Có thể nói rằng, bảo đảm pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hệ thông pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, vì thế trong thực tiễn pháp luật, đặc biệt là trong thực hiện ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng nguyên tắc pháp chế phải không ngừng được đảm bảo và giữ vững nhằm làm cho mọi chủ thể phải luôn tôn trọng và thi hành theo đúng pháp luật. Xét về tính lịch sử, đây khơng phải là một nguyên tắc mới nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị và ln mang tính thời sự ở giác độ pháp luật nói chung, ADPL hình sự nói riêng. Xét về phương diện nghiên cứu thực tiễn pháp luật, việc đảm bảo nguyên tác pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng ln mang ý nghĩa và mục đích chính trị - xã hội nhất định, bởi vì:
Thứ nhất, ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng có
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp tổ chức, cá nhân và cơng dân, đặc biệt là quyền và lợi ích của người phạm tội nên nếu áp dụng không đúng, vi phạm nguyên tắc pháp chế sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Bởi vì, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong TTHS là bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật, bảo vệ nhân dân theo đúng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền giai đoạn hiện nay.
hứ hai, bảo đảm pháp chế trong điều tra, truy tố, xét xử nói chung, trong ADPL hình sự đối
với tội MBTPCMT nói riêng cũng nhằm tạo ra những chuẩn mực để đánh giá tính đúng sai trong hoạt động TTHS. Kết quả hoạt động TTHS của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thể hiện ở việc có áp dụng đúng các quy định của của pháp luật hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hay khơng? giá trị đích thực của hoạt động tố tụng đạt được khi đảm bảo tính pháp lý tối cao của hoạt động tố tụng, tức là hoạt động đó trong khn khổ pháp luật.
Thứ ba, bảo đảm tính pháp chế trong ADPL hình sự đối với tội phạm về ma túy nói chung,
tội MBTPCMT cần được nghiên cứu, chú trọng vì hoạt động TTHS hiện nay cho thấy, số lượng các vụ án về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng có xu hướng ngày càng gia tăng nhưng chất lượng giải quyết, xét xử chưa thực sự bảo đảm; vẫn còn các bản án phải sửa; thời hạn giải quyết, xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật trong một số trường hợp vẫn còn bị vi phạm. Để đảm bảo yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng địi hỏi CQĐT, VKSND, TA, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối vụ án ma túy và những người tham gia tố tụng trong vụ án phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan.