghiệp nước nhà, giúp nước ta vừa xuất khẩu với chất lượng và số lượng cao. Sau đây là một trong những lợi ích mà hợp đồng sản xuất mang đến cho nông hộ sản xuất cũng như là doanh nghiệp.

Hạn chế lớn nhất của những hộ sản xuất lúa là có một đầu ra ổn định, cứ vào mùa vụ thu hoạch thì phải liên hệ với thương lái, sau vài cuộc giao dịch cộng với việc thăm dò giá lúa từ những hộ xung quanh, cẩn thận hơn thì họ có thể tìm hiểu cả những vùng lân cận để xác định mức giá hợp lý nhất bán ra với lợi nhuận tối ưu. Việc ký kết hợp đồng sản xuất đã giúp nông hộ giải quyết vấn đề đầu ra một cách dễ dàng và với một mức giá hợp lý.

Đối với doanh nghiệp thì lợi ích rõ ràng và cụ thể nhất là doanh nghiệp sẽ xuất khẩu gạo với chất lượng đồng đều, số lượng và thời gian ổn định. Với số lượng và chất lượng cao như thế thì có thể giúp ngành hàng gạo của nước ta xuất khẩu có giá trị và thương hiệu cao hơn.

4.4.2 Tăng thu nhập

Hợp đồng sản xuất giúp thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ từ truyền thống sang hiện đại, sự hỗ trợ của doanh nghiệp rất nhiều cho quá trình này, cụ thể là việc cung cấp giống cây trồng tốt, có kiểm định chất lượng, hỗ trợ nông dân về KHKT, hỗ trợ việc sản xuất từ khi xuống giống cho đến khi thu hoạch. Kết thúc một HĐSX tương đương với hết một vụ mùa thì doanh nghiệp sẽ thanh tốn ngay tiền mặt cho nơng dân, việc chuyển đổi cách thức sản xuất này sẽ giúp người dân giảm đi những chi phí khơng đáng có và làm cho thu nhập vừa tăng và vừa ổn định.

4.4.3 Giảm rủi ro do biến động giá

Tăng thu nhập trong hợp đồng sản xuất tương đương với việc giảm rủi ro về giá cho nông dân. Giá là vấn đề mà nông hộ quan tâm nhất trong quá trình sản xuất của mình, giá ảnh hưởng từ vùng này sang vùng khác trong một mùa vụ, những hộ nhỏ thiếu thơng tin hoặc có ít thơng tin về sự biến động của giá thì nguy cơ mất thu nhập nhìu hơn khi giá có chiều hướng đi xuống. Trong khi đó, khi ký kết hợp đồng thì nơng hộ đươc doanh nghiệp đảm bảo hộ giá, với mức giá thị trường không đủ lợi nhuận cho nông hộ thì họ có thể chờ giá lên và bán với doanh nghiệp.

Tín dụng cụ thể là vấn đề vay vốn của nông hộ, tuy đã tháo gỡ và thơng thống hơn trong cách xét hợp đồng cho vay nhưng nơng dân cũng cịn khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, có nhiều ngân hàng hạn chế cho vay với những hộ sản xuất nhỏ lẻ vì lợi nhuận sẽ khơng cao với những món vay nhỏ lẻ này. Nhưng khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đồng nghĩa với việc nơng dân có một đầu ra vững chắc thì việc cho vay của ngân hàng là dễ dàng hơn, họ có thể dựa vào bảng hợp đồng và ấn định mức và thời gian cho vay hợp lý. Đây là một trong những thuận lợi mà nông hộ nhận thấy rõ ràng nhất.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ GIỮA NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP THÔNG QUA HỢP ĐỒNG SẢN XUẤT

Mối quan hệ Doanh nghiệp- Nông dân ở An Giang thơng qua hình thức hợp đồng đựơc đánh giá rất thành cơng nhưng trên thực tế vẫn có nhiều nơng hộ đã rút khỏi hợp đồng do họ khơng tìm thấy được những lợi ích như mong muốn. Cụ thể là:

+ Do thói quen canh tác và kinh nghiệm sản xuất của họ và những kỹ sư nơng nghiệp có sự khác biệt (sự khác biệt này khơng phải hồn tồn nhưng cũng ảnh hưởng một phần đến việc sản xuất) dễ gây mâu thuẫn trong sản xuất.

+ Ẩm độ là vấn đề đáng quan tâm nhất khi nông dân bán lúa, thời gian thu mua lúa của doanh nghiệp càng lâu thì ẩm độ càng tăng và giá lúa thì giảm đi.

Đối với doanh nghiệp: khi giao kết hợp đồng doanh nghiệp đưa ra mức giá sàn bảo đảm nơng dân có lãi, thế nhưng vào thời điểm thu hoạch sản phẩm, nếu giá thị trường cao hơn giá sàn trong hợp đồng thì nơng dân tự ý đem sản phẩm bán cho thương lái, hoặc trường hợp giá thị trường thấp hơn giá sàn thì doanh nghiệp vẫn phải thu mua theo hợp đồng, phần vốn chênh lệch chẳng được bù lỗ gì.

Sau đây là một số giải pháp đối với từng đối tượng

5.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Để đạt được những mục tiêu mà chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản theo hợp đồng đã có từ Quyết định 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/06/2002 của nhà nước thì những doanh nghiệp thu mua lúa cần phải:

- Tạo lịng tin cho nơng hộ: tạo lòng tin bằng việc làm đúng như cam kết trong hợp đồng, đúng, đủ và chính xác từ khâu giao giống cho đến khâu thu mua để người dân yên tâm sản xuất.

- Về cách thức sản xuất: để doanh nghiệp và nông hộ sản xuất lúa tránh những mâu thuẫn khơng đáng có xảy ra trong q trình sản xuất thì kỹ sư nơng

phải dùng kiến thức của bản thân truyền đạt những KHKT cũng như là cách thức sản xuất sao cho hiệu quả nhất nhưng đồng thời cũng phải lắng nghe ý kiến và cách thức sản xuất truyền thống của nơng dân, vì kinh nghiệm sản xuất của họ khá lâu.

- Vấn đề kho bãi: Trong khi thu hoạch đồng loạt thì vấn đề kho bãi, cân và thanh tốn tiền cho nơng dân rất quan trọng, để q trình thu mua diễn ra nhanh chóng, khơng mất thời gian cho cả hai bên thì doanh nghiệp cần có một kế hoạch thu mua cụ thể, những vùng, khu vực nào sẽ cắt, cân, bán, sấy và trữ kho trước và vùng nào sẽ diễn ra những hoạt động thu mua đó sau, tránh tình trạng đồng loạt gây chậm chạm và khó khăn. Bên cạnh đó thì hệ thống kho bãi cần phải được đầu tư nhiều hơn tránh tình trạng số lượng lúa cao nhiều gấp so với số lượng kho.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao mối quan hệ kinh doanh giữa nông dân sản xuất lúa và doanh nghiệp huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)