Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

Một phần của tài liệu tai lieu tham khao mon chinh tri he cao dang (Trang 68 - 70)

II. GIAI ĐOẠN ĐỘC QUYỀN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 1 Bản chất của chủ nghĩa đế quốc

2. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

2.1. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế kinh tế

Chủ nghĩa tư bản ra đời là bước phát triển hợp quy luật, bước tiến so với chế độ phong kiến, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Trong quá trình phát triển nếu chưa xét đến những hậu quả nghiêm trọng gây ra đối với lồi người thì chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những nhân tố mới, có vai trị tích cực nhất định đối với sản xuất. Đó là:

Trong thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra khối lượng hàng hoá khổng lồ, nhiều hơn tất cả các chế độ trước cộng lại. Nó tạo ra sự biến đổi cơ cấu giai cấp-xã hội, sự phát triển của hai giai cấp tư sản và vô sản.

Thực hiện xã hội hố sản xuất. Trong chủ nghĩa tư bản, q trình xã hội hố sản xuất đã đạt được một bước tiến lớn, tới trình độ rất cao, ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

69

Phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội. Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và quy luật cạnh tranh cùng các quy luật kinh tế khác của cơ chế thị trường, giai cấp tư sản đã tăng cường bóc lột, làm giàu nhanh chóng. Q trình đó tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, sử dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

Chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng từ sản xuất thủ cơng lên sản xuất cơ khí lớn đến tự động hố, tin học hố và cơng nghệ hiện đại như hiện nay. Đó là q trình tạo ra công cụ lao động mới, cơ cấu kinh tế mới, cơ chế quản lý mới… Như vậy chủ nghĩa tư bản đã chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.

2.2. Chủ nghĩa tư bản đã gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại

Chủ nghĩa tư bản là thủ phạm chính gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong thế kỷ XX và sự chạy đua vũ trang và nạn ô nhiễm môi trường, của ách áp bức và nô dịch các dân tộc thuộc địa. Chủ nghĩa tư bản góp phần trầm trọng thêm nạn nghèo đói, bệnh tật của hàng trăm triệu người, nhất là ở những nước chậm phát triển.

Chủ nghĩa tư bản ra đời thể hiện rõ tính bóc lột dã man của giai cấp tư sản ngay từ khi nó mới ra đời. Với các biện pháp tích luỹ ban đầu tàn bạo, xâm lược thuộc địa, buôn bán nô lệ là nguyên nhân cơ bản nảy sinh những cuộc đấu tranh đầu tiên và mạnh mẽ sau này của quần chúng lao động chống lại giai cấp tư sản.

Sự phát triển của q trình xã hội hố đã tạo ra những tiền đề vật chất đầy đủ cho cách mạng vô sản, ra đời của xã hội mới cao hơn.

Đảng ta khẳng định, con đường đi lên của nước ta sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ

70

nghĩa, đặc biệt về khoa học-công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Câu hỏi ôn tập bài 4

1. Phân tích nguồn gốc giá trị thặng dư. Qua đó rút ra ý nghĩa của quy luật sản xuất giá trị thặng dư.

2. Phân tích các tiền đề hình thành chủ nghĩa tư bản. Qua đó rút ra kết luận gì về sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

3. Phân tích các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản và vai trị của nó đối với xã hội lồi người.

4. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta.

Bài 5

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tai lieu tham khao mon chinh tri he cao dang (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)