Trăng – huyền ảo, ma quái, rùng rợn

Một phần của tài liệu biểu tượng trăng, hồn, máu trong thơ hàn mặc tử (Trang 31 - 33)

1.1 .Trăng mối lương duyên kì ngộ

1.3.Trăng – huyền ảo, ma quái, rùng rợn

Trăng là biểu tượng cho cái đẹp của cuộc đời và thiên nhiên. Trăng cũng tượng trưng cho thanh bình, mát mẻ và yên vui. Nỗi đau đớn đến tuyệt vọng của bệnh tật dày vò thể xác cộng với nỗi buồn bị người thân xa lánh. Tập Thơ điên

ra đời là tất cả những gì thơ điên nhất, loạn nhất là Mật đắng, Máu cuồng, Hồn

điên. Hàn Mặc Tử làm thơ mà đi từ thật đến ảo ảnh, từ ảo ảnh đến huyền diệu kỳ

lạ, cho đến chiêm bao. Từ trong chiêm bao tất cả đều mông lung, huyền diệu, để thi sĩ tha hồ mà Say trăng, Rượt trăng, Uống trăng và Ngủ với trăng.

Trăng lúc này trở thành hình ảnh vừa ảo vừa thực, đan xen, mông lung, huyền diệu. Bởi sự thật, bệnh tật đang làm cho thân xác ông đau đớn “tan rữa” từng ngày. Đã có lúc hồn lìa khỏi xác mà đi đâu mất.

Hồn là ai, là ai tôi chẳng biết Cười như điên, sặc cả mùi trăng

(Hồn là ai?)

Lẽ thực Trăng là của thiên nhiên của trời đất ban tặng. Nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử là cả một thế giới hịa quyện trong ảo ảnh lung linh lơi kéo thi sĩ đi sâu vào cõi ảo đầy mộng mơ:

Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ Đầy những lốm đốm những hào quang.

Ngày trước Trăng đẹp, Trăng tươi bao nhiêu thì giờ đây bệnh tật đã làm cho Trăng của Hàn Mặc Tử như bệnh như điên, như hủi. Trong thời kỳ này thơ Hàn Mặc Tử như có cả nỗi bình dị xen lẫn trong nỗi kinh dị, đọc mà khiếp sợ. Trăng choáng váng, Trăng trần truồng, Trăng vỡ thành vũng, Trăng ngập đầy sông, ăn vận tồn Trăng.

Nước hóa thành trăng, trăng ra nước Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm

Người trăng ăn vận toàn trăng cả

(Say trăng)

Bệnh tật đau đớn đã làm cho ông hoang tưởng nhìn vào đâu cũng ngập cả Trăng huyền ảo. Có lúc lại cười sặc sụa như một kẻ loạn óc.

Mà cũng khơng hẳn là thứ ánh sáng huy hồng, lừng lẫy của chúa tể ban đêm như trong nền văn hóa phương Tây. Mà Trăng ở đây phải chăng là cả một sự ám ảnh thần bí lạ lùng ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh phong và tình trạng tâm hồn đặc biệt của Hàn Mặc Tử. Ảnh hưởng đó rõ ràng lắm:

Gió rít từng cao trăng ngã ngửa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy Sáng đậy điên cuồng mửa máu ra.

(Say trăng)

Mửa máu ra vì say Trăng hay bị Trăng làm cho mửa ra máu? Làm cho thể

xác đau đớn thêm? Tan rữa thêm? Nhưng sự đau đớn đó đã cho anh nguồn sáng tạo vơ biên. Xưa Lý Bạch vì chạy theo Trăng mà chết, nay Hàn Mặc Tử nhảy xuống giếng cứu Trăng vì sợ trăng tự tử:

Miệng giếng mở ra Nuốt ực bao la Nuốt vì sao rơi

Loạn rồi, loạn rồi, ôi giếng loạn

Ta hoảng hồn, hoảng vía, tá hoảng điên Nhảy vù xuống giếng vớt trăng lên

Nhịp thơ nhanh hơn như thể hiện sự gấp gáp, vội vàng như người ta cứu người chết đuối. Đến đây nhiều người cho rằng Hàn Mặc Tử bị hoang tưởng quá rồi, loạn óc quá rồi. Nhưng không, anh không loạn chỉ đau đớn quá mà tạo cho mình nhiều ảo tưởng đó mà thơi. Qủa thật phải là người có tấm lịng u Trăng như thế nào mới có được những vần thơ tuyệt vời đến như thế.

Một phần của tài liệu biểu tượng trăng, hồn, máu trong thơ hàn mặc tử (Trang 31 - 33)