LỢI ÍCH TỪ HỢP ĐỒNG SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao mối quan hệ kinh doanh giữa nông dân sản xuất lúa và doanh nghiệp huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.4 LỢI ÍCH TỪ HỢP ĐỒNG SẢN XUẤT

Bên cạnh những khó khăn đã và đang tồn tại thì lợi ích của hợp đồng là một điều đáng được quan tâm hơn, đó là lý do vì sao nhà nước ta khuyến khích doanh nghiệp và hỗ trợ nông dân về mọi mặt để việc sản xuất mang đến một lợi nhuận cao, góp phần phát triển cho nên nông nghiệp nước nhà, giúp nước ta vừa xuất khẩu với chất lượng và số lượng cao. Sau đây là một trong những lợi ích mà hợp đồng sản xuất mang đến cho nông hộ sản xuất cũng như là doanh nghiệp.

Hạn chế lớn nhất của những hộ sản xuất lúa là có một đầu ra ổn định, cứ vào mùa vụ thu hoạch thì phải liên hệ với thương lái, sau vài cuộc giao dịch cộng với việc thăm dò giá lúa từ những hộ xung quanh, cẩn thận hơn thì họ có thể tìm hiểu cả những vùng lân cận để xác định mức giá hợp lý nhất bán ra với lợi nhuận tối ưu. Việc ký kết hợp đồng sản xuất đã giúp nông hộ giải quyết vấn đề đầu ra một cách dễ dàng và với một mức giá hợp lý.

Đối với doanh nghiệp thì lợi ích rõ ràng và cụ thể nhất là doanh nghiệp sẽ xuất khẩu gạo với chất lượng đồng đều, số lượng và thời gian ổn định. Với số lượng và chất lượng cao như thế thì có thể giúp ngành hàng gạo của nước ta xuất khẩu có giá trị và thương hiệu cao hơn.

4.4.2 Tăng thu nhập

Hợp đồng sản xuất giúp thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ từ truyền thống sang hiện đại, sự hỗ trợ của doanh nghiệp rất nhiều cho quá trình này, cụ thể là việc cung cấp giống cây trồng tốt, có kiểm định chất lượng, hỗ trợ nông dân về KHKT, hỗ trợ việc sản xuất từ khi xuống giống cho đến khi thu hoạch. Kết thúc một HĐSX tương đương với hết một vụ mùa thì doanh nghiệp sẽ thanh tốn ngay tiền mặt cho nơng dân, việc chuyển đổi cách thức sản xuất này sẽ giúp người dân giảm đi những chi phí khơng đáng có và làm cho thu nhập vừa tăng và vừa ổn định.

4.4.3 Giảm rủi ro do biến động giá

Tăng thu nhập trong hợp đồng sản xuất tương đương với việc giảm rủi ro về giá cho nông dân. Giá là vấn đề mà nông hộ quan tâm nhất trong quá trình sản xuất của mình, giá ảnh hưởng từ vùng này sang vùng khác trong một mùa vụ, những hộ nhỏ thiếu thơng tin hoặc có ít thơng tin về sự biến động của giá thì nguy cơ mất thu nhập nhìu hơn khi giá có chiều hướng đi xuống. Trong khi đó, khi ký kết hợp đồng thì nơng hộ đươc doanh nghiệp đảm bảo hộ giá, với mức giá thị trường không đủ lợi nhuận cho nông hộ thì họ có thể chờ giá lên và bán với doanh nghiệp.

Tín dụng cụ thể là vấn đề vay vốn của nông hộ, tuy đã tháo gỡ và thơng thống hơn trong cách xét hợp đồng cho vay nhưng nơng dân cũng cịn khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, có nhiều ngân hàng hạn chế cho vay với những hộ sản xuất nhỏ lẻ vì lợi nhuận sẽ khơng cao với những món vay nhỏ lẻ này. Nhưng khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đồng nghĩa với việc nơng dân có một đầu ra vững chắc thì việc cho vay của ngân hàng là dễ dàng hơn, họ có thể dựa vào bảng hợp đồng và ấn định mức và thời gian cho vay hợp lý. Đây là một trong những thuận lợi mà nông hộ nhận thấy rõ ràng nhất.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ GIỮA NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP THÔNG QUA HỢP ĐỒNG SẢN XUẤT

Mối quan hệ Doanh nghiệp- Nông dân ở An Giang thơng qua hình thức hợp đồng đựơc đánh giá rất thành cơng nhưng trên thực tế vẫn có nhiều nơng hộ đã rút khỏi hợp đồng do họ khơng tìm thấy được những lợi ích như mong muốn. Cụ thể là:

+ Do thói quen canh tác và kinh nghiệm sản xuất của họ và những kỹ sư nơng nghiệp có sự khác biệt (sự khác biệt này khơng phải hồn tồn nhưng cũng ảnh hưởng một phần đến việc sản xuất) dễ gây mâu thuẫn trong sản xuất.

+ Ẩm độ là vấn đề đáng quan tâm nhất khi nông dân bán lúa, thời gian thu mua lúa của doanh nghiệp càng lâu thì ẩm độ càng tăng và giá lúa thì giảm đi.

Đối với doanh nghiệp: khi giao kết hợp đồng doanh nghiệp đưa ra mức giá sàn bảo đảm nơng dân có lãi, thế nhưng vào thời điểm thu hoạch sản phẩm, nếu giá thị trường cao hơn giá sàn trong hợp đồng thì nơng dân tự ý đem sản phẩm bán cho thương lái, hoặc trường hợp giá thị trường thấp hơn giá sàn thì doanh nghiệp vẫn phải thu mua theo hợp đồng, phần vốn chênh lệch chẳng được bù lỗ gì.

Sau đây là một số giải pháp đối với từng đối tượng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao mối quan hệ kinh doanh giữa nông dân sản xuất lúa và doanh nghiệp huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)