3. Ý nghĩa của đề tài
2.3.1. Điều tra thành phần và diễn biến của sâu hại trên rau bắp cải tạ
điểm thực tập
2.3.2. Nghiên cứu hiệu lực trừ sâu của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải tại Thái Nguyên vụ đông xuân chính vụ năm 2010
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất rau tại Thái Nguyên
- Số liệu về hiện trạng sản xuất rau được thu thập tại Cục thống kê và Phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên.
- Số liệu sơ cấp thu thập theo phương pháp điều tra sử dụng bộ câu hỏi có tiêu chí thiết kế trước và câu hỏi mở (semi - structural questionaire) và thảo luận nhóm là công cụ chính của điều tra.
2.4.2. Điều tra thành phần và diễn biến của sâu hại trên rau bắp cải tại Thái Nguyên Thái Nguyên
Phương pháp điều tra được tiến hành theo phương pháp chung của Viện Bảo vệ thực vật.
- Định kỳ điều tra 5 ngày một lần trên cây rau bắp cải tại vùng chuyên canh rau của Thái Nguyên.
- Xác định thành phần sâu hại theo phương pháp: Điều tra ruộng cố định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điều tra ruộng cố định:
Phương pháp: Điều tra thành phần và diễn biến của sâu hại trên rau bắp cải được điều tra theo 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 1m2, mỗi lần điều tra không lặp lại số cây lần trước đã điều tra.
Xác định thành phần mật độ sâu hại trên đồng ruộng Mật độ sâu (con/m2
) = Tổng số sâu điều tra (con) Diện tích điều tra (m2)
+ Điều tra bổ sung: Trên một số địa điểm khác trồng bắp cải, phương pháp tiến hành giống như điều tra cố định.
2.4.3. Nghiên cứu hiệu lực trừ sâu của cây hành và cây tỏi
3.4.3.1. Thí nghiệm trong phòng
Thu củ của cây hành và cây tỏi có khả năng trừ sâu ngoài tự nhiên đem về rửa sạch, băm hoặc giã nhỏ, ngâm vào trong nước 24h, lọc lấy dung dịch ngâm phun lên cây có sâu hoặc nhúng cây chưa có sâu vào dung dịch trước khi thả sâu. Phương pháp nuôi rệp, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và sâu khoang hại rau được tiến hành theo phương pháp chuẩn của Viện Bảo vệ thực vật và của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
+ Đối với rệp: Thu thập rệp trưởng thành ngoài ruộng về, thả rệp vào cây bắp cải trong lồng nuôi sâu để gây rệp giống sử dụng trong thí nghiệm. Trước khi tiến hành thí nghiệm, bắt một số rệp trưởng thành cho vào cây bắp cải sạch rệp nuôi riêng, ngày hôm sau (1 ngày) thu rệp non mới nở thả vào các lồng nuôi sâu chuẩn bị cho thí nghiệm.
+ Đối với sâu tơ, sâu xanh và sâu khoang: Thu thập nhộng và sâu trưởng thành từ ngoài ruộng về. Cho đến khi nhộng chuẩn bị vũ hóa, cho nhộng vào đĩa Petri (khoảng 50 - 100 nhộng) rồi đặt đĩa Petri có nhộng vào trong lồng nuôi sâu có trồng cải sạch sâu trong đó, đến khi nhộng vũ hóa thành trưởng thành, bướm sẽ đẻ trứng lên cây cải. Lấy bông tẩm nước đường cho vào lồng nuôi sâu để làm thức ăn cho bướm. Theo dõi đến khi bướm nở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
rộ thì bắt đầu thu trứng. Thu toàn bộ trứng đẻ tập trung trong 3 ngày liên tục, cho vào các bô can nhỏ và theo dõi trứng nở ra sâu non đồng đều. Hàng ngày thay thức ăn cho sâu. Khi sâu sang tuổi 2 thì lấy ra làm thí nghiệm.
* Phương pháp xác định tác dụng xua đuổi, gây ngán, tiêu diệt sâu của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi
- Thí nghiệm 1: Phương pháp xác định tác dụng xua đuổi sâu của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi:
+ Phương pháp xác định tác dụng xua đuổi sâu của dung dịch ngâm củ hành: Lấy 20 cây cải cùng độ tuổi trồng vào các cốc, cứ một cốc một cây, các cốc có kích thước bằng nhau. Lấy 10 cây nhúng vào dung dịch ngâm củ hành (công thức thí nghiệm) và 10 cây còn lại nhúng vào nước lã (công thức đối chứng). Sau đó để cho ráo nước rồi cho vào lồng nuôi sâu. Khi cho vào lồng nuôi sâu, các cốc rau được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 10 cốc, cứ lần lượt một cốc nhúng dung dịch ngâm củ hành và một cốc nhúng nước lã. Sau đó thả 20 con sâu vào mỗi cây rau trong cốc và quan sát hướng di chuyển, hành vi của các cá thể sâu trên cây rau trong 11 - 12h sau thí nghiệm.
+ Phương pháp xác định tác dụng xua đuổi sâu của dung dịch ngâm củ tỏi cách làm tương tự như trên.
Chỉ tiêu theo dõi hàng ngày: Số sâu sống, chết ở mỗi công thức và hiệu quả xua đuổi sâu được tính theo công thức:
E(%) =
Cb - Tb
x 100 Cb
Trong đó:
E: Hiệu lực xua đuổi (%)
Ca: Số sâu còn sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm Tb: Số sâu còn sống ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thí nghiệm 2: Phương pháp xác định tác dụng gây ngán đối với sâu của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi.
Xác định hiệu lực gây ngán của dung dịch ngâm củ hành và củ tỏi đối với sâu được tính theo phương pháp cải tiến từ phương pháp: “Leaf dics no – choice” của Kubo & Nakanishi, 1977.
+ Phương pháp xác định hiệu lực gây ngán của dung dịch ngâm củ hành: Lấy 20 cây cải nguyên vẹn (không có triệu chứng bị hại do sâu, bệnh) cùng độ tuổi được trồng vào các cốc, mỗi cây một cốc, các cốc có kích thước bằng nhau. Lấy 10 cây nhúng vào dung dịch ngâm củ hành (công thức thí nghiệm) và 10 cây còn lại nhúng vào nước lã (công thức đối chứng), sau đó để cho chúng ráo nước rồi cho vào 2 lồng nuôi sâu (01 lồng có các cốc rau nhúng vào nước lã làm đối chứng, 01 lồng có các cốc rau nhúng vào dung dịch ngâm củ hành), sau đó thả 20 con sâu vào mỗi cây rau trong cốc và quan sát hiệu lực gây ngán của sâu trên cây rau trong 24 – 36h sau thí nghiệm.
+ Phương pháp xác định hiệu lực gây ngán của dung dịch ngâm củ tỏi cách làm tương tự như trên.
Nếu các công thức thí nghiệm có ít hoặc không thấy có vết gây hại của sâu nhưng sau một thời gian thấy sâu chết thì chứng tỏ dung dịch ngâm có tác dụng gây ngán đối với sâu. Khi đó, ta tính hiệu lực gây ngán như sau:
C(%) = Ac - Tc x 100 Ac Trong đó: C: Hiệu lực gây ngán (%)
Ac: Là diện tích lá bị sâu ăn ở công thức đối chứng sau thí nghiệm Tc: Là diện tích lá bị sâu ăn ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Thí nghiệm 3: Phương pháp xác định tác dụng tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi
+ Phương pháp xác định hiệu lực tiêu diệt của dung dịch ngâm củ hành: Lấy 20 cây cải nguyên vẹn (không có triệu chứng bị hại do sâu, bệnh) cùng độ tuổi được trồng vào các cốc, mỗi cây một cốc, các cốc có kích thước bằng nhau, cho vào 2 lồng nuôi sâu, mỗi lồng 10 cốc xếp thành 2 hàng mỗi hàng 5 cốc, sau đó thả 20 con sâu vào mỗi cây rau trong cốc rồi tiến hành phun, 1 lồng phun dung dịch ngâm củ hành, lồng còn lại phun nước lã và quan sát số sâu sống, chết hàng ngày ở mỗi công thức.
+ Phương pháp xác định hiệu lực tiêu diệt của dung dịch ngâm củ tỏi tương tự như trên
- Nếu các công thức thí nghiệm thấy có vết gây hại của sâu, sau đó một thời gian thấy sâu chết, chứng tỏ dung dịch ngâm có độc tố gây chết ở sâu. Khi đó hiệu lực tiêu diệt được tính theo công thức Abbott, 1925:
K(%) =
Ak - Tk
x 100 Ak
Trong đó:
K: Hiệu lực tiêu diệt (%)
Ak: Là số sâu sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm Tk: Là số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.4.3.2. Thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Mỗi thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, diện tích mỗi lần nhắc lại của một ô thí nghiệm là 20m2. Như vậy, tổng diện tích một thí nghiệm ít nhất là 180 m2
. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:
Dải bảo vệ Dải bảo vệ 1 3 2 Dải bảo vệ 3 2 1 2 1 3 Dải bảo vệ
Công thức 1 (đối chứng): Phun nước lã
Công thức 2: Phun dung dịch ngâm củ hành
Công thức 3: Phun dung dịch ngâm củ tỏi
Phương pháp xác định hiệu lực trừ sâu của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi được tính theo công thức Henderson – Tilton (1955):
Hiệu lực (%) = 1- Ta x Cb x 100 (Tb x Ca)
Trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn Tb: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm trước phun
Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau phun Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước phun
2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi đến năng suất rau bắp cải tại Thái Nguyên ngâm củ tỏi đến năng suất rau bắp cải tại Thái Nguyên
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bằng phương pháp cân trực tiếp sau thu hoạch.
- Tỷ lệ cuốn (%): Đếm số cây cuốn bắp sau đó tính bằng công thức:
Tổng số cây cuốn =
(%) cây cuốn
x 100 Tổng số cây trồng
- Số cây được thu hoạch: Đếm số cây được thu hoạch sau đó tính theo CT
Tổng số cây được thu hoạch =
(%) cây cây được thu hoạch
x 100 Tổng số cây trồng
- Độ chặt của bắp:
- Khối lượng TB bắp (kg): Cân khối lượng từng cây rồi cộng lại và chia trung bình.
- Năng suất ô (kg): Cân trực tiếp sau thu hoạch khối lượng bắp trên mỗi ô thí nghiệm.
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Khối lượng trung bình bắp x % số cây được thu hoạch x mật độ cây/ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân trực tiếp khối lượng bắp sau thu hoạch của mỗi công thức thí nghiệm ở 3 lần nhắc lại, sau đó quy đổi ra 1 ha.
* Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng chương trình IRRISTAT 5.0 trong Windows.
Đồ thị biểu thị các số liệu trung bình được vẽ theo chương trình Micrroft Word 2003 và Excel 2003 trên máy vi tính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2010 đến tháng 02/2011
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2010 đến tháng 02/2011 Tháng Nhiệt độ(o C) Độ ẩm(%) Bốc hơi(%) Số giờ nắng(h) 10/2010 25,1 77,0 4,5 5,0 11/2010 20,9 74,0 3,8 4,0 12/2010 18,5 79,0 2,6 3,0 01/2011 18,5 87,0 1,7 1,0 02/2011 21,2 83,0 2,7 4,0
Qua bảng 3.1 ta thấy: nhiệt độ trung bình qua các tháng chênh lệch không đáng kể, cao nhất vào tháng 10 (25,1o
C) và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (18,5oC). Độ ẩm không khí trung bình tương đối lớn, dao động từ 74% - 87%. Số giờ nắng trung bình rất thấp và không có sự chênh lệch đáng kể giữa các tháng (1 – 5 giờ/ngày). Lượng bốc hơi mặt đất trung bình 1,7 – 4,5mm/ngày, trong đó cao nhất là tháng 10 (4,5mm/ngày) và thấp nhất là vào tháng 1 (1,7mm/ngày). Nhìn chung, nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình 5 tháng (cuối năm 2010 và đầu năm 2011) toàn tỉnh Thái Nguyên tương đối cao trong khi số giờ nắng và lượng bốc hơi lại thấp. Diễn biến thời tiết khí hậu tỉnh Thái Nguyên trong thời gian nghiên cứu thích hợp cho sự phát sinh, phát triển và gây hại của các loài sâu hại rau bắp cải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2. Thành phần sâu hại rau bắp cải vụ Đông Xuân chính vụ năm 2010 tại Thái Nguyên tại Thái Nguyên
Bảng 3.2: Thành phần sâu hại rau bắp cải vụ Đông Xuân chính vụ 2010 tại Thái Nguyên
TT Tên
Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ
Mức độ phổbiến
1 Rệp
Brevicoryne brassicae & Myzus persicae
Aphididae Homoptera +++
2 Sâu tơ Plutella xylostella Plutellidae Lepidoptera +++
3 Sâu xanh Pieris rapae Pieridae Lepidoptera +++
4 Sâu khoang Spodoptera litura Noctuidae Lepidoptera ++
5 Bọ nhảy Phyllostreta vittata Chrysomelidae Coleoptera +++
Chú thích: +++ nhiều; ++ trung bình; + ít
Qua bảng 02 ta thấy, trong vụ Đông Xuân chính vụ năm 2010 – 2011 tại Thái Nguyên có 5 loài sâu xuất hiện và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của bắp cải. Trong đó, rệp, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và bọ nhảy xuất hiện nhiều và gây hại nặng; còn sâu khoang xuất hiện và gây hại với mức độ trung bình.
3.3. Kết quả nghiên cứu diễn biến các loài sâu hại rau bắp cải qua các kỳ điều tra
Diễn biến của các loài sâu hại khác nhau nên sự xuất hiện và mức độ gây hại của các loài qua các thời kỳ theo dõi cũng khác nhau. Do đó, việc theo dõi diễn biến của sâu qua các thời kỳ điều tra sẽ là cơ sở cho công tác phòng trừ chúng. Qua điều tra, kết quả thu được ở bảng 3.3 và hình 3.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.3: Diễn biến của sâu hại bắp cải vụ đông xuân chính vụ năm 2010 tại Thái Nguyên
Ngày Sâu xanh (con/m2) Sâu khoang (con/m2) Sâu tơ (con/m2) Rệp (con/m2) Bọ nhảy (con/m2) 20/10 4 3 5 8 7 25/10 18 15 21 26 24 30/10 59 55 62 121 95 4/11 96 87 102 306 198 9/11 134 119 198 532 289 14/11 297 289 301 805 363 19/11 254 241 259 673 368 24/11 212 193 211 201 117 29/11 71 54 64 11 23 4/12 83 61 74 32 46 9/12 95 82 101 106 98 14/12 132 154 137 205 179 19/12 24 19 28 0 5 24/12 5 2 4 6 11 29/12 9 6 8 11 24 4/1 27 24 29 32 28 9/1 17 15 12 8 5 14/1 3 4 2 0 1 19/1 0 2 5 0 0 24/1 0 0 0 0 0 29/1 4 5 3 7 8 3/2 13 17 12 19 14 8/2 32 27 29 42 31 13/2 43 40 38 61 58 TB 68,00 63.08 71.04 133.83 83,00
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng số liệu 3.3 diễn biến của sâu hại bắp cải vụ đông xuân chính vụ năm 2010 ta có thể thấy rõ được tình hình sinh trưởng và phát triển sâu hại rau cải bắp.
Qua bảng 3.3 ta thấy: Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cải bắp vụ Đông Xuân chính vụ năm 2010 tại Thái Nguyên, các loài sâu hại (sâu xanh bướm trắng, rệp, sâu khoang, sâu tơ và bọ nhảy) đều xuất hiện và gây hại ngay từ kỳ điều tra đầu tiên (ngày 20/10/2010, tức 5 ngày sau trồng) cho đến khi thu hoạch. Trong đó, mật độ sâu xanh bướm trắng đạt cao điểm vào ngày 14/11, với mật độ trung bình 297 con/m2; sau đó mật độ sâu giảm dần cho đến khi thu hoạch, với mật độ trung bình dao động 68 con/m2.
Sâu khoang xuất hiện, gây hại và đạt cao điểm thứ nhất vào ngày 14/11, với mật độ trung bình 289 con/m2 và cao điểm thứ 2 vào ngày 19/11, với mật độ 241 con/m2; sau đó mật độ sâu giảm dần cho đến khi thu hoạch, với mật độ trung bình chỉ đạt 63,08 con/m2
Sâu tơ xuất hiện, gây hại và đạt cao điểm thứ nhất vào ngày 14/11, với mật độ trung bình 301 con/m2 và cao điểm thứ 2 vào ngày 19/11, với mật độ 259 con/m2; sau đó mật độ sâu tơ giảm dần cho đến khi thu hoạch, với mật độ trung bình chỉ đạt