Khái qt về UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 33 - 37)

8. Kết cấu của khóa luận

2.1. Khái qt về UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình nhân dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2015.

2.1.1.1.Chức năng

UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.

2.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Theo quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện bao gồm :

Xây dựng, trình HĐNDhuyện và tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐNDhuyện.

Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.

Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng

28

điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, cơng nghệ, văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tơn giáo, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. Phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện.

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình

Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Lương Sơn (Phụ lục 01)

2.1.2. Hệ thống văn bản và thẩm quyền ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân nhân dân

Hệ thống văn bản quản lý nhà nước là một tập hợp những văn bản hình thành trong hoạt động quản lý của cá cơ quan nhà nước mà giữa chúng có liên quan với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và có quan hệ nhất định về mặt pháp lý [22;60].

Căn cứ vào Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015; Căn cứ Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về cơng tác văn thư; Căn cứ Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về cơng tác văn thư; Căn cứ Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; Căn cứ vào quá trình hoạt động thực tiễn của UBND huyện Lương Sơn, hệ thống văn bản quản lý nhà nước của UBND huyện Lương Sơn bao gồm VBQPPL, VBHC và VBCN. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về VBHC tại UBND huyện Lương Sơn.

29

ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về cơng tác văn thư thì hệ thống văn bản hành chính của UBND huyện Lương Sơn bao gồm:

Văn bản hành chính cá biệt: Quyết định cá biệt, chỉ thị cá biệt

Văn bản hành chính thơng thường: quy chế, quy định, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, cơng văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công.

Sơ đồ hệ thống văn bản quản lý nhà nước của UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình (Phụ lục 02)

Sơ đồ hệ thống văn bản hành chính của UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình (Phụ lục 03).

2.2. Các quy định của Nhà nước và của UBND huyện Lương Sơn về công tác soạn thảo văn bản

2.2.1. Quy định của Nhà nước về soạn thảo và ban hành văn bản

Trong những năm vừa qua, gắn với q trình kiện tồn bộ máy nhà nước và đẩy mạnh cải cách hành chính, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn điều chỉnh về công tác soạn thảo, ban hành VBQLNN, như: Hiến pháp năm 2013; Luật ban hành VBQPPL năm 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND 2004; Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư; Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phịng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; Thơng tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tư Pháp về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch; Thông tư số 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính,...

30

Nhìn chung, hệ thống các văn bản pháp luật trên đây đã góp phần quan trọng để từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng cơng tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý nhà nước trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, một số quy định trong hệ thống các văn bản trên vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định đó là hệ thống văn bản pháp luật của nước ta cịn phức tạp, chưa đồng bộ, nên khó khăn cho việc áp dụng chung, những chồng chéo, bất cập, mâu thuẫn, gây khó khăn nhất định cho thực tiễn soạn thảo.

UBND huyện là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương cho nên mọi hoạt động của UBND đều phải chịu sự chỉ đạo, điều hành từ cơ quan cấp trên. Trong hoạt động quản lý hàng ngày, UBND là cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều loại văn bản, phục vụ cho việc điều hành bộ máy quản lý nhà nước có thể hoạt động đúng hướng, đúng chức năng và có hiệu quả. Tuy nhiện, việc thực thi các văn bản của cấp trên là vơ cùng khó khăn, việc xác định được thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành các văn bản, lựa chọn các hình thức văn bản đã và đang trở thành vấn đề bất cập của hầu hết các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là UBND cấp huyện, trong đó có UBND huyện Lương Sơn. Đặc biệt, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 với nhiều đổi mới đã có những tác động nhất định tới hoạt động của các cơ quan tổ chức nói chung và hoạt động của UBND huyện Lương Sơn nói riêng.

Việc giảm thiểu các hình thức văn bản VBQPPL trong đó thẩm quyền ban hành VBQPPL của UBND giảm đi Chỉ thị UBND các cấp vì vậy theo thẩm quyền quy định UBND các cấp chỉ cịn có hình thức VBQPPL là quyết định. Việc thay đổi này đã và đang là vấn đề tranh luận của nhiều cử tri đặc biệt là các cấp cử tri ở địa phương. Có thể nói việc giảm đi hình thức VBQPPL đã góp phần đơn giản hóa hệ thống pháp luật, bảo đảm tính dễ tiếp cận, dễ tuân thủ và giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật, cũng như những hạn chế đã nêu trên. Tuy nhiên, việc thay đổi đó cũng gây những khó khăn nhất định cho UBND huyện Lương Sơn khi phải cân nhắc dùng hình thức văn bản nào thay thế chỉ thị để truyền đạt các chủ trương chính sách, biện pháp quản lý, chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh cơng tác, giao nhiệm vụ của chính quyền nhà nước. Điều đó sẽ ít nhiều gây lúng túng cũng như khó khăn cho việc chỉ đạo điều hành.

31

quyết được những mâu thuẫn bất cập trong việc soạn thảo và ban hành văn bản. Tuy nhiên, Nhà nước ta mới quy định về VBQPPL cịn chưa có văn bản nào điều chỉnh cụ thể, thống nhất quy định về việc soạn thảo và ban hành văn bản hành chính. Vì vậy mà hệ thống văn bản nước ta, mà trực tiếp nhất là văn bản hành chính vẫn sẽ khó có thể khắc phục được những tồn tại bởi những khó khăn, trăn trở của người soạn thảo khi một lúc phải tuân thủ nhiều hình thức văn bản còn nhiều mâu thuẫn như vậy.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)