Sơ đồ kênh tiêu thụ rau sạch tại công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và phân phối rau sạch tại công ty cổ phần chế biến nông sản thái nguyên (Trang 53)

Rau sau khi được thu hoạch sẽ được chuyển lên nhà xưởng bằng phương tiện chuyên dùng như ô tô, xe máy của công ty... Tại đây rau và các sản phẩm nơng sản khác được sơ chế và đóng gói trong mơ hình khép kín để đảm bảo quy trình vệ sinh cho sản phẩm. Ngoài ra, để đảm bảo sản lượng phân phối ra thị trường, cơng ty cịn ký hợp đồng liên kết sản xuất và thu mua sản phẩm với các tổ sản xuất, HTX sản xuất rau sạch tại xã Bình Thuận, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ, được chứng nhận tiêu chuẩn VietGap trong trồng trọt, sử dụng giống đã được kiểm soát chất lượng và rõ nguồn gốc xuất sứ, sử dụng phân bón hữu cơ, nguồn nước tưới bằng giếng khoan, giếng khơi. Thời gian thu hoạch đối với từng loại rau luôn được cách ly, tuân thủ nghiêm ngặt cho từng loại rau, củ quả đạt chất lượng tốt. Rau sau khi được thu hoạch, phân loại và đóng gói thành các sản phẩm phân biệt như: Các loại rau (rau cải, rau muống, rau ngót, rau mùng tơi,...); các loại củ quả (khoai lang, khoai sọ, dưa chuột, lạc, bí, bầu, cà chua,...) với các loại trọng lượng theo yêu cầu của khách hàng hoặc đóng gói sẵn với trọng lượng từ 500g đến 5.000g bằng bao bì, túi bóng kính, quấn màng to, túi hút chân không nhãn hiệu Thái Cương đảm bảo tiệt trùng và bảo quản lâu dài đối với rau và các loại củ quả nhỏ mỗi loại. Với các loại của quả lớn như dưa hấu, bầu bí... được dán đầy đủ tem nhãn theo từng quả.

Nhìn chung hệ thống phân phối rau an tồn tại cơng ty Thái Cương mới chỉ dừng lại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Công ty cần mở rộng kênh phân phối tới các tỉnh lân cận và các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.

3.3. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường trong sản xuất và tiêu thụ RAT

3.3.1 Hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại RAT chính

Trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ là mục tiêu vô cùng quan trọng, việc sản xuất rau cũng vậy.

Lợi nhuận thuần đạt cao nhất là súp lơ đạt 25,76tr/ha/vụ, bắp cải 21,36 triệu đồng/ha/vụ,bí xanh 21,34 triệu đồng/ha/vụ, mướp đắng 20,25 triệu đồng/ha/vụ. Xét về hiệu quả của một đồng chi phi sản xuất bỏ ra thì rau bí (0,44), bắp cải (0,38), súp lơ (0,44), cải củ (0,39) đem lại hiệu quả lợi nhuận trên một đồng chi phí là cao hơn cả.

Cùng một loại rau, hiệu quả ở các thời vụ khác nhau là không giống nhau. Với rau chịu nhiệt thì vụ Hè Thu có lãi cao hơn và ngược lại (trong điều kiện thị trường ổn định, rau trồng chính vụ).

Một số rau mang lại lợi nhuận cao hơn như rau thơm, xà lách, hành hoa,...nhưng đòi hỏi phải đầu tư lớn, tay nghề cao, chiụ rủi ro nhiều hơn. Những loại rau phổ thông, đầu tư thấp hơn, dễ sản xuất và tiêu thụ vì vậy có tỷ trọng diện tích cao hơn như: su hào, cải bắp, đậu các loại.

Để hiểu rõ hơn về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ RAT ở công ty Thái Cương được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế một số loại RAT chính

( Đơn vị: 1000 đồng)

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2018)

Tuy nhiên, thực tế cho thấy: cùng một loại rau, hiệu quả ở các thời vụ khách nhau là không giống nhau. Với giống rau chịu nhiệt thì vụ hè thu có lãi cao hơn, và ngược lại.

3.3.2 Hiệu quả môi trường

Hiện nay nước ta bị ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, do ý thức của con người xả rác bừa bãi, xả chất thải công nghiệp trực tiếp ra môi trường không qua xử lý gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường nặng nề. Khơng chỉ có ngành cơng nghiệp, mà ngành nông nghiệp cũng vậy, qua những bài báo, truyền thông phản ánh nhiều nơi người dân vứt bười bãi những vỏ thuốc trừ

STT LOẠI RAU CHI PHÍ (IC) GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GO) LỢI NHUẬN THUẦN LỢI NHUẬN/1Đ CHI PHÍ SẢN XUẤT 1 BẮP CẢI 56.645 78.000 21.355 0.38 2 SU HÀO 46.465 55.000 8.535 0.18 3 SÚP LƠ 58.245 84.000 25.755 0.44 4 CÀ CHUA 62.200 81.000 18.800 0.30 5 CẢI CANH 47.240 62.500 15.260 0.32 6 BÍ XANH 55.660 77.000 21.340 0.38 7 XÀ LÁCH 63.748 84.000 20.252 0.32 8 HÀNH HOA 47.148 63.000 15.852 0.34 9 RAU THƠM 49.661 66.000 16.339 0.33 10 RAU BÍ 44.640 60.000 15.360 0.34

sâu ngay trên bờ, thậm chí vứt ngay trên ruộng, những việc nhỏ này cũng một phần gây ra ô nhiễm môi trường.

Còn ở trang trại sản xuất rau sạch của Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Thái Nguyên việc xử lý các vỏ thuốc BVTV, các túi đựng phân bón được xử lý khá tốt, điều đó thể hiện qua bảng sau:

3.3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất và phân phối rau sạch tại công ty và phân phối rau sạch tại công ty

Bảng 3.9: Xử lý rác thải từ sản xuất qua điều tra STT Xử lý rác thải trong SX Cơ cấu (%) STT Xử lý rác thải trong SX Cơ cấu (%)

1 Vứt rác bừa bãi 0

2 Thu gom tập trung 82

3 Vứt vào bãi rác 18

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 3.8, ta có thể thấy việc xử lý các rác thải từ sản xuất rau đã được người sản xuất thực hiện rất tốt, không vứt rác bừa bãi trên ruộng đồng mà thu gom tập trung. Ý thức của người dân trong xử lý các vỏ, bao bì thuốc trừ sâu đã góp một phần khơng nhỏ trong việc bảo vệ và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Bảng 3.10. Phân tích ma trận SWOT của trang trại rau sạch

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Người dân có kinh nghiệm trồng rau lâu năm.

Điều kiện đất đai, khí hậu, vị trí địa lý phù hợp sản xuất rau.

Vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển về đường bộ.

Nguồn giống chất lượng đảm bảo. Hiệu quả năng xuất cao.

Lực lượng lao động chăm chỉ và chi phí lao động thấp.

Diện tích trồng rau cịn nhỏ lẻ.

Chưa có nhà lưới để đảm bảo sản xuất hiệu quả.

Giá thành cao, khó tìm đầu ra cho sản phẩm.

Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

Nhu cầu tiêu thụ rau sạch của thị trường ngày càng tăng.

Tiêu thụ rau sạch ở các nước ngày càng phát triển cao.

Chính sách mở cửa của chính phủ.

Thời tiết thay đổi.

Nguồn lao động trẻ tham gia vào sản xuất rau rất ít.

Vẫn tồn tại người sản xuất bị ép giá. Liên kết sản xuất sản phẩm tiêu thụ chưa bền vững.

Tình hình sâu bệnh càng xuất nhiều và đa dạng.

Chi phí đầu vào cho sản xuất ngày càng tăng.

Giá bán không ổn định.  Điểm mạnh (S):

Người dân có kinh nghiệm trồng rau lâu năm

Phú Bình là nơi người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, nên họ có thể nắm bắt rất tốt được về mùa vụ, cách gieo cấy và chăm sóc cây trồng sao cho cây trồng đạt hiệu quả tốt nhất.

Phú bình có điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu thích hợp cho việc trồng cây nông nghiệp đặc biệt là cây rau.

Khí hậu huyện Phú Bình tương đối ơn hịa, ít gặp thiên tai. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân năm là 2.000 đến 2.500 mm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23o – 24oC, mùa đơng có gió mùa Đơng Bắc, thời tiết lạnh và khơ.. Với điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi, huyện Phú Bình là một nơi lí tưởng để phát triển sản xuất rau sạch. Nếu biết khai thác theo hướng nông nghiệp sạch và bền vững thì sản lượng và lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể.

Vị trí địa lý thuận lợi, giao thông phát triển về đường bộ.

Huyện Phú Bình nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 26km, gần đây đã được đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông đường bộ rất lớn nên việc vận chuyển rất thuận tiện và dễ dàng.

Nguồn giống chất lượng đảm bảo, hiệu quả năng suất cao.

Sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có nguồn gốc lý lịch rõ ràng. Giống nhập nội đều qua kiểm dịch thực vật. Thích hợp với điều kiện sản xuất ở trang trại và được thị trường chấp nhận.

Lực lượng lao động chăm chỉ và chi phí lao động thấp.

Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề cịn thấp do đó chi phí cho lao động thấp.

 Cơ hội (O)

Nhu cầu tiêu thụ rau sạch của người dân ngày càng tăng.

Những vấn đề về thực phẩm sạch đặc biệt là rau sạch đang dần được người dân chú ý nhiều do trên thị trường hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều những thực phẩm bẩn, cũng như rau chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Nhận thức được vấn đề đó nên nhu cầu tiêu thụ rau sạch đang ngày một tăng cao.

Tiêu thụ rau sạch ở các nước đang phát triển ngày càng cao

Nhu cầu rau quả chế biến trên thế giới đặc biệt là Mỹ và EU cịn rất lớn và có xu hướng tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2017 đạt 2,6 tỉ USD, tăng 43,2% so với năm 2016. Mặc dù nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi của EU là rất lớn nhưng xuất khẩu của Việt Nam vào EU còn rất hạn chế do những quy định kiểm dịch khắt khe của EU, Việt Nam chưa đáp ứng được, các thị trường của Việt Nam cũng tương đối nhỏ, xuất khẩu chủ yếu vào Hà Lan.

Chính sách mở cửa của Chính Phủ

Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và gia nhập tổ chức

thương mại thế giới (WTO) đã tác động rất lớn cho xuất khẩu nông sản của việt nam mà đặc biệt là các sản phẩm về rau sạch. Việt Nam có lợi thế để phát triển rau tươi, nhưng khả năng cạnh tranh của rau chế biến cịn thấp do cơng nghệ chế biến chậm đổi mới, khả năng cung cấp nguyên liệu thấp nên chất lượng còn nhiều hạn chế, giá thành sản xuất cao. Không những thế, khi nhà nước có sự mở của với bên ngồi sẽ thu hút được nhiều nguồn lực về vốn đầu tư, các trang thiết bị hiện đại, quy trình sản xuất sẽ làm tăng năng suất cây trồng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.

Điểm yếu (W)

Diện tích trồng rau cịn nhỏ lẻ

Do thị trường xuất khẩu chưa có, cùng với đó là khó khăn về mặt quản lý, chưa có quy hoạch, định hướng cụ thể nên diện tích trồng rau tại trang trại vẫn chỉ là quy mơ nhỏ.

Chưa có nhà lưới để sản xuất rau hiệu quả

Do yêu cầu về quá trình sản xuất cũng như chất lượng đầu ra sản phẩm khá khắc khe, địi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư đáng kể, do đó áp dụng nhà lưới trong sản xuất vẫn đang là vấn đề khó khăn với trang trại.

Giá rau an toàn đến với người tiêu dùng là khá cao, khó tìm được đầu ra cho sản phẩm

Thực tế, giá thành cao là nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng xa lánh rau sạch. Theo các HTX, sở dĩ giá rau cao là do các khoản chi phí ngồi sản xuất (vận chuyển, bao bì, nhãn mác, phân phối...) mà rau thường khơng có, hoặc chi phí rất thấp.

Do lao động thiếu khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật

Rau sạch trồng theo tiêu chuẩn VietGAP rất khắt khe, công đoạn sơ chế rất công phu, yêu cầu về khoa học kỹ thuật cũng rất cao, nhưng do nguồn vốn còn hạn chế và nguồn lao động qua đào tạo còn thấp nên khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn yếu kém.

 Thách thức (T):

Thời tiết thay đổi

Sẽ khó khăn cho việc sản xuất khi mà việc sản xuất chưa thực sự hiện đại vẫn phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều, mà biến đổi khí hậu lại ngày càng rõ rệt, mưa bão thường xuyên nên gây ra rất nhiều khó khăn cho người sản xuất.

Nguồn lao động trẻ tham gia vào sản xuất rau sạch cịn ít

Nguồn lao động trẻ hiện nay hầu hết đều tham gia vào sản xuất công nghiệp, do họ là nguồn nhân lực đã qua đào tạo cơ bản về kinh tế cũng như sản xuất công nghiệp nên việc chú trọng vào ngành sản xuất nông nghiệp truyền thống ít được chú trọng

Người sản xuất bị ép giá, liên kết sản xuất sản phẩm tiêu thụ chưa bền vững

Do chi phí đầu tư, chi phí ngoài sản xuất và tỉ lệ hao hụt sản phẩm lớn nên giá thành của rau sạch khá cao so với rau thường khác trên thị trường, nên người sản xuất liên tục bị ép giá để có thể cạnh tranh với rau thường trên thị trường hiện nay.

Tình hình sâu bệnh ngày càng biến đổi phức tạp

Rau trồng theo tiêu chuẩn VietGAP rất khắt khe, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật rất hạn chế hoặc hầu như khơng có, trong khi đó sâu bệnh ngày càng nhiều, biến đổi phức tạp do thời tiết, môi trường thay đổi liên tục cũng làm cho việc phòng trừ sâu bệnh trở nên khó khăn hơn.(6)

3.3. Nội dung thực tập và những việc cụ thể tại cơ sở thực tập

3.3.1. Mơ tả, tóm tắt những cơng việc đã làm tại Công ty CP Chế biến Nông sản Thái Nguyên sản Thái Nguyên

3.3.1.1 Tóm tắt những cơng việc đã làm tại Công ty CP Chế biến Nông sản

Thái Nguyên

Từ khi được Th.S Nguyễn Thị Hiền Thương hướng dẫn em đã tiến

hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và phân phối

rau sạch tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Thái Nguyên” em đã được

tham gia các hoạt động khi thực tập tại công ty cổ phần chế biến nông sản Thái Nguyên với bản thân em luôn cho rằng các hoạt động đó là được sự quan tâm, chỉ đạo nhiệt tình của Ban Giám đốc cùng mọi người trong công ty. Khi tham gia các hoạt động đó em đã học hỏi được rất nhiều về cách thức sản xuất và phân phối rau sạch. Các hoạt động trong q trình thực tập có thể được cụ thể hóa như sau:

Bảng 3.11: Nhật ký thực tập

Thời gian Nội dung công việc Kết quả

13/8-15/8

Đến công ty nộp giấy giới thiệu xin thực tập, làm quen, tìm hiểu về cơng ty, làm quen và gặp gỡ những anh chị đang làm việc tại cơng ty.

Đạt

16/8-18/8

Tìm hiểu về cách thức hoạt động và môi trường làm việc ở trang trại sản xuất rau tại thơn Làng Ngị, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Đạt

18/8-7/9 Được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất rau

tại cơ sở sản xuất. Đạt

26/9-26/10

Được tham gia trực tiếp vào q trình phân phối sản phẩm nơng sản tại kho của công ty ở tổ 1, phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên.

Đạt

27/10- 27/11

- Được làm việc tại cửa hàng giới thiệu và trưng bày các sản phẩm nông sản ở số 4, đường Cách mạng tháng 8, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Đạt

1/12-10/12 Xin số liệu. Đạt

11/12 Tổng kết đợt thực tập. Đạt

12/12- 23/12

Hoàn thành và nộp báo cáo thực tập cho Giáo viên.

3.3.1.2. Những hoạt động cụ thể

Các hoạt động trong q trình thực tập có thể được cụ thể hóa như sau:

a, Nội dung thứ nhất: Tìm hiểu cơ sở thực tập và nghiên cứu tài liệu

* Tìm hiểu về điều kiện

Trước khi làm việc tại cơng ty thì trước hết phải hiểu rõ được những nội dung cơ bản, những vấn đề tổng quát liên quan đến nội dung thực tập và cơ sở thực tập.

+ Để hiểu rõ hơn về địa bàn thực tập, Giám đốc Công ty đã giới thiệu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và phân phối rau sạch tại công ty cổ phần chế biến nông sản thái nguyên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)