Các quy định của pháp luật Việt Nam về xétxử phúc thẩm vụ án hình

Một phần của tài liệu Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai. (Trang 25 - 30)

hình sự trước khi ban hành Bộ luật TTHS năm 2015

2.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước khi ban hành BLTTHS 1988

Sau khi cách mạng tháng Tám thành cơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành là Sắc lệnh số 33C/LSL ngày 13/9/1945 quy định về việc thành lập các Tòa án quân sự, là tiền thân của các tòa án quân sự cũng như Tòa án nhân dân sau này. Trước yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng, Sắc lệnh cho phép Tòa án quân sự xét xử tất cả những người

nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo thủ tục chung thẩm, bản án của Tòa án quân sự có hiệu lực pháp luật

ngay, người phạm tội khơng có quyền chống án. Người bị kết án chỉ có quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm nếu là bản án tuyên xử tử. Tiếp đó Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán (Sắc lệnh số 13/SL) quy định:“Tịa đại hình xử sơ thẩm. Ơng Biện

lý, bị can và ngun đơn có quyền chống án lên Tịa thượng thẩm”. Theo quy định này,

“chống án” được hiểu là kháng cáo nhưng “chống án” khơng chỉ bao gồm kháng cáo mà cịn là “kháng nghị”. Đến năm 1959, khi Tòa án tối cao tách ra khỏi Bộ Tư pháp và trực thuộc Chính phủ, Nghị định số 381-TTg quy định Tịa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn: “…xử phúc thẩm chung thẩm những vụ án do Toà án cấp dưới

xử sơ thẩm trong các trường hợp có kháng nghị của Cơ quan cơng tố hoặc của đương sự”. [31, tr.6]. Những nội dung này được thể hiện trong các văn bản pháp luật như

Hiến pháp 1959, Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND năm 1960 cũng như các văn bản dưới luật khác.

Theo quy định của Hiến pháp 1959 thì Tịa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của những Tòa án nhân dân địa phương, các tịa cấp dưới. Luật tổ chức Tồ án nhân dân ngày 14-7-1960 quy định về tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu của Tòa án nhân dân các cấp. Lần đầu tiên kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, có một văn bản pháp luật phân định rõ thẩm quyền của Tòa án các cấp, trong đó có quy định về cấp xét xử phúc thẩm. Với các quy định tiến bộ như quy định hai cấp xét xử, quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm

thuộc về Viện kiểm sát (Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát trên một cấp); quyền kháng cáo (quyền chống bản án hoặc quyết định sơ thẩm) thuộc về các đương sự. Khi có chống án của đương sự hoặc kháng nghị của VKS, thì Tịa án nhân dân tối cao tiến hành xét xử phúc thẩm. Khi có chống án hoặc kháng nghị bản án (quyết định) của Tịa án khu tự trị thì Tịa hình sự Tịa án nhân dân tối cao sẽ xét xử phúc thẩm. Đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh bị chống án hoặc kháng nghị thì Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm. Phúc thẩm cũng được thực hiện ở tòa án cấp tỉnh trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện bị chống án hoặc kháng nghị.

Để hoàn thiện chế định phúc thẩm, TAND tối cao ban hành Thông tư số 03/NCPL ngày 19/5/1967 quy định về xét xử phúc thẩm thì trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự mới được quy định chi tiết, mang tính hệ thống. Trong Thông tư 03/NCPL nêu trên đã quy định rõ về quyền kháng cáo, kháng nghị cũng như quy định về thủ tục và thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Thông tư 03/NCPL là văn bản đầu tiên quy định mang tính hệ thống về xét xử phúc thẩm ở nước ta. Thơng tư này đã có một số quy định quan trọng như: đối với các bản án, quyết định sơ thẩm thì Tịa án phúc thẩm có nhiệm vụ xét xử lại tồn bộ vụ án. Trong trường hợp bản án sơ thẩm có sai sót, nếu như những sai sót này có lợi cho bị cáo thì Tịa án cấp phúc thẩm có quyền tự mình sửa chữanhững sai sót đó, việc xét xử lại tồn bộ vụ án trong trường hợp này đối với cả những bị cáo khơng có kháng cáo hoặc khơng bị kháng cáo, kháng nghị. Tịa án cấp phúc thẩm cũng có quyền hủy án sơ thẩm để điều tra, hủy án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại hoặc đình chỉ vụ án. Những vụ án mà có bị cáo đã được xét xử sơ thẩm, nếu thấy hình phạt đối với bị cáo chưa tương xứng thì Tịa án cấp phúc thẩm định lại tội danh nặng hơn hoặc tăng hình phạt đối với bị cáo. [31, tr. 206-207].

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, Thông tư 03/NCNL cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế khi thực hiện, đó là hoạt động xét xử phúc thẩm dần trở lên quá tải do phải xem xét lại quá nhiều án sơ thẩm, với toàn bộ các vụ án kể cả những vụ án khơng có kháng cáo, kháng nghị. Hơn nữa, bản án có hiệu lực pháp luật đơi khi bị thi hành chậm, từ đó quyền, lợi ích của người tham gia tố tụng phần nào bị ảnh hưởng. Đây là một trong những lí do mà Thơng tư 19/TATC ra đời ngày 02/10/1974 “Tịa án cấp phúc

thẩm có chức năng xét xử lại những vụ án được xét xử sơ thẩm mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị” và “nhiệm vụ của cấp phúc thẩm là thẩm tra tính hơp pháp và có căn cứ của bản án sơ thẩm và xét xử lại vụ án về mặt nội

dung”. Có thể nói đây là các tiếp cận tương đối chính xác và đẩy đủ về nhiệm vụ, tính

chất của xét xử phúc thẩm. Quyền kháng cáo quy định tương đối rộng, dành cho bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có liên quan đến việc phạm pháp… Thông tư 19 đã quy định tương đối chi tiết về trình tự xét xử phúc thẩm. Trên cơ sở đánh giá lại những chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ đã thu thập được, hội đồng xử án tại phiên tòa phúc thẩm còn thu thập, xem xét những tài liệu, chứng cứ mới được phát hiện, bổ sung tại phiên tòa để xác định lại sự thật khách quan của vụ án.

Về thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm: Trên cơ sở xem xét lại nội dung vụ án, xác định sự thật khách quan của vụ án, Tịa án phúc thẩm có quyền bác kháng cáo (kháng nghị) và giữ nguyên bản án (quyết định) sơthẩm; Tịa án phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm; Tịa án phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại; Tịa án phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

2.1.2. Quy định pháp luật TTHS về xét xử phúc thẩm VAHS trong Bộ luật TTHS năm 1988 và Bộ luật TTHS năm 2003

2.1.2.1. Xét xử phúc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988

Về tính chất của phúc thẩm: Bộ luật TTHS năm 1988 xác định phúc thẩm là

việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Về thẩm quyền xét xử phúc thẩm, Bộ luật

TTHS năm 1988 chưa quy định chi tiết thẩm quyền xét xử phúc thẩm, mà việc xác định thẩm quyền này phải dựa vào một số văn bản pháp luật khác như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Nói cách khác thì xác định thẩm quyền xét xử phúc thẩm được thực hiện gián tiếp thông qua thẩm quyền xét xử sơ thẩm được quy định trong Luật Tổ chức Tịa án nhân dân. Theo đó Tịa án cấp phúc thẩm chỉ được tổ chức ở hai cấp là Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử phúc thẩm những vụ án do Tòa án cấp dưới xét xử sơ thẩm và các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm các vụ án do các Tòa án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm mà bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Về quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm: Những người có quyền kháng cáo là những người tham gia tố tụng theo Điều 205 BLTTHS bao gồm: bị cáo và người đại diện của họ; Người bào chữa cho bị cáo trong trường hợp có bị cáo chưa thành niên hoặc là bị cáo có nhược điểm về thể chất, tinh thần; Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại điện hợp pháp của những người này; Người được Tịa án tun là vơ tội (trường hợp này họ

có quyền kháng cáo nhằm u cầu xác định lí do Tịa án sơ thẩm tuyên họ vô tội). Đối với trường hợp kháng nghị phúc thẩm: thẩm quyền thuộc về Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp [23].

Về phạm vi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng

cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tồ án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án”.Về thời hạn xét xử phúc thẩm

là không quá 30 ngày phải xét xử phúc thẩm đối với vụ án do Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu xét xử; không quá 60 ngày phải xét xử phúc thẩm đối với vụ án do Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự cấp cao xét xử. Thời hạn này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

Về thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ bao gồm 3 thẩm phán mà khơng bắt buộc phải có hội thẩm nhân dân. Chỉ trong trường hợp cần thiết thì có thể có hai hội thẩm nhân dân tham gia. Tuy nhiên qua nghiên cứu thì cho thấy thực tiễn trong thời gian này thành phần HĐXX phúc thẩm chưa có trường hợp nào có hội thẩm tham gia. Phiên tịa phúc thẩm được tiến hành tương tự như phiên tòa sơ thẩm.

Tòa án cấp phúc thẩm được quyền: bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bán án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Tuy vậy, quy định quyền hủy án sơ thẩm tại Điều 222 lại chưa quy định cho Tòa án cấp phúc thẩm được huỷ án sơ thẩm trong trường hợp án sơ thẩm tuyên bị cáo không phạm tội, đồng thời BLTTHS năm 1988 cũng chưa có quy định về thời hạn giao bản án và quyết định phúc thẩm. Thiếu quy định này dẫn đến việc chậm giao bản ản, chậm thi hành án. BLTTHS năm 1988 cũng không quy định về thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Mặc dù trước đó, theo Thơng tư số 19/TATC ngày 12/10 1974 của Tồ án nhân dân tối cao đã có những quy định cho phép áp dụng thủ tục rút gọn ở giai đoạn xét xử phúc thẩm.

Như vậy, BLTTHS năm 1988 ra đời là một bước tiến mới trong hệ thống pháp luật TTHS ở nước ta, bên cạnh những ưu điểm thì Bộ luật này vẫncịn nhiều hạn chế, mặc dù được sửa đổi, bổ sung những vẫn tồn tại những thiếu sót về quy định tính chất cua phúc thẩm, quy định về bổ sung, thay đổi hoặc rút kháng cáo, kháng nghị; quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm hoặc thủ tục phiên tòa phúc thẩm; chưa quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm… Những hạn chế thiếu sót này dần dần được khắc phục trong các Bộ luật TTHS được ban hành sau này, như BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015.

2.1.2.2. Xét xử phúc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

Tính chất của phúc thẩm: xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Đó là việc Tịa án cấp trên trực tiếp mở phiên tòa để xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Bản án, quyết định của Tịa án cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay.

-Những người có quyền kháng cáo: Bị cáo, người bị hại, người bào chữa, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo.

Đối với những người có quyền kháng cáo thì có quyền kháng cáo bản án và quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo có quyền kháng cáo tồn bộ hay một phần bản án của Tòa án sơ thẩm. Tuy vậy, người được Tòa án tun là vơ tội cũng có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ vô tội, nếu họ thấy lý do mà Tòa án đưa ra đối với sự vô tội của họ không đúng với thực tế khách quan, xúc phạm đến danh dự của họ. Quyền kháng cáo của bị cáo do chính bị cáo thực hiện hoặc ủy quyền cho người bào chữa thực hiện. Nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì người bàochữa, người đại diện hợp pháp của bị cáo có quyền kháng cáo mà khơng cần phải có sự ủy quyền của bị cáo.

Người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo về phần hình phạt được áp dụng đối với bị cáo, về phần bồi thường thiệt hại hoặc về việc Tịa án khơng kết tội bị cáo, hoặc về các quyết định khác của Tòa án. Nếu người bị hại chết thì thân nhân của người bị hại có quyền kháng cáo, nếu người bị hại là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo.

Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Nếu nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghi những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệ lực pháp luật.

Về thủ tục phiên tịa phúc thẩm: Tại Điều 247 có quy định “Phiên tịa phúc

thẩm cũng tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của HĐXX phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án”. Như vậy, phần thủ tục tương tự như

phần xét xử sơ thẩm và khơng có thay đổi nhiều so với quy định của BLTTHS năm 1988. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm cũng được hướng dẫn cụ thể hơn ở mục 4 Phần II Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, về thủ tục phiên tòa phúc thẩm quy định tạiĐiều 247 BLTTHS còn chung chung, nội dung điều luật không quy định từng hoạt động được diễn ra tại phiên tòa phúc thẩm mà viện dẫn hầu như tồn bộ trình tự, thủ tục tiến hành phiên tịa sơ thẩm nên gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế [24].

Về thủ tục rút gọn: BLTTHS năm 2003 có quy định về thủ tục rút gọn nhưng giai đoạn xét xử phúc thẩm không áp dụng thủ tục rút gọn.

Về thẩm quyền của Tịa án cấp phúc thẩm: Tồ án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:

-Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

-Sửa bản án sơ thẩm;

-Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

-Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Một phần của tài liệu Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai. (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w