Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số loại thực vật thuộc họ hành tỏi (ALLIUMACEAE) trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải vụ đông xuân chính vụ năm 2010 tại Thái Nguyên (Trang 39)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch

ngâm củ tỏi đến năng suất rau bắp cải tại Thái Nguyên

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bằng phương pháp cân trực tiếp sau thu hoạch.

- Tỷ lệ cuốn (%): Đếm số cây cuốn bắp sau đó tính bằng công thức:

Tổng số cây cuốn =

(%) cây cuốn

x 100 Tổng số cây trồng

- Số cây được thu hoạch: Đếm số cây được thu hoạch sau đó tính theo CT

Tổng số cây được thu hoạch =

(%) cây cây được thu hoạch

x 100 Tổng số cây trồng

- Độ chặt của bắp:

- Khối lượng TB bắp (kg): Cân khối lượng từng cây rồi cộng lại và chia trung bình.

- Năng suất ô (kg): Cân trực tiếp sau thu hoạch khối lượng bắp trên mỗi ô thí nghiệm.

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Khối lượng trung bình bắp x % số cây được thu hoạch x mật độ cây/ha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân trực tiếp khối lượng bắp sau thu hoạch của mỗi công thức thí nghiệm ở 3 lần nhắc lại, sau đó quy đổi ra 1 ha.

* Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng chương trình IRRISTAT 5.0 trong Windows.

Đồ thị biểu thị các số liệu trung bình được vẽ theo chương trình Micrroft Word 2003 và Excel 2003 trên máy vi tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2010 đến tháng 02/2011

Bảng 3.1: Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2010 đến tháng 02/2011 Tháng Nhiệt độ(o C) Độ ẩm(%) Bốc hơi(%) Số giờ nắng(h) 10/2010 25,1 77,0 4,5 5,0 11/2010 20,9 74,0 3,8 4,0 12/2010 18,5 79,0 2,6 3,0 01/2011 18,5 87,0 1,7 1,0 02/2011 21,2 83,0 2,7 4,0

Qua bảng 3.1 ta thấy: nhiệt độ trung bình qua các tháng chênh lệch không đáng kể, cao nhất vào tháng 10 (25,1o

C) và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (18,5oC). Độ ẩm không khí trung bình tương đối lớn, dao động từ 74% - 87%. Số giờ nắng trung bình rất thấp và không có sự chênh lệch đáng kể giữa các tháng (1 – 5 giờ/ngày). Lượng bốc hơi mặt đất trung bình 1,7 – 4,5mm/ngày, trong đó cao nhất là tháng 10 (4,5mm/ngày) và thấp nhất là vào tháng 1 (1,7mm/ngày). Nhìn chung, nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình 5 tháng (cuối năm 2010 và đầu năm 2011) toàn tỉnh Thái Nguyên tương đối cao trong khi số giờ nắng và lượng bốc hơi lại thấp. Diễn biến thời tiết khí hậu tỉnh Thái Nguyên trong thời gian nghiên cứu thích hợp cho sự phát sinh, phát triển và gây hại của các loài sâu hại rau bắp cải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số loại thực vật thuộc họ hành tỏi (ALLIUMACEAE) trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải vụ đông xuân chính vụ năm 2010 tại Thái Nguyên (Trang 39)