II. NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
2. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 1 Nhận thức chung về quy luật
2.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu thuẫn)
luật mâu thuẫn)
Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự phát triển và là hạt nhân của phép biện chứng duy vật.
Mặt đối lập là những mặt trái ngược nhau, tồn tại trong cùng một sự vật,
hiện tượng. Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng làm điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. (Ví dụ: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh vật có đồng hóa và dị hóa; trong nhận thức có sự “đấu tranh” giữa nhu cầu cần hiểu biết với khả năng hiểu biết; giữa hiểu biết đúng với hiểu biết sai v.v...). Từ mặt đối lập mà hình thành mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Nội dung quy luật:
- Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Đó là
thống nhất của những mâu thuẫn với nhau trong chính bản thân mọi sự vật.
- Các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất lại vừa đấu tranh tác động, bài trừ phủ định nhau. Sự đấu tranh đó đưa đến sự chuyển hố làm thay đổi mỗi mặt đối lập hoặc cả hai mặt đối lập, chuyển lên trình độ cao hơn hoặc cả hai mặt đối lập cũ mất đi, hình thành hai mặt đối lập mới. (VD: “khơng biết” đối lập với “biết” thì “khơng biết” chuyển hố thành “biết”; có thể hai mặt được chuyển
29
hố lên thành hình thức cao hơn như “chưa biết” và “biết ít” chuyển hố thành “biết ít” và “biết nhiều”)
- Sự vật, hiện tượng mới ra đời. Các mặt đối lập lại vừa thống nhất lại vừa đấu tranh tác động, bài trừ phủ định nhau. Quá trình trên diễn ra liên tục làm cho sự vật, hiện tượng không ngừng vận động. (VD: sự chuyển hoá giữa biết về hiện tượng với từng bước nâng cao biết về bản chất sự vật, hiện tượng ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn làm cho khả năng hoạt động tác động vào sự vật, hiện tượng ngày càng có hiệu quả cao hơn v.v). Đấu tranh các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển mọi sự vật, hiện tượng.
Sự thống nhất các mặt đối lập là tương đối. Bất cứ sự thống nhất nào cũng là sự thống nhất có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, gắn với đứng im tương đối của sự vật. Đứng im là thời điểm các mặt đối lập có sự phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau. Đây là trạng thái cân bằng giữa các mặt đối lập.
Đấu tranh là tuyệt đối vì nó diễn ra liên tục khơng bao giờ ngừng, trong suốt quá trình tồn tại các mặt đối lập, từ đầu đến cuối. Trong thống nhất có đấu tranh. Đấu tranh gắn liền với vận động mà vận động của vật chất là tuyệt đối nên đấu tranh cũng là tuyệt đối.
Bản thân sự vật hiện tượng có nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt, những bộ phận bên trong của sự vật, là mâu thuẫn tự thân, có vị trí vai trị quyết định đối với sự vận động phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật kia. Mỗi sự vật tồn tại, không tách rời sự vật khác, nên mâu thuãn bên trong không tách rời mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên ngồi có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật nhưng phải thông qua mâu thuẫn bên trong. Trong nhận thức và thực tiễn, con người không được xem nhẹ mâu thuẫn bên ngồi và khơng tuyệt đối hoá mâu thuẫn bên trong.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình sự vật tồn tại, nó quyết định bản chất và quá trình phát triển của sự vật. Mâu thuẫn khơng cơ bản là mâu thuẫn khơng giữ vị trí vai trị quyết định bản chất sự vật và nó phụ thuộc vào
30
mâu thuẫn cơ bản. Bản chất của sự vật chỉ thay đổi khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết. Con người muốn thay đổi bản chất của sự vật, phải phát hiện ra mâu thuẫn cơ bản và tìm cách giải quyết nó. Đây là cơ sở khách quan để xác định đúng phương hướng, mục tiêu, chiến lược cách mạng.
Mâu thuẫn chủ yếu là biểu hiện mâu thuẫn cơ bản nổi lên hàng đầu trong mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển của sự vật, có ảnh hưởng quyết định đối với các mâu thuẫn khác nhau trong thời điểm đó. Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là theo từng bước đi đến giải quyết mâu thuẫn cơ bản của sự vật.
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn khơng giữ vai trị quyết định tính chất đặc điểm của sự vật trong thời kỳ, giai đoạn nhất định.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích căn bản đối lập nhau, khơng thể điều hồ. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng là mâu thuẫn đặc thù của xã hội có giai cấp đối kháng. Phân biệt và xác định mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng là việc làm quan trọng là cơ sở xác định đúng đắn bạn và thù, đối tượng liên minh và đối tượng đấu tranh; để có biện pháp giải quyết cho phù hợp bằng bạo lực cách mạng hay bằng con đường hồ bình, bằng tổ chức, giáo dục, thuyết phục.