Đánh giá về hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 78)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.8.Đánh giá về hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt

nghệ thực phẩm Việt Nam

2.8.1. Điểm yếu và điểm mạnh

Điểm mạnh

- Là cơng ty có thương hiệu lâu năm về sản xuất thực phẩm ăn liền – được mệnh danh là một trong 5 “đại gia mì” dẫn đầu thị trường Việt Nam. Cùng với kinh nghiệm xuất khẩu trên 50 năm đến với hơn 50 quốc gia trên thế giới, danh tiếng và uy tín của cơng ty trên trường quốc tế có thể được khẳng định. - Tận dụng được nguồn nguyên liệu chủ yếu là ở thị trường trong nước, nguồn nhân công giá rẻ và dồi dào. Đây là một trong những lợi thế giúp công ty hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh về giá cả trên thị trường.

- Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động và sáng tạo. Các phịng ban phối hợp thống nhất với nhau để có thể đưa sản phẩm ra thế giới theo đúng nhu

66

cầu của khách hàng. Vì vậy, thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng và hoạt động ngày càng hiệu quả.

- Có nhiều chính sách bán hàng như hậu mãi, chiết khấu, hoa hồng bán hàng cho các đại lý được áp dụng vào các thời điểm thích hợp để kích thích bán hàng, tăng doanh thu, đồng thời, cũng để củng cố và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

- Khả năng bao quát thị trường rộng lớn, xuất khẩu trên 50 nước. Sản phẩm VIFON đã có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Đây là bước đệm để đạt được mục tiêu sản phẩm VIFON hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới. - Năng lực sản xuất lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu trong và ngồi nước. Cơng ty đã đầu tư dây chuyền thiết bị đủ công suất để sản xuất lượng hàng tiêu thụ. Với mục tiêu tạo ra quy trình sản xuất khép kín, cơng ty sẽ chủ động hơn trong các khâu sản xuất, giảm bớt thời gian nghỉ ngắt quãng giữa các khâu, chi phí và giá thành sản xuất sẽ giảm đi.

Điểm yếu

- Hệ thống phân phối còn chưa rộng rãi, tốc độ phát triển thị trường mới còn thấp, chủ yếu tập trung ở khách hàng nhỏ lẻ.

- Việc đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, thị trường mới còn khá chậm và thiếu linh hoạt làm cho tiến độ thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu còn khá chậm.

- Sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng, chỉ mới dừng lại ở 6 sản phẩm chính. Chủng loại sản phẩm VIFON đa dạng, tuy nhiên, thị trường nước ngoài vẫn chưa thực sự chấp nhận hương vị sản phẩm đó. Điều này cho thấy cơng tác nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp riêng cho từng thị trường vẫn còn chưa được chú trọng. Đây là một trong những rào cản lớn nhất khi công ty muốn thực hiện mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thế giới. - Đội ngũ CB-CNV có trình độ chiếm tỷ lệ khơng cao. Tuy có sự năng động

và nhiệt huyết nhưng cần phải có những nền tảng vững chắc để đủ năng lực vươn ra tầm thế giới.

67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

KỸ NGHỆ THỰC PHẨM VIỆT NAM

3.1. Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – Chi nhánh Tp.HCM, kết hợp với lý thuyết và thực tế với sự trợ giúp của các anh chị trong phòng XNK của cơng ty. Em xin được đóng góp một số ý kiến của riêng em với hy vọng cải tiến tình hình xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 78)