3. Ý nghĩa của đề tài
2.4.3. Nghiên cứu hiệu lực trừ sâu của cây hành và cây tỏi
3.4.3.1. Thí nghiệm trong phòng
Thu củ của cây hành và cây tỏi có khả năng trừ sâu ngoài tự nhiên đem về rửa sạch, băm hoặc giã nhỏ, ngâm vào trong nước 24h, lọc lấy dung dịch ngâm phun lên cây có sâu hoặc nhúng cây chưa có sâu vào dung dịch trước khi thả sâu. Phương pháp nuôi rệp, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và sâu khoang hại rau được tiến hành theo phương pháp chuẩn của Viện Bảo vệ thực vật và của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
+ Đối với rệp: Thu thập rệp trưởng thành ngoài ruộng về, thả rệp vào cây bắp cải trong lồng nuôi sâu để gây rệp giống sử dụng trong thí nghiệm. Trước khi tiến hành thí nghiệm, bắt một số rệp trưởng thành cho vào cây bắp cải sạch rệp nuôi riêng, ngày hôm sau (1 ngày) thu rệp non mới nở thả vào các lồng nuôi sâu chuẩn bị cho thí nghiệm.
+ Đối với sâu tơ, sâu xanh và sâu khoang: Thu thập nhộng và sâu trưởng thành từ ngoài ruộng về. Cho đến khi nhộng chuẩn bị vũ hóa, cho nhộng vào đĩa Petri (khoảng 50 - 100 nhộng) rồi đặt đĩa Petri có nhộng vào trong lồng nuôi sâu có trồng cải sạch sâu trong đó, đến khi nhộng vũ hóa thành trưởng thành, bướm sẽ đẻ trứng lên cây cải. Lấy bông tẩm nước đường cho vào lồng nuôi sâu để làm thức ăn cho bướm. Theo dõi đến khi bướm nở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
rộ thì bắt đầu thu trứng. Thu toàn bộ trứng đẻ tập trung trong 3 ngày liên tục, cho vào các bô can nhỏ và theo dõi trứng nở ra sâu non đồng đều. Hàng ngày thay thức ăn cho sâu. Khi sâu sang tuổi 2 thì lấy ra làm thí nghiệm.
* Phương pháp xác định tác dụng xua đuổi, gây ngán, tiêu diệt sâu của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi
- Thí nghiệm 1: Phương pháp xác định tác dụng xua đuổi sâu của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi:
+ Phương pháp xác định tác dụng xua đuổi sâu của dung dịch ngâm củ hành: Lấy 20 cây cải cùng độ tuổi trồng vào các cốc, cứ một cốc một cây, các cốc có kích thước bằng nhau. Lấy 10 cây nhúng vào dung dịch ngâm củ hành (công thức thí nghiệm) và 10 cây còn lại nhúng vào nước lã (công thức đối chứng). Sau đó để cho ráo nước rồi cho vào lồng nuôi sâu. Khi cho vào lồng nuôi sâu, các cốc rau được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 10 cốc, cứ lần lượt một cốc nhúng dung dịch ngâm củ hành và một cốc nhúng nước lã. Sau đó thả 20 con sâu vào mỗi cây rau trong cốc và quan sát hướng di chuyển, hành vi của các cá thể sâu trên cây rau trong 11 - 12h sau thí nghiệm.
+ Phương pháp xác định tác dụng xua đuổi sâu của dung dịch ngâm củ tỏi cách làm tương tự như trên.
Chỉ tiêu theo dõi hàng ngày: Số sâu sống, chết ở mỗi công thức và hiệu quả xua đuổi sâu được tính theo công thức:
E(%) =
Cb - Tb
x 100 Cb
Trong đó:
E: Hiệu lực xua đuổi (%)
Ca: Số sâu còn sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm Tb: Số sâu còn sống ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thí nghiệm 2: Phương pháp xác định tác dụng gây ngán đối với sâu của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi.
Xác định hiệu lực gây ngán của dung dịch ngâm củ hành và củ tỏi đối với sâu được tính theo phương pháp cải tiến từ phương pháp: “Leaf dics no – choice” của Kubo & Nakanishi, 1977.
+ Phương pháp xác định hiệu lực gây ngán của dung dịch ngâm củ hành: Lấy 20 cây cải nguyên vẹn (không có triệu chứng bị hại do sâu, bệnh) cùng độ tuổi được trồng vào các cốc, mỗi cây một cốc, các cốc có kích thước bằng nhau. Lấy 10 cây nhúng vào dung dịch ngâm củ hành (công thức thí nghiệm) và 10 cây còn lại nhúng vào nước lã (công thức đối chứng), sau đó để cho chúng ráo nước rồi cho vào 2 lồng nuôi sâu (01 lồng có các cốc rau nhúng vào nước lã làm đối chứng, 01 lồng có các cốc rau nhúng vào dung dịch ngâm củ hành), sau đó thả 20 con sâu vào mỗi cây rau trong cốc và quan sát hiệu lực gây ngán của sâu trên cây rau trong 24 – 36h sau thí nghiệm.
+ Phương pháp xác định hiệu lực gây ngán của dung dịch ngâm củ tỏi cách làm tương tự như trên.
Nếu các công thức thí nghiệm có ít hoặc không thấy có vết gây hại của sâu nhưng sau một thời gian thấy sâu chết thì chứng tỏ dung dịch ngâm có tác dụng gây ngán đối với sâu. Khi đó, ta tính hiệu lực gây ngán như sau:
C(%) = Ac - Tc x 100 Ac Trong đó: C: Hiệu lực gây ngán (%)
Ac: Là diện tích lá bị sâu ăn ở công thức đối chứng sau thí nghiệm Tc: Là diện tích lá bị sâu ăn ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Thí nghiệm 3: Phương pháp xác định tác dụng tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi
+ Phương pháp xác định hiệu lực tiêu diệt của dung dịch ngâm củ hành: Lấy 20 cây cải nguyên vẹn (không có triệu chứng bị hại do sâu, bệnh) cùng độ tuổi được trồng vào các cốc, mỗi cây một cốc, các cốc có kích thước bằng nhau, cho vào 2 lồng nuôi sâu, mỗi lồng 10 cốc xếp thành 2 hàng mỗi hàng 5 cốc, sau đó thả 20 con sâu vào mỗi cây rau trong cốc rồi tiến hành phun, 1 lồng phun dung dịch ngâm củ hành, lồng còn lại phun nước lã và quan sát số sâu sống, chết hàng ngày ở mỗi công thức.
+ Phương pháp xác định hiệu lực tiêu diệt của dung dịch ngâm củ tỏi tương tự như trên
- Nếu các công thức thí nghiệm thấy có vết gây hại của sâu, sau đó một thời gian thấy sâu chết, chứng tỏ dung dịch ngâm có độc tố gây chết ở sâu. Khi đó hiệu lực tiêu diệt được tính theo công thức Abbott, 1925:
K(%) =
Ak - Tk
x 100 Ak
Trong đó:
K: Hiệu lực tiêu diệt (%)
Ak: Là số sâu sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm Tk: Là số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.4.3.2. Thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Mỗi thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, diện tích mỗi lần nhắc lại của một ô thí nghiệm là 20m2. Như vậy, tổng diện tích một thí nghiệm ít nhất là 180 m2
. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:
Dải bảo vệ Dải bảo vệ 1 3 2 Dải bảo vệ 3 2 1 2 1 3 Dải bảo vệ
Công thức 1 (đối chứng): Phun nước lã
Công thức 2: Phun dung dịch ngâm củ hành
Công thức 3: Phun dung dịch ngâm củ tỏi
Phương pháp xác định hiệu lực trừ sâu của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi được tính theo công thức Henderson – Tilton (1955):
Hiệu lực (%) = 1- Ta x Cb x 100 (Tb x Ca)
Trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn Tb: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm trước phun
Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau phun Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước phun