Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học các quy luật di truyền sinh học 9. (Trang 50 - 53)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3.Phương pháp thực nghiệm

3.3.1. Chọn trường, lớp thực nghiệm và giáo viên dạy thực nghiệm

1/ Chọn trường, lớp thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 02 trường THCS của huyện Đơng Hưng tỉnh Thái Bình là:

- Trường THCS Phương Cường Xá: chọn 4 lớp (2 lớp ĐC, 2 lớp TN), tổng số 122 HS tham gia.

- Trường THCS Phạm Huy Quang: chọn 4 lớp (2 lớp ĐC, 2 lớp TN), tổng số 120 HS tham gia.

Tất cả các lớp TN và ĐC được lựa chọn theo nguyên tắc đồng đều, chỉ khác nhau ở chỗ : Đối với các lớp TN được dạy theo giáo án TN cịn lớp ĐC dạy theo giáo án bình thường.

2/ Chọn GV thực nghiệm:

Chúng tơi chọn ra mỗi trường 1 GV thực nghiệm, đĩ là những giáo viên cĩ trình độ chuyên mơn nghiệp vụ khá, giỏi, cĩ kinh nghiệm giảng dạy tốt. Trước thực nghiệm và sau thực nghiệm chúng tơi thường xuyên trao đổi với các GV thực nghiệm của 2 trường để thảo luận và thống nhất nội dung cũng như phương pháp dạy. Bố trí lớp TN và lớp ĐC do cùng một GV giảng dạy.

3.3.2. Bố trí thực nghiệm

1/ Thực nghiệm thăm dị

Trước khi thực nghiệm chính thức, chúng tơi đã tiến hành thực nghiệm thăm dị trên đối tượng HS lớp 9 thuộc 2 trường trên. Chúng tơi đã khảo sát bằng một số bài kiểm tra ngắn sau giờ học, kết hợp thảo luận với GV dạy chính ở các lớp đĩ nhằm bố trí các lớp TN và ĐC cĩ trình độ tương đương nhau.

2/ Thực nghiệm chính thức

Thời gian thực nghiệm: Từ ngày 10/8/2012 đến 27/9/2012

Sau thực nghiệm thăm dị, theo kế hoạch, chúng tơi tiến hành thực nghiệm chính thức tại 2 trường nĩi trên. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tơi tiến hành kiểm tra 3 bài trắc nghiệm với thời gian 10 phút /1 bài. Sau 3 tuần thực nghiệm, chúng tơi kiểm tra độ bền kiến thức của HS bằng 1 bài trắc nghiệm 30 phút (Đề kiểm tra chung cho cả lớp TN và

ĐC). Bài kiểm tra của lớp TN và ĐC được chấm cùng đáp án và thang điểm (Phụ lục 2)

3.3.3. Tiến hành thực nghiệm

Đối với nhĩm TN: chúng tơi sử dụng các giáo án theo hướng tổ chức dạy học khám phá

Đối với nhĩm ĐC: chúng tơi sử dụng các giáo án truyền thống trên cơ sở các tư liệu trong SGK, cĩ sử dụng tranh, bảng biểu để tổ chức hoạt động học tập cho HS.

Cả nhĩm TN và nhĩm ĐC đều do cùng một GV dạy, đảm bảo sự đồng đều về các mặt: thời gian, nội dung kiến thức .

Các nhĩm TN và ĐC đều cĩ chế độ kiểm tra như nhau sau bài học bằng các đề kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Để đánh giá chất lượng nhận thức của HS, chúng tơi dựa theo theo tiêu chuẩn của Benjamin Bloom gồm 6 mức độ, trong đĩ khả năng “hiểu bài” tương ứng mức độ 1 và 2, khả năng “hệ thống hĩa kiến thức” tương ứng mức độ 3 đến mức độ 6. Các bài kiểm tra trong thực nghiệm và sau thực nghiệm được chấm theo thang điểm 10.

3.3.4. Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm

Phân tích kết quả thực nghiệm nhằm rút ra kết luận khoa học mang tính khách quan về vấn đề nghiên cứu.

Phân tích số liệu thu được bằng phần mềm M. Excel [ 7 ] : + Lập bảng phân phối kết quả thực nghiệm.

+ Tính giá trị trung bình và phương sai của mỗi mẫu.

+ So sánh giá trị trung bình để đánh giá khả năng hiểu bài và khả năng hệ thống hố kiến thức của các lớp TN so với các lớp ĐC, đồng thời phân tích phương sai để khẳng định nguồn ảnh hưởng đến kết quả học tập ở các lớp TN

và lớp ĐC là do cĩ hay khơng tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học phần “Các quy luật di truyền” (SH 9 - THCS).

+ Tính giá trị trung bình (X ), phương sai (S2) và độ lệch tiêu chuẩn S.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học các quy luật di truyền sinh học 9. (Trang 50 - 53)