Hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH. (Trang 43 - 49)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những năm qua công tác xét xử tội phạm MBTPCMT của TAND thành phố Tây Ninh vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Thực tiễn xét xử đã nêu lên, tội phạm về ma túy nói chung và tội phạm MBTPCMT nói riêng thường mang tính truy xét. Các cơ quan tiến hành tố tụng, chủ yếu dựa trên lời khai của người phạm tội để điều tra, truy tố, hành viphạm tội của các bị cáo. Tuy nhiên, rất nhiều vụ án các đối tượng là những người đã từng nhiều lần bị xét xử về tội liên quan đến ma túy nên có rất nhiều “kinh nghiệm” đối phó với cơ quan tiến hành tố tụng.

- Số lượng các vụ án về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng có xu hướng ngày càng gia tăng, nhiều vụ án lớn tính chất phức tạp, nhưng chất lượng giải quyết, xét xử chưa thực sự bảo đảm; vẫn còn các bản án phải sửa; thời hạn giải quyết, xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật trong một số trường hợp vẫn còn bị vi phạm.

Đối với một vài vụ án, khi xét xử phúc thẩm, Bản án phúc thẩm lại sửa bản án sơ thẩm của TAND thành phố Tây Ninh và lập luận rằng mức hình phạt áp dụng đối với bị cáo là quá nhẹ. Do đó tịa phúc thẩm sửa lại bản án theo hướng sửa mức án từ tù chung thân sang tử hình. Mặc

dù theo quy định của pháp luật thì bản án phúc thẩm áp dụng không sai, nhưng khi nhìn nhận một cách khách quan, cơng tâm thì nếu tính đến việc khi điều tra các án có tính chất phức tạp, xun quốc gia, các vụ án lớn tiếp theo thì sẽ gặp phải khó khăn bởi các bị cáo sẽ chuẩn bị được tâm lý trước, rằng khai cũng “chết” và không khai cũng “chết” , do đó sẽ xảy ra trường hợp tội phạm khi bị bắt không phối hợp với cơ quan điều tra, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều tra vụ án mua bán chất ma túy.

- Hoặc có những vụ án MBTPCMT, cấp phúc thẩm lại sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo một cách khơng chính xác, khơng đánh giá đúng tính chất hành vi phạm tội và đặc điểm nhân thân của bị cáo. dẫn đến việc xét xử không đúng người đúng tội, bỏ lọt tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng chưa nghiên cứu, tham khảo, quán triệt và rút kinh nghiệm trong quá trình điều tra, kiểm sát và xét xử án hình sự.

Ví dụ như vụ án sau:

Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 18/11/2017, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thành phố Tây Ninh phát hiện xe ơ tơ biển kiểm sốt

70B-057. 81 do Trần Văn N điều khiển, Hà Quốc P ngồi ghế phụ có dấu hiệu nghi vấn nên đã đưa 2 đối tượng cùng xe ô tô về trụ sở Công an thành phố Tây Ninh để kiểm tra. Kết quả khám xét xe ô tô trên đã phát hiện, thu giữ 2

bánh chất bột màu trắng và 120 viên nén màu hồng.

Tại Kết luận giám định số 6589/KLGĐ-PC54 ngày 28/11/2017, phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an TP Tây Ninh kết luận: 2 bánh chất bột màu trắng đều là ma túy loại Heroin, tổng cân nặng 707,76 gam; 120 viên nén màu hồng đều là ma túy loại Methamphetamine, tổng khối lượng 11,25 gam.

Trần Văn N khai: Ngày 15/11/2017, có người đàn ông tên K nhà ở huyện Tân Cương, Tây NInh gọi điện cho N nói có ma túy bán và nhờ N tìm người mua thì Nghị đồng ý. Khoảng 5 giờ ngày 18/11/2017, K gọi điện bảo N đến bụi cỏ ven đường thuộc huyện Tân Cương lấy 2 bánh Heroin; K dặn N bán giá 160 triệu đồng/ 1 bánh. Sau đó, N ra khu vực bụi cỏ theo chỉ dẫn của K thì thấy có 2 bánh Heroin và 1 túi hồng phiến nên mang về cất giấu trong xe ơ tơ biển kiểm sốt 70B-057. 81. N dự định mang số ma túy trên về Bình Dương để bán. Sáng ngày 18/11/2017, N điều khiển xe ơ tơ có Hà Quốc P đi cùng để lái xe về Bình Dương. Khoảng 12 giờ 30 phút cùng ngày, N đi đến khu vực trung tâm thành phố Tây Ninh thì bị phát hiện, bắt quả tang cùng số ma túy trên.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 157/2018/HSST ngày 3/5/2018, TTAND TP Tây Ninh áp dụng điểm h, khoản 4, Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm s, khoản 1, Điều 51; Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, tuyên phạt Trần Văn N tử hình về tội MBTPCMT . Ngày 4/5/2018, Trần Văn N có đơn kháng cáo xin giảm hình phạt. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 540/2018/HSPT ngày 15/8/2018, TAND cấp cao tại TpHCM, chấp nhận kháng cáo của bị cáo N, sửa bản án sơ thẩm, áp dụng điểm h, khoản 4, Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm s, t khoản 1, khoản 2, Điều 51, Điều 39 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt N tù chung thân về tội MBTPCMT .

Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 07/QĐ-VKSTC-V7 ngày 14/8/2019, Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị Bản án hình sự phúc thẩm số 540/2018/HSPT ngày 15/8/2018 của TAND cấp cao tại Tp HCM. Đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng

hủy phần quyết định hình phạt của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên, giữ nguyên quyết định hình phạt của Bản án hình sự sơ thẩm số 157/2018/HSST ngày 3/5/2018 của TAND TP Tây Ninh, xử phạt Trần Văn N tử hình về tội MBTPCMT.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 07/2020/HS-GĐT ngày 16/6/2020, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao quyết định hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 540/2018/HSPT ngày 15/8/2018 của TAND cấp cao tại TpHCM về phần quyết định hình phạt đối với N; giữ nguyên quyết định hình

phạt của Bản án hình sự sơ thẩm số 157/2018/HSST ngày 3/5/2018 của TAND TP Tây Ninh đối với Trần Văn N.

-Vấn đề nhất quán trong định tội danh giữa tàng trữ và MBTPCMT theo quy định của BLHS 2015 còn gặp nhiều bất cập. Thực tiễn hiện nay xảy ra trường hợp: Toàn bộ quá trình điều tra, truy tố bị can khai nhận tàng trữ trái phép chất ma túy mục đích ai mua thì bán, nhưng cơ quan tố tụng đánh giá chứng cứ cho rằng: Ngoài lời khai của bị can không xác định được người mua cụ thể nên không đủ căn cứ xác định bị can phạm tội Mua bán mà bị can chỉ phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Hoặc trường hợp ngoài 01 lần bán ma túy hoàn thành, bị can cịn tàng trữ 0,1 gam Heroine mục đích có ai mua thì bán (không xác định được người mua), Viện kiểm sát truy tố 02 tội MBTPCMT tại Điều 251 và Tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249. TA cho rằng bị cáo chỉ phạm một tội MBTPCMT, đối với 0,1 gam ma túy Heroine nhằm để bán.

Trong đời sống thực tiễn, thông thường người bán hàng (bất kỳ mặt hàng

gì, lương thực, thực phẩm, thuốc men…) đều khơng biết cụ thể người sẽ mua hàng hóa của mình là ai, nhưng có một điều chắc chắn họ ln có mục đích bán hàng, họ được xã hội gọi là người làm nghề buôn bán, kinh doanh, doanh nhân… Liên hệ với trường hợp người bán ma túy, họ cũng không thể biết họ sẽ bán ma túy cho ai cụ thể trước được, chỉ biết rằng họ ln sẵn có ma túy để bán cho người có nhu cầu. Do đó, lập luận phải chứng minh được người mua thì mới cấu thành tội MBTPCMT.

Nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót:

- Hiện nay tình hình tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy trên thế giới vẫn diễn biến phức

tạp và có chiều hướng gia tăng. Mặc dù các quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong phịng, chống và kiểm soát ma túy nhưng vẫn chưa thể đẩy lùi được tệ nạn ma túy và điều này làm cho tình hình tội phạm về ma túy vẫn có xu hướng tăng cao, trong đó các vụ có tính xun quốc gia ngày càng nhiều

- Cơ sở vật chất, kinh phí để mua sắm các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ làm việc phục vụ công tác chưa đáp ứng được u cầu cơng việc. Chế độ kinh phí đối với hoạt động xét xử còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với tính chất đặc thù của ngành TA.

- Các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án ma túy và những người tham gia tố tụng trong vụ án chưa nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc quy định mức hình phạt giữa các khoản của Điều luật là tương đối lớn. Theo qui định tại Điều 251 của BLHS năm 2015 thì mức hình phạt là từ 02 năm đến 07 năm; 07 năm đến 15 năm điều này dẫn đến sự khơng hợp lý, thậm chí là khơng cơng bằng khi xét xử.

-Các Cơ quan tiến hành tố tụng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra vụ án; chính vì thế chưa bảo đảm cho việc khởi tố, điều tra có căn cứ và đúng pháp luật; mặt

quan hệ giữa VKSND với TAND trong việc truy tố và xét xử nhằm bảo đảm cho việc xét xử của TA đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội.

- Nhận thức về ADPL của một số Thẩm phán, cán bộ TAcòn hạn chế về năng lực, trình độ, kinh nghiệm; chạy theo bệnh thành tích làm ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết án.

- Kỹ năng ứng dụng cơng nghệ của một số thẩm phán cịn hạn chế, nên đưa ứng dụng công nghệ vào quá trình làm việc chưa được chú trọng và áp dụng dẫn đến việc tiến hành thủ tục tố tụng của thẩm phán gây tốn kém thời gian, cơng sức cho chính mình và người tham gia tố tụng.

-Cơng tác kiểm tra, giám sát cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ chưa được thực hiện một cách thường xuyên và triệt để. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra của lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Tây Ninh nói chung và thành phố Tây Ninh nói riêng chưa thực sự sâu sát. Việc kiểm tra, chỉ đạo, điều hành thực hiện các thao tác nghiệp vụ cịn chưa thường xun, chặt chẽ. Do đó những thiếu sót của ĐTV, KSV, Thẩm phán trong ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng chưa được phát hiện hoặc chưa được chấn chỉnh khắc phục kịp thời. Mặt khác, vẫn còn tình trạng các cấp lãnh đạo tin tưởng, thoả mãn với báo cáo án của ĐTV, KSV, Thẩm phán.

- Trình độ, nhận thức về tranh tụng tại Tòa của người tham gia tố tụng còn thấp nên việc tranh luận, tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chưa đạt hiệu quả.

Tiểu kết chương 2

Thực tiễn xét xử về các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về tội MBTPCMT nói riêng trên địa bàn thành phố Tây Ninh trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành quả đáng đáng kể, góp phần giữ vững an ninh , trật tự an toàn xã hội, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên qua quá trình thực tiễn xét xử đã cho thấy nhiều hạn chế, thiếu sót trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT, gây khơng ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc nêu rõ nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong cơng tác xét xử vụ án về tội MBTPCMT này sẽ là tiền đề quan trọng để học viên đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao tại chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH. (Trang 43 - 49)