Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm theo học chế tín chỉ (Trang 45 - 100)

10. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thểhiện trong Sơ đồ2.2.1.1.

2.2.2. Mô hình lý thuyết nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sởphân tích các khái niệm vềtựhọc, các lý thuyết về năng lực, năng

lực tựhọc đã trình bày ởphần cơ sở lý luận của nghiên cứu, đặc biệt là khái niệm, cấu trúc năng lực tự học của hai tác giả Trinh & Rijlaarsdam năm 2003 [14] và tác

giảLê Công Triêm [28], cũng như những phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng

lực tự học của tác giả Lê Đình [4] có thể thấy rằng, khi đề cậpđến năng lực tựhọc của SV là đề cập đến nhận thức, thái độ và kĩ năng của sinh viên vềvấn đề tự học và có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tựhọc của sinh viên là nhóm các yếu tố bên trong (mục đích học, ngành học, giới tính, hoàn cảnh kinh tế) và nhóm các yếu tố bên ngoài (phương pháp giảng dạy của giảng viên, độkhó của môn học, điều kiện cơ sở vật chất của Trường và hoàn cảnh gia đình). Từ những cơ sở lý luận và

căn cứtrên, tác giả đã khái quát khung lý thuyết nghiên cứu của đềtài biểu diễn qua

sơ đồ2.2.2.1:

2.2.3. Thiết kế công cụ đo lường

Trên cơ sởnghiên cứu lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu về năng

lực tự học, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng phiếu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu theo các bước chính sau:

- Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát:

Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập ý kiến của SV đang học

năm thứ nhất đến năm thứ ba các ngành sư phạm học theo học chế tín chỉ tại

Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát là lấy ý kiến của SV tự đánh giá vềhoạt động tựhọc của bản thân.

- Thiết kếdựthảo phiếu khảo sát:

+ Dựa trên cơ sởlý luận, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan

đến đềtài, các câu hỏi được thiết kếdựa trên các yếu tốhình thành nên năng lực tự

học của sinh viên vềcác mặt nhận thức, thái độvà các kĩ năng tựhọc.

+ Phiếu sơ thảo được thảo luận giữa tác giả với chuyên gia để phân tích kỹ

về tính logic của cấu trúc phiếu, các nội dung của từng câu hỏi trong phiếu và số lượng các câu hỏi trong từng nhân tố.

+ Phiếu dự thảo được gửi tới 5 giảng viên trong khoa Tâm lý giáo dục của

Trường và một nhóm SV để đánh giá về nội dung, mức độrõ ràng của các câu hỏi

và hướng dẫn trảlời của phiếu.

+ Phân tích các ý kiến đóng góp của các giảng viên và SV, chỉnh lý lại các câu hỏi và tổng thể phiếu để hoàn thiện lần cuối phiếu khảo sát và định dạng lại hình thức phiếu khảo sát để đưa vào thửnghiệm.

- Nội dung phiếu khảo sát:

Phiếu khảo sát bao gồm 2 phần:

Phần I: Thông tin về đối tượng khảo sát.

Phần II: Nội dung khảo sát, phần này gồm 3 nội dung chính, trong đó nội

dung 2 được xây dựng trên cơ sởsửdụng thang đo Likertvới 5 mức độ.

Nội dung 2 vềkhả năng tựhọc của sinh viên thông qua các kỹ năng tự học. Nội dung này gồm 8 tiêu chí nhỏ, mỗi tiêu chí bao gồm nhiều chỉ báo và thể hiện một kỹ năng tựhọc quan trọng.

Nội dung 3 về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên (phương pháp giảng dạy của giảng viên, cơ sở vật chất, năng lực ngoại ngữcủa sinh viên).

2.2.4. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của công cụ đo lường

2.2.4.1. Điều tra thử nghiệm

Phiếu khảo sát sau khi hoàn thành sẽ được tiến hành khảo sát thử để đánh giá

chất lượng bộcông cụ và trên cơ sở đó điều chỉnh bộcông cụ(nếu cần thiết).

- Mẫuđiều tra thửnghiệm:

Phiếu khảo sát được thử nghiệm trên mẫu 75 SV các khóa tuyển sinh 2012, 2011 và 2010 các ngành đại học sư phạm hệ chính quy đang học tại Trường.

Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên không theo tỷ lệ (mỗi khóa lấy ngẫu nhiên 25 SV).

- Quy trình khảo sát:

Tác giả đến các lớp được chọn điều tra để hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa

của việc khảo sát này và giải thích ý nghĩa của từng câu hỏi, từng nhân tố trong phiếu hỏi cho SV. Cho sinh viên trảlời các phiếu khảo sát trong 30 phút sau đó thu

lại. Cụ thể, tổng số phiếu khảo sát phát ra là 75 phiếu, tổng số phiếu thu về là 75 phiếu.

- Phân tích sốliệu điều tra:

Các phiếu khảo sát thu về từ đợt khảo sát thử nghiệm sẽ được sử dụng để đánh giá chất lượng của bộcông cụ đo lường. Việc đánh giá này được thực hiện qua

3 bước:

Bước 1: Xử lý thô các phiếu khảo sát thu thập được, số phiếu sau khi xửlý

đạt yêu cầu là 75 phiếu.

Bước 3: Phân tích sốliệu: Sửdụng 2 phần mềm chuyên dụng trong phân tích xửlý sốliệu khảo sát là SPSS và QUEST. Sửdụng phần mềm SPSS để xác định độ

tin cậy của phiếu khảo sát và sự tương quan giữa các câu hỏi. Sử dụng phần mềm

QUEST đểkhẳng định lại độtin cậy của phiếu khảo sát và sựphù hợp giữa các câu hỏi trong cấu trúc của phiếu.

- Kết quảphân tích sốliệu thửnghiệm:

Sửdụng Cronbach Alpha đểkiểm tra độtin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi đểtìm ra các hệsốsau:

- Hệ số Cronbach Alpha: thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha

đạt từ0,6 trởlên (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽbịloại (Nunnaly 1994).

- Các biến quan sát có hệsốAlpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệsốCronbach’s Alpha sẽbịloại (Hoàng Trọng 2008) [29].

Trong nghiên cứu này, thang đo năng lực tự học của sinh viên bao gồm 11 câu (từ câu 1 đến câu 11được thiết kế theo thang đo Likertvới 5 mức độ); các câu hỏi khác (từcâu 12đến câu 15) phục vụ cho đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến năng lực tự học của sinh viên. Do đó, việc phân tích chất lượng phiếu khảo sát bằng các phần mềm được thực hiện đối với 11 câu hỏi

đầu tiên của phiếu khảo sát. Cụ thể, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tính toán hệ số Cronbach Alpha cho toàn thang đo và giá trị Cronbach Alpha nếu như

loại bỏbớt một mục hỏi nào đó.

Kết quả phân tích cho thấy phiếu khảo sát (11 câu với 50 biến) có độ tin cậy

Cronbach's Alpha = 0.890. Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại bất kỳ một biến nào đó dao động trong khoảng từ 0.856 đến 0.896. Như vậy có thể thấy, trong số 50 biến

tiến hành khảo sát có những biến không đóng góp độ tin cậy cho phiếu khảo sát.

Cần xem xét những biến nào không đóng góp vào độ tin cậy của thang đo để điều chỉnh hoặc loại bỏ ra khỏi phiếu khảo sát.Bảng phân tích Crobach Alpha (chi

lên khi loại bỏcác biến này đi. Cụ thể là khi loại bỏbiến 25 độ tin cậy của thang đo

sẽ là 0.905, loại bỏ biến 29 độ tin cậy của toàn thang đo sẽ là 0.897 và khi loại bỏ

biến 34 sẽ làm độ tin cậy của toàn thang đo tăng lên là 0.895. Ba biến này không

đóng góp gì cho độ tin cậy của thang đo nên cầnloại bỏ ba biến này ra khỏi phiếu

khảo sát. Kết quả phân tích Cronbach Alpha sau khi loại bỏ 3 biến này cho kết quả

cronbach Alpha bằng 0.907. Như vậy, phiếu khảo sát có độ tin cậy cao.

Kiểm tra tương quan giữa tổng điểm của từng người và điểm của từng mục hỏi

của phiếu khảo sát (sau khi đã loại bỏ 3 biến25, 29, 34) cho thấy hệ số tương quan

nàydao động trong khoảng từ 0.311đến 0.642.

Từ kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS có thể thấy các câu hỏi trong phiếu

khảo sát (đã loại bỏ 3 biến 25, 29, 34) có mối tương quan tốt, tất cả các câu hỏi đều đóng góp vào độ tin cậy của kết quả khảo sát và các câu hỏi cũng giúp phân biệt đượcnhững sinh viên có năng lực tự học tốt và những sinh viên có năng lực học tập

yếu, kém.

Tác giả sử dụng phần mềm QUEST để phân tíchchất lượng bộ công cụ khảo sát

nhằmkhẳng định lại độ tin cậy của phiếu khảo sát.

Trong Tập bài giảng Môn hình Rasch và Phân tích dữ liệu bằng phần mềm

QUEST năm 2011(trang số 43 và 44) của Tiến sĩ Phạm Xuân Thanh chỉ rõ để dữ

liệu phù hợp với mô hình RASCH thì khi phân tích dữ liệu bằng phần mềm QUEST giá trị mean trong Summary of item Estimatesphải bằng hoặc gần bằng 0,00, giá trị

SD phải bằng hoặc gần bằng 1,00. Giá trị mean trong Fit Statistics phải bằng hoặc gần bằng 1 và SD phải bằng hoặc xấp xỉbằng 0 [22].

Kết quảphân tích bằng phần mềm QUEST đối với dữliệu thu được qua đợt khảo sát thử nghiệm bằng phiếu khảo sát cho thấy giá trị mean trong Summary of item Estimates là 0,00, giá trịSD bằng 0,92 và giá trịmean trong Infit Mean Square

đạt 1,00 và mean trong Outfit Mean Square 1,01. Độ tin cậy Reability of estimates bằng 0,94. Với kết quả này có thể kết luận dữ liệu khảo sát phù hợp với mô hình Rasch.

Bảng 2.2.4.1.1.Kết quảphân tích chất lượng phiếu khảo sát bằng phần mềm QUEST.

Summary of item Estimates ========================= Mean .00 SD .92 SD (adjusted) .91 Reliability of estimate .94 Fit Statistics ===============

Infit Mean Square Outfit Mean Square

Mean 1.00 Mean 1.01 SD .14 SD .19

Summary of case Estimates ========================= Mean -.41 SD .93 SD (adjusted) .92 Reliability of estimate .92 Fit Statistics ===============

Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean 1.05 Mean 1.02 SD .39 SD .43

Infit t Outfit t

Mean .08 Mean -.06 SD 1.75 SD 1.51

Kiểm tra mức độ phù hợp của từng câu hỏi với nhau. Các câu hỏi nằm trong

khoảng đồng bộ cho phép từ 0,77 đến 1,30 thì được giữ lại để tiến hành điều tra cho đợt khảo sát chính thức, những câu hỏi nào nằm ra ngoài khoảng đồng bộ này thì cần phải sửa chữa lại hoặc loại bỏ ra khỏi phiếu khảo sát.

Kết quả phân tích cho thấy các câu hỏi có mối tương quan tốt, nhưng đã phát hiện ra 3 biến ngoại lai nằm ra khỏi khoảng đồng bộ cho phép đó là biến “25, 29, 34”. Ba biếnnày cũng chính là ba item làm giảm độ tin cậy của thang đo khi phân

tích bằng phần mềm SPSS. Bản đồ “Map” do phần mềm QUEST tạo ra cho phép

PHAN TICH PHIEU KHAO SAT TEST LVTA ---

Item Fit 13/ 2/13 18:42

all on PTICHTEST (N = 75 L = 50 Probability Level= .50) --- INFIT MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 1.40 1.50 ---+---+---+---+---+---+---+---+---+---+---+---+- 1 item 1 . * | . 2 item 2 . * | . 3 item 3 . | * . 4 item 4 . * | . 5 item 5 . *| . 6 item 6 . | * . 7 item 7 . * | . 8 item 8 . * | . 9 item 9 . * | . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . * | . 12 item 12 . * | . 13 item 13 . | * . 14 item 14 . * | . 15 item 15 . | * . 16 item 16 . * | . 17 item 17 . * | . 18 item 18 . * | . 19 item 19 . * | . 20 item 20 . * | . 21 item 21 . | * . 22 item 22 . |* . 23 item 23 . | * . 24 item 24 . | * . 25 item 25 * . | . 26 item 26 . * | . 27 item 27 . | * . 28 item 28 . | * . 29 item 29 . | . * 30 item 30 . * | . 31 item 31 . | * . 32 item 32 . * | . 33 item 33 . * | . 34 item 34 . | . * 35 item 35 . | * . 36 item 36 . * | . 37 item 37 . | * . 38 item 38 . * | . 39 item 39 . * | . 40 item 40 . * | . 41 item 41 . * | . 42 item 42 . * | . 43 item 43 . | * . 44 item 44 . * | . 45 item 45 . | * . 46 item 46 . * | . 47 item 47 . * | . 48 item 48 . * | . 49 item 49 . * | . 50 item 50 . * | . ==========================================================================================================================

Hình 2.2.4.1.1.Bản đồthể hiện mức độ phù hợp của các câu hỏi

Cần xem xét lại ba câu hỏi này, tìm ra lý do mà các câu hỏi này nằm trong khoảng đồng bộ cho phép từ đó có ra quyết định điều chỉnh hay loại bỏ những câu hỏi này ra khỏi phiếu điều tra.

Biến 25: “Đặt câu hỏi cho giáo viên ngay khi phát hiện vấn đề trong bài giảng” (Kĩ năng nghe giảng)

Biến 29: “Ghi vào một vởriêng” (Kĩ năng ghi bài giảng)

Biến 34: “Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình” (Kĩ năng làm việc nhóm) Có thểgiải thích lý do 3 item này nằm ngoài khoảng đồng bộ cho phép như sau:

Đối với biến 25: Biến này không đồng nhất khía cạnh đánh giá về kĩ năng

nghe giảng với các biến còn lại trong câu hỏi số 6. Trong khi 4 biến còn lại trong

thang đo này tập trung vào nội dung cần phải chú ý khi nghe giảng, thì biến 25 lại

đềcập đến việc SV đặt câu hỏi cho GV khi phát hiện vấn đề.

Đối với biến 29: Biếnnày không đồng nhất khía cạnh đánh giá vềkĩ năng ghi

bài giảng với 04 biến còn lại trong câu hỏi số7. Trong khi 4 biến còn lại trong thang

đo này tập trung vào nội dung cần phải ghi, thì biến 25 lại đề cập đến công cụ mà

SV dùng đểghi bài.

Đối với biến 34: Biến này không đồng nhất khía cạnh đánh giá về kĩ năng

làm việc nhóm với 05 biến còn lại trong câu hỏi số8. Trong khi 5 biến còn lại trong

thang đo này đều thểhiện các hành vi tích cực trong kĩ năng làm việc nhóm thì biến này lại đưa ra một hành vi tiêu cực trái với các biến còn lại trong nhóm.

Trên cơ sởnhững phân tích này, tác giảquyết định loại bỏ3 biến này ra khỏi phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát chuyển từ 50 biến xuống còn 47 biến. Chạy lại

chương trình Quest để đánh giá mức độ phù hợp của các câu hỏi sau khi đã loại bỏ

Một phần của tài liệu Việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm theo học chế tín chỉ (Trang 45 - 100)