Xây dựng mô hình hồi quy chung

Một phần của tài liệu Việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm theo học chế tín chỉ (Trang 89 - 91)

10. Cấu trúc của luận văn

4.1. Xây dựng mô hình hồi quy chung

Trên cơ sở phân tích lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu, tác giả đã xác định có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tựhọc của sinh viên đó là nhóm nhân tố

bên trong (giới tính, điểm trung bình học kỳgần nhất, năng lực ngoại ngữ) và nhóm nhân tốbên ngoài (phương pháp giảng dạy của giảng viên, hình thức kiểm tra đánh giá, điều kiện cơ sởvật chất phục vụhoạt động tựhọc, số năm học đại học).

Để xác định được các yếu tố nào trong các yếu tố thuộc hai nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài có tác động thực sự đến năng lực tựhọc của sinh viên và xác

định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốtới năng lực tự học của sinh viên, tác giả

xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội đểnhằm dự đoán khả năng ảnh hưởng của các biến số độc lập thuộc nhân tốbên trong và nhân tốbên ngoài.

Phương trình chung đểtính toán hồi quy tuyến tính bội:

Y = β0+ β1X1+ β2X2+ ….+ βnXn

Trong đó, Y biểu thịbiến phụthuộc, X1, X2, … Xn biểu thịcác biến độc lập. Công thức này mô tả sự phản ứng của biến phụ thuộc Y như một hàm tuyến tính của biến độc lập X. Vì vậy đồthịcủa nó là một đường thẳng với độdốc β (slope) và hằng số α (alpha).

Biến phụthuộc:

Trong nghiên cứu này, biến phụthuộc là năng lực tựhọc của sinh viên. Điểm của năng lực tự học là điểm trung bình của cả 3 yếu tố (nhận thức, thái độ, kĩ năng

tựhọc) với trọng số tương ứng với sốcâu hỏi của mỗi yếu tố.

Biến độc lập:

Dựa vào giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết của nghiên cứu, tác giả đưa vào khảo sát các nhân tố thuộc hai nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố

bên ngoài. Nhóm nhân tốbên trong bao gồm các biến giới tính, điểm trung bình học kỳ gần nhất, năng lực ngoại ngữ; nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm biến phương

pháp giảng dạy của giảng viên, hình thức kiểm tra đánh giá, điều kiện cơ sởvật chất phục vụhoạt động tựhọc, số năm học đại học.

Có thểviết lại mô hình hồi quy tuyến tính bội như sau:

Năng lực tựhọc= α + β1Giới tính+ β2Năng lực ngoại ngữ+ β3Sốmôn giảng viên

đọc cho SV chép + β4Sốmôn giảng viên cho SV làm việc theo nhóm + β5Số môn thi bằng hình thức tự luận + β6Số môn thi bằng các hình thức khác + β7Điều kiện

cơ sởvật chất

Giải thích các biến số độc lập:

Giới tính:

Biến giới tính giữ2 giá trịlà nam giới hoặc nữgiới. Tập hợp dữliệu vềgiới tính sẽchỉcó các giá trịbằng 0 và 1 tương ứng trên X1.

Năng lực ngoại ngữ:

Điểm tính cho năng lực ngoại ngữ được dao động từ 1 đến 4 với các mức

tương ứng lần lượt mức 4 điểm khi SV có khả năng giao tiếp và tham khảo tài liệu bằng tiếng nước ngoài, 3 điểm khi SV có thể tham khảo được tài liệu nhưng không

thể giao tiếp bằng tiếng nước ngoài, mức 2 điểm cho SV chỉcó thể tham khảo một phần tài liệu nước ngoài và mức 1 điểm cho SV không thểsửdụng được ngoại ngữ

phục vụcho hoạt động học tập.

Mức độphổbiến của các phương pháp giảng dạy mà giáo viên sửdụng:

Mức độ phổ biến của các phương pháp giảng dạy của giáo viên sử dụng trong các môn học khác nhau được tính toán bằng đơn vị số môn học có sử dụng

phương pháp đó trong học kỳ đang học của sinh viên. Phương pháp giảng dạy bao gồm 2 nhóm là nhóm phương pháp giảng dạy tiêu cực như “Giảng viên chỉ đọc và

sinh viên chép” và nhóm phương pháp giảng dạy tích cực như “Giảng viên cho SV làm việc theo nhóm và giữvai trò quản lý, điều hành”.

Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Các hình thức thi chủ yếu được sử dụng là hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, tiểu luận, bài tập lớn, đồ án… Các hình thức thi được phân thành 2 nhóm, nhóm 1 là hình thức là hình thức thi tựluận và nhóm 2 bao gồm các

hình thi còn lại. Mức độphổ biến các hình thức thi được tính toán dựa trên đơn vị

sốmôn học có sửdụng các hình thức thi này.

Điều kiện cơ sởvật chất:

Điều kiện cơ sởvật chất được đánh giá theo thang điểm mức độ đáp ứng của

nó đối với nhu cầu tựhọc của sinh viên. Điểm của nhân tố điều kiện cơ sở vật chất

được tính là điểm trung bình của 5 nhân tố là Chất lượng phòng học, Trang thiết bị

phục vụhọc tập, Tài liệu môn học, Hệthống điện, nước và Vệ sinh môi trường.

Điểm của nhân tố này dao động từ 1 đến 5 với mỗi mức tăng dần từ đáp ứng 20% yêu cầu đến đáp ứng 100% yêu cầu.

Một phần của tài liệu Việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm theo học chế tín chỉ (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)