Đấu tranh giai cấp

Một phần của tài liệu tai lieu tham khao mon chinh tri he cao dang (Trang 47 - 49)

II. Đấu tranh giai cấp, nhà nước và dân tộc, gia đình và xã hội 1 Giai cấp và đấu tranh giai cấp

1.2. Đấu tranh giai cấp

V.I.Lênin định nghĩa: “đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận

nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và ăn

48

bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”

Đấu tranh giai cấp thực chất là đấu tranh giữa những tập đồn người có lợi ích căn bản đối lập với nhau khơng thể điều hịa được. Những đấu tranh về lợi ích khơng cơ bản giữa các bộ phận trong một giai cấp, giữa cá nhân này với cá nhân khác trong xã hội không phải là đấu tranh giai cấp.

Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng vì nó giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cách mạng xã hội là tất yếu để giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau.

Đấu tranh giai cấp có thể diễn ra khi chưa có cách mạng xã hội. Nó cũng bao gồm cả liên minh giữa những giai cấp có lợi ích cơ bản ít nhiều giống nhau hoặc giống nhau ở một mặt nào đó về lợi ích trong cuộc đấu tranh chống giai cấp đối lập.

Đấu tranh chính trị là hình thức cao của đấu tranh giai cấp. Trong xã hội tư bản, đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản diễn ra ngay từ khi nó mới ra đời và phát triển từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác đến mục tiêu giành chính quyền. Để thực hiện được mục tiêu này, giai cấp cơng nhân cần phải có Đảng lãnh đạo và có khối đồn kết liên minh cơng nông vững chắc.

Khi giai cấp vơ sản đã giành chính quyền, lãnh đạo quá độ lên CNXH, đấu

tranh giai cấp vẫn còn tiếp tục trong điều kiện mới, với những hình thức mới vì:

- Giai cấp thống trị tuy bị đánh đổ nhưng chúng còn cơ sở trong nước và có mối quan hệ quốc tế ln tìm mọi cách chống đối hịng lấy lại địa vị đã mất.

- Mặt khác, trong xã hội mới vẫn tồn tại những cơ sở cũ nảy sinh đối kháng giai cấp là những tâm lý, tập quán bảo thủ, lạc hậu của xã hội cũ.

- Bọn đế quốc và các thế lực thù địch bên ngồi vẫn ln tìn mọi cách can thiệp với bọn phản động trong nước.

Điều kiện mới của đấu tranh giai cấp là giai cấp công nhân đã là giai cấp giữ

49

Hình thức đấu tranh là có đổ máu và khơng đổ máu, có bạo lực và hịa bình,

bằng quân sự và kinh tế, bằng giáo dục và hành chính diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.

Trong thời kì quá độ của nước ta hiện nay cơ cấu, nội dung, vị trí của các

giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất10

nhiều thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp cơng nhân thống nhất với lợi ích của tồn dân tộc với mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động của thế lực thù địch; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

Một phần của tài liệu tai lieu tham khao mon chinh tri he cao dang (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)