1.1 .Trăng mối lương duyên kì ngộ
2.2. Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử mang màu sắc Thiên Chúa giáo
Trong quan niệm của Hàn Mặc Tử, hồn mang màu sắc của Thiên Chúa giáo:
Ngày tận thế là ngày tán loạn Xác của hồn, hồn của xác y nguyên
(Hồn lìa khỏi xác)
Theo Kitơ giáo, hồn của lồi người là Thần khí mà Thiên Chúa thổi vào thân xác con người, để trao ban cho họ sự sống, chứ linh hồn của con người khơng phải từ hư khơng mà có. Rồi một ngày, dù muốn hay không, linh hồn ấy
sẽ trở về với cõi Vĩnh Hằng. còn thân xác trở về với tro bụi. Trước khi chết trên thập giá, Đức Giêsu cũng đã nói lạy Cha con xin phó thác hồn con trong tay cha. Xác của hồn, hồn của xác cũng có nghĩa là Xác - Hồn thống nhất và giằng
co trong bản thể con người. Qua đó, Hàn Mạc Tử muốn nhắc đến một điều mà mọi Kitơ hữu ln xác tín đó là: xác lồi người trong ngày tận thế sẽ sống lại, cho nên ơng mới viết những dịng như thế.
Trong tâm thức của Hàn giống như những người Cơng giáo khác, đó là tin có Thiên Đàng, nơi hạnh phúc vơ biên. Bởi nơi đó:
Sáng vơ cùng, sáng láng cả mọi miền Khơng u ám như cõi lịng ma quỉ Vì có đấng Hằng Sống hằng ngự trị Nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh
(Ngoài vũ trụ)
Ngay trong cơn đau quằn quại của thể xác và linh hồn, thi sĩ vẫn phân biệt được bóng tối và ánh sáng, ma quỷ và đấng Vĩnh Hằng. Ở miền ánh sáng, miền hạnh phúc ấy, linh hồn được thỏa thuê niềm hạnh phúc và không bao giờ hư mất. Cho nên ông muốn linh hồn của ông lên quá nữa thinh gian để tiến đến
nguồn mạch hạnh phúc Thiên Đàng.
Bằng tài sử dụng từ ngữ, Hàn Mặc Tử đã đưa người đọc trở về với cội nguồn hơi thở sự sống, với thuở tạo thiên lập địa. Và cũng bằng ngôn ngữ, Hàn Mặc Tử đã ghi lại những bài học giáo lí vỡ lịng trong những câu thơ sống động của mình. Chính đó là vơ thức tập thể đã ảnh hưởng đến hồn thơ Hàn Mặc Tử một cách ngẫu nhiên, không ý thức. Nên ta hiểu vì sao thơ Hàn Mặc Tử là những tinh hoa như lâu nay mọi người vẫn nhận định. Bởi thơ ông được chắt lọc từ cội nguồn văn hoá chung của thế giới, của dân tộc và của tơn giáo, tín ngưỡng.