Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chất)

Một phần của tài liệu tai lieu tham khao mon chinh tri he cao dang (Trang 30 - 32)

II. NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

2. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 1 Nhận thức chung về quy luật

2.3. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chất)

thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chất)

Để hiểu quy luật phải hiểu: Chất, lượng, độ, điểm nút, nhảy vọt.

Mỗi sự vật hiện tượng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng. Chất của sự vật là tổng hợp các những thuộc tính khách quan vốn có của nó nói lên nó là cái gì, để phân biệt nó với cái khác. Lượng của sự vật chỉ nói lên con số của những thuộc tính cấu thành nó như về độ to, nhỏ, quy mơ lớn, bé, trình độ cao thấp, tốc độ nhanh chậm….Lượng là cái khách quan vốn có của sự vật.

Sự vật, hiện tượng bao giờ cũng là thể thống nhất của hai mặt đối lập lượng và chất. Lượng nào chất ấy, chất nào lượng ấy. Khơng có chất lượng tồn tại rách rời nhau. Phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối. Trong mối quan hệ này nó

31

là lượng, trong mối quan hệ khác nó là chất. (Ví dụ: số lượng sinh viên học giỏi của một lớp là 25% thì lớp đó được gọi là lớp giỏi. Như vậy số lượng trên là biểu thị chất lượng học tập của lớp đó. Điều này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật).

Sự thống nhất giữa lượng và chất, được thể hiện trong giới hạn nhất định gọi là độ. Độ là giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa lượng và chất. Ở đó đã có sự biến đổi về lượng nhưng chưa có sự thay đổi về chất; sự vật cịn là nó, chưa là cái khác. (Ví dụ: với điều kiện là áp suất bình thường (atmotphe) của khơng khí, sự

tăng hoặc sự giảm (lượng) nhiệt độ trong giới hạn từ 00C đến 1000C, nước nguyên

chất vẫn ở trạng thái lỏng. Như vậy giới hạn từ 00C đến 1000C gọi là độ. Khi lượng

nhiệt độ được tích luỹ vượt quá giới hạn, nhỏ hơn 00C hoặc trên 1000C , thì nước

sẽ biến thành thể rắn hoặc thể lỏng - chất cũ sẽ mất đi, chất mới thay thế chất cũ). Sự vật biến đổi khi chất lượng biến đổi. Nhưng chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn. Lượng biến đổi trong giới hạn độ thì sự vật chưa biến đổi. Nhưng khi lượng biến đổi vượt độ thì nhất định gây nên chất biến đổi.

Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định, sẽ dẫn đến sự thay đổi về

chất. Điểm giới hạn đó (như 00C và 1000C ở thí dụ sau đây), gọi là điểm nút. Ví

dụ: sự tăng hoặc sự giảm (lượng) nhiệt độ trong khoảng giới hạn từ 00C đến 1000C,

nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng. Nếu (lượng) nhiệt độ của nước giảm

xuống dưới điểm 00C, nước thể lỏng chuyển thành thể rắn và duy trì nhiệt độ đó,

(lượng) từ điểm 1000C trở lên, nước nguyên chất thể lỏng chuyển dần sang trạng

thái hơi.

Khi chất biến đổi thì sự vật biến đổi. Tại thời điểm chất biến đổi gọi là nhảy vọt. Nhảy vọt xảy ra tại điểm nút. Nhảy vọt là bước ngoặt của sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.

Quy luật từ những thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là thể hiện quan hệ biện chứng giữa hai mặt lượng và chất trong sự vật. Chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt thường xuyên biến đổi. Lượng biến

32

đổi làm phá vỡ chất cũ, chất mới ra đời với lượng mới. Lượng mới lại tiếp tục biến đổi đến giới hạn nào đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm lượng. Quá trình này cứ thế tiếp diễn tạo nên cách thức hoạt động phát triển thống nhất giữa tính liên tục và tính đứt đoạn trong sự vận động và phát triển của sự vật.

Thế giới muôn vẻ và đa dạng nên sự nhảy vọt cũng rất phong phú. Bước nhảy trong tự nhiên có tính tự phát, khơng qua hoạt động của con người. Khi lượng đổi đạt tới điểm nút thì bước nhảy vọt xảy ra. Trong xã hội, bước nhảy được thực hiện thông qua hoạt động của con người nên tùy điều kiện chuẩn bị chủ quan, khách quan, tình thế, thời cơ mà bước nhảy có thể diễn ra nhanh chóng hay chậm chạp.

Nắm vững những quy luật của phép biện chứng duy vật giúp con người nhận thức và hoạt động thực tiễn, khắc phục được khuynh hướng tả khuynh. Mọi biểu hiện khơng chú ý tích lũy về lượng, chủ quan nơn nóng, duy ý chí chỉ muốn các bước nhảy tiếp tục sẽ dẫn tới thất bại. Mặt khác, cần khắc phục tư tưởng hữu khuynh, ngại khó, ngại khổ, lo sợ khơng dám thực hiện những bước nhảy vọt khi có đủ điều kiện. Trong hoạt động thực tiễn, cần khắc phục những xu hướng xu hướng tả khuynh bảo thủ, dung hịa. Phải tích cực chuẩn bị kỹ mọi điều kiện khách quan và chủ quan. Mỗi khi có tình thế, thời cơ thì kiên quyết tổ chức thực hiện bước nhảy để giành thắng lợi quyết định.

Một phần của tài liệu tai lieu tham khao mon chinh tri he cao dang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)