Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

1.4.1. Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, hơn nữa các yếu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phân tích các yếu tố thiết thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể.

1.4.1.1. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một đơn vị tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đối là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Để nhận biết được sự tác động của tỷ giá hối đối đối với tác động của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng các nhà kinh tế thường phân biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa (TGDN) và tỷ giá hối đoái thực tế (TGTT).

Tỷ giá hối đối danh nghĩa (tỷ giá chính thức) là tỷ giá được nêu trên các phương tiện thơng tin đại chúng như: Báo chí, đài phát thanh, tivi… Do ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày.

Tuy nhiên tỷ giá hối đối chính thức khơng phải là một yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng. Vấn đề đối với các nhà xuất khẩu và những doanh nghiệp có hàng hóa cạnh tranh với các nhà nhập khẩu là có được hay khơng một tỷ giá chính thức, được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và lạm phát xảy ra tại các nền kinh tế của các bạn hàng của họ. Một tỷ giá hối đối chính thức được điều chỉnh theo các q trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đối chính thức được điều chỉnh theo các q trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế.

Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn,

19

chi phí nhân cơng rẻ hơn làm cho giá thành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu. Cịn đối với nước nhập khẩu thì nhu cầu về hàng nhập sẽ tang lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hóa ở trong nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tang nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối.

Tương tự, tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu cũng như: “ Một chiếc gậy vơ hình” đã làm thay đổi, chuyển hướng giữa các mặt hàng, các phương án kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.

1.4.1.2. Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế

Thông quá mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Chẳng hạn chiến lược phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng…

1.4.1.3. Thuế quan hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu

Thuế quan

Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đươn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên khơng có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung cơng cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn ngân sách.

Hạn ngạch

Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có cơng cụ này vì khơng phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đơi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm sốt một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu…

20  Trợ cấp xuất khẩu

Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hóa của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu.

1.4.2. Các yếu tố xã hội

Hoạt động của con người luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định. Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, đặc biệt là trong ký kết hợp đồng.

Nên văn hóa tạo nên phong cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thỏa mãn và cách thỏa mãn của con người sống trong đó. Chính vì vậy văn hóa là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn luôn phải quan tâm tìm hiểu yếu tố văn hóa ở các thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuất khẩu.

1.4.3. Các yếu tố chính trị pháp luật

Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế q trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh. Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, chi phí thuế quan, thiết lập mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi khơng ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của Đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh.

Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các qui định mà chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế:

 Các qui định của luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu (thuế, thủ tục qui định về mặt hàng xuất khẩu, qui định quản lý về ngoại tệ…).

 Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu tham gia.

21  Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu ( cơng ước viên 1980, Incoterm 2000…)

 Qui định về giao dịch hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ.

 Qui định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đình cơng, bãi cơng.

 Qui định về cạnh tranh độc quyền, về các loại thuế.

 Qui định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng, thực hiện hợp đồng.

 Qui định về quảng cáo hướng dẫn sử dụng.

Ngồi những vấn đề nói trên chính phủ cịn thực hiện các chính sách ngoại thương khác như: Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan…

Chính sách ngoại thương của chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy, họ phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nên kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước.

1.4.4. Các yếu tố tự nhiên và công nghệ

Khoảng cách về địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu…

Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng thông, thị trường tiêu thụ ví dụ: Việc mua hàng hóa so với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so với nước khơng có cảng biển.

Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như bão, động đất…

Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thơng tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hóa xuất khẩu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố cơng nghệ cịn tác động đến q trình sản xuất, gia cơng chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, ngân hàng.

22

1.4.5. Các yếu tố hạ tầng phục vụ cho việc xuất khẩu

Các yếu tố hạ tầng phục vụ họat động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu, chẳng hạn như:

Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: Mức độ trang bị, hệ thống xếp dỡ, kho hàng… hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt bốc dỡ, thủ tục giao thông cũng như đảm bảo an tồn cho hàng hóa xuất khẩu.

Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng hàng hóa cho phép các hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra…

23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM VIỆT NAM – CHI

NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 34)