Trăng – nhân vật huyền thoại

Một phần của tài liệu biểu tượng trăng, hồn, máu trong thơ hàn mặc tử (Trang 33)

1.1 .Trăng mối lương duyên kì ngộ

1.4. Trăng – nhân vật huyền thoại

Cũng như các thi sỹ xưa, thiên nhiên với Hàn Mặc Tử như người bạn thân thuộc, là nguồn cảm hứng vơ biên. Đặc biệt hình ảnh ánh Trăng là sự đau thương, là thực thể huyền ảo, lung linh. Trăng như đối tượng hưởng thụ, hoặc một công cụ để giãi bày nội tâm. Đơi khi lại như là người tình, biết ghen, biết giận, biết hờn. Hơn nữa Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử được xem như một nhân vật trữ tình thực thụ. Biết cảm nhận, biết thẹn thùng trước nhân gian. Từ thực tế bệnh tật đói nghèo, là người có tình yêu đặc biệt dành cho Trăng mà nhà thơ đã viết nên:

Áo ta rách rưới trời không vá Suốt bốn mùa trăng mặc vải trăng Trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói

Gió trăng có sẵn làm sao ăn?

(Ánh sáng)

Chỉ có Hàn Mặc Tử là người duy nhất có thể nói về cái thiếu thốn của mình cao sang đến như vậy. Trong khi các nhà thơ lãng mạn tìm cách thi vị hóa Trăng, thì Hàn Mặc Tử lại trần tục hóa một cách lộ liễu. Ánh Trăng vào những ngày giữa tháng, tròn trĩnh, mà sáng vằng vặc, in mình dưới đáy khe như người thiếu nữ vừa tuổi lấy chồng ln e thẹn, ngại ngùng:

Ơ kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm Để lộ khn vàng dưới đáy khe

(Bẽn lẽn)

Chỉ một ngọn gió thoảng qua cũng thật có tình, có ý. Làm cho cơ gái giật mình lo sợ cho cái tiết trinh trắng của mình, cái lo sợ ấy cũng rất tình tứ:

Vơ tình để gió hơn lên má Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm Em sợ lang quân em biết được Nghi ngờ đến cái tiết trinh em

Trong thơ Hàn Mặc Tử người hóa trăng rồi đến trăng hóa người tất cả khơng ngồi mục đích tạo nền tảng cho thi nhân trút bỏ nỗi lịng mình. Trăng có đủ ngoại hình, có đủ tính cách, đặc điểm như thể một nhân vật huyền thoại, lại biết hẹn hò, mắc cỡ như nàng thiếu nữ mới lớn. Từ chính trong lịng mình, ngịi bút ơng nảy ra những câu thơ khác lạ:

Mới lớn lên trăng đã thẹn thị Thơm như tình ái của ni cơ

(Huyền ảo)

Câu thơ là sự kết hợp nghịch lý đến kỳ lạ. Các từ rất xa nghĩa nhau ni cơ và tình ái rồi thơm. Nhưng đằng sau cái nghịch lý ấy là cả một sự hợp lý mà phải thật tinh tế thì người đọc mới có thể nhận ra điều kỳ diệu ấy. Bởi Trăng đối với Hàn Mặc Tử như một vật lưỡng thể, vừa vật chất lại vừa tinh thần, vừa trần tục lại vừa thiêng liêng. Trăng đang hẹn hị, mắc cỡ hay chính bản thân thi nhân đang hẹn hị, mắc cỡ trước những mối tình đơn phương chớm nở nhưng rồi để lại cho ông những hy vọng mong manh. Càng về sau thơ Hàn Mặc Tử càng mạnh bạo hơn, Trăng cũng có lúc trơ tráo, cũng có lúc náo nức dục tình:

Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối Gió thu lọt cửa cọ mài chăn

Rồi có lúc:

Vì ghen, trăng ngã, trăng rụng xuống mình hai tơi

(Rượt trăng)

Trong Đau thương mà sáng tạo, Hàn Mặc Tử chàng trai trẻ đa sầu, đa cảm mượn ánh trăng huyền ảo để thỏa sức thổ lộ, nói lên nỗi lịng mình: Cơ đơn, lẻ loi, trước cảnh đời nhộn nhịp, yên vui. Thực tế là vậy, nhưng thế giới của Hàn Mặc Từ chỉ đầy Máu, đầy Hồn và đầy Trăng. “Nghĩ thế ta lại thương con người

Một mặt khách quan theo xu hướng của trào lưu Thơ mới, Hàn Mặc Tử cũng mang cái tôi cá nhân cô đơn, sầu muộn đến Máu cuồng và Hồn điên. Mặt khác, bệnh tật là nguyên do chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của Hàn Mặc Tử làm mất đi tất cả những gì mà đáng ra người thanh niên trẻ đầy sức sống đó được tận hưởng. Trăng lúc thực lúc ảo hay bản thân Hàn Mặc Tử khi tỉnh khi điên dù thực hay ảo, dù tỉnh hay điên người cũng đáng được những lời khen của nhân gian bởi điên mà tỉnh, ảo mà thực. Đó là cuộc sống, là thơ của Hàn Mặc Tử mà khơng một nhà thơ nào có được trước và sau khi ơng từ giã cõi đời.

2. Biểu tƣợng Hồn

2.1. Hồn - biểu tƣợng của sự sống

Cùng chung một dòng chảy tâm thức của nhân loại, với Hàn Mặc Tử, Hồn trước tiên là bản nguyên của sự sống, là phần thiêng liêng của con người. Tác giả thể hiện điều đó qua hơi thở của con người. Theo thống kê sơ bộ của chúng tơi thì Hàn Mặc Tử có hơn hai mươi lần trực tiếp nhắc đến Hồn là bản nguyên của sự sống.

Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi

(Say trăng)

Trong vơ thức, tác giả như thấy mình khạc hồn ra không gian bằng môi,

bằng miệng. Câu thơ cho người đọc một ý nghĩ mới với hình ảnh khạc hồn lạ

lẫm. Ta bắt gặp hình ảnh này được lặp lại ở một bài thơ khác:

Há miệng cho hồn văng lên muôn trượng Chơi vơi trong khí hậu bốn tầng mây

(Hồn lìa khỏi xác)

Có thể thấy cách nói khạc hồn hay há miệng cho hồn văng ra chỉ có trong thơ Hàn Mặc Tử. Đây là một cách nói ẩn dụ về hơi thở của con người…. Như vậy, từ trong tiềm thức, nhà thơ đã lĩnh hội ý niệm của người xưa về cái cốt lõi làm nên một sinh thể… Vì thế, Hồn ở đây là biểu tượng của hơi thở, của sự

sống. Từ trong tiềm thức, nhà thơ đã lĩnh hội được ý nhiệm của tiền nhân về cốt lõi làm nên một sinh thể. Hồn trong thơ ông là hơi thở, là sự sống.

Cùng trong ý nghĩa về sự sống, Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử còn là một sinh thể sinh ra từ chính tâm tưởng của thi sĩ:

Hồn là ai? Là ai? Tôi chẳng biết Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi Hay

Tơi dìm hồn xuống vũng trăng êm Cho trăng ngập, trăng dồn lên tới ngực Hai chúng tôi lặng yên thổn thức

Rồi bay lên tới một hành tinh

(Hồn là ai)

Sinh thể ấy là một con người thực thụ với những cảm xúc rất thực. Và đó

là một người bạn quen mà lạ, một người bạn tri âm, tri kỉ của Hàn Mặc Tử, là một vũ trụ cịn nhiều bí ẩn.

Khơng bó hẹp trong quan niệm hồn là cốt lõi sự sống của con người, với Hàn Mặc Tử, hồn còn là sự sống của cỏ cây, vũ trụ, thời gian và thơ ca nghệ thuật:

Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút Mỗi hồn thơ đều dính não cân ta

(Rướm máu)

Thơ là đời mà đời cũng chính là thơ, cho nên thơ cũng có linh hồn. Đó là cảm xúc riêng tư, là tâm thức của người viết. Cũng như con người, một bài thơ khơng có hồn là bài thơ chết, chết trong lịng người đọc.

Đừng tưởng ngàn xưa con phảng phất Nơi làn gió nhẹ lúc ban đêm

Hồn xưa từ ấy không về nữa Ở cõi hư vơ dấu đã chìm

(Thời gian)

Ở trường hợp này, Hồn là thời gian, là sự trường tồn của thiên nhiên vũ trụ, là sự tồn tại của những kí ức xa vời đã chìm vào quá khứ mà con người khơng thể tìm lại được bản sao ở hiện tại. Hồn trở thành hồn thiêng đất trời,

sông núi ngàn xưa mênh mơng ảo diệu. Âm hưởng, hình ảnh thơ làm cho người đọc có cảm giác sống lại và đang đứng trên đất nước Chiêm Thành cổ kính với những tháp chàm rêu phong của thành Bồ Đàn xưa. Một cảm giác vừa thực vừa mộng ảo diệu kì. Ảnh hưởng từ cái nơi văn hóa Á Đơng, Hàn Mặc Tử cũng quan niệm mọi vật cũng như con người, đều có linh hồn, có sự sống. Chính vì vậy, Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử còn là linh hồn, sự sống, sức sống của thơ ca nghệ thuật, của mn lồi trong vũ trụ.

Sự sống ấy, linh hồn ấy vơ hình vơ ảnh và là phần thiêng liêng của con người. Đây cũng là một đặc điểm của Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử:

Ơi hồn thiêng liêng khơng hề chết đặng Làm sao hồn chẳng hiểu nghĩa vô biên

(Hồn lìa khỏi xác)

Hồn thiêng liêng, trường tồn và bất tử. Hồn không lệ thuộc vào thân xác, hồn biết hết mọi suy tư ý niệm của thân xác nó. Hồn cũng như chiếc camera vơ hình ghi lại tất cả mọi hoạt động, mọi tâm lí trạng thái của thân xác nó mặc lấy và những người xung quanh. Sự thiêng liêng của linh hồn vốn đã ăn sâu vào tâm thức của nhân loại nhưng khi bước vào thơ Hàn Mặc Tử nó lại biến hóa mn hình vạn trạng và mang nhiều ý nghĩa có chiều kích riêng tư của thi nhân. Cho nên, người ta cịn thấy được màu sắc tơn giáo trong thế giới hồn của thơ Hàn Mặc Tử.

2.2. Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử mang màu sắc Thiên Chúa giáo

Trong quan niệm của Hàn Mặc Tử, hồn mang màu sắc của Thiên Chúa giáo:

Ngày tận thế là ngày tán loạn Xác của hồn, hồn của xác y nguyên

(Hồn lìa khỏi xác)

Theo Kitơ giáo, hồn của lồi người là Thần khí mà Thiên Chúa thổi vào thân xác con người, để trao ban cho họ sự sống, chứ linh hồn của con người khơng phải từ hư khơng mà có. Rồi một ngày, dù muốn hay không, linh hồn ấy

sẽ trở về với cõi Vĩnh Hằng. còn thân xác trở về với tro bụi. Trước khi chết trên thập giá, Đức Giêsu cũng đã nói lạy Cha con xin phó thác hồn con trong tay cha. Xác của hồn, hồn của xác cũng có nghĩa là Xác - Hồn thống nhất và giằng

co trong bản thể con người. Qua đó, Hàn Mạc Tử muốn nhắc đến một điều mà mọi Kitô hữu luôn xác tín đó là: xác lồi người trong ngày tận thế sẽ sống lại, cho nên ơng mới viết những dịng như thế.

Trong tâm thức của Hàn giống như những người Cơng giáo khác, đó là tin có Thiên Đàng, nơi hạnh phúc vơ biên. Bởi nơi đó:

Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền Khơng u ám như cõi lịng ma quỉ Vì có đấng Hằng Sống hằng ngự trị Nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh

(Ngoài vũ trụ)

Ngay trong cơn đau quằn quại của thể xác và linh hồn, thi sĩ vẫn phân biệt được bóng tối và ánh sáng, ma quỷ và đấng Vĩnh Hằng. Ở miền ánh sáng, miền hạnh phúc ấy, linh hồn được thỏa thuê niềm hạnh phúc và không bao giờ hư mất. Cho nên ông muốn linh hồn của ông lên quá nữa thinh gian để tiến đến

nguồn mạch hạnh phúc Thiên Đàng.

Bằng tài sử dụng từ ngữ, Hàn Mặc Tử đã đưa người đọc trở về với cội nguồn hơi thở sự sống, với thuở tạo thiên lập địa. Và cũng bằng ngôn ngữ, Hàn Mặc Tử đã ghi lại những bài học giáo lí vỡ lịng trong những câu thơ sống động của mình. Chính đó là vơ thức tập thể đã ảnh hưởng đến hồn thơ Hàn Mặc Tử một cách ngẫu nhiên, không ý thức. Nên ta hiểu vì sao thơ Hàn Mặc Tử là những tinh hoa như lâu nay mọi người vẫn nhận định. Bởi thơ ông được chắt lọc từ cội nguồn văn hoá chung của thế giới, của dân tộc và của tơn giáo, tín ngưỡng.

2.3. Hờn là tâm trạng, cảm xúc

Thơ Hàn Mặc Tử đầy tâm trạng! Khi đọc thơ ơng, người ta có cảm giác chạm đến một con người, một linh hồn chất chứa lắm suy tư, nỗi niềm. Đó là

niềm vui nho nhỏ, niềm khát khao hạnh phúc, cái cười an nhiên tự tại nhưng cũng có lúc đó là nỗi đau đang giằng xé con tim nhỏ bé của thi sĩ.

Một khối tình nức nở giữa âm u Một hồn đau rã lần theo sương khói

(Trường tương tư)

Như thế nào là một hồn đau? Làm sao biết được linh hồn đang đau? Phải chăng Hồn mặc lấy thân xác nên Hồn cũng có những cảm giác rất thực! Và người thi sĩ đã cảm nhận được điều đó. Bởi Hồn là một phần trong con người ơng. Hồn đau hay đúng hơn là chính cả con người thi nhân đang quằn quại trong cõi đau thương của bệnh tật. Hàng loạt từ chỉ trạng thái cảm xúc được tác giả gắn với Hồn, và người đọc dễ dàng nhận ra nó trong thơ ơng. Từ một hồn phiêu

bạt, hồn trơ vơ, hồn buồn, hồn đau, hồn tan rã cho đến hồn phách ngã lao đao, hồn mắc cỡ, hồn bùi ngùi, hồn mê man, hồn lưu luyến, hồn dại khờ, hồn cười nghiêng ngã, hồn kêu rên… tất cả những điều đó, trạng thái đó, tích cực lẫn tiêu

cực, vui tươi lẫn đau khổ đan xen nhau trong một hồn thi sĩ. Hồn muốn xô vỡ sóng, hay chính thi nhân muốn xơ vỡ sóng, những cơn sóng lịng cứ dập dìu

trong cõi sâu thẳm của tâm hồn, xơ vỡ cái cơ đơn, trống rỗng đang kìm hãm thi nhân.

Người đi một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ

(Những giọt lệ)

Dành trọn cuộc đời để đi tìm tình yêu, dành trọn linh hồn cho tình yêu, nhưng tình yêu vuột mất, Hàn Mặc Tử như đánh mất một nửa linh hồn, một nửa sự sống, nửa còn lại cũng dại khờ. Câu thơ chùng xuống như một tiếng thổn

thức ngậm ngùi. Đó là tiếng kêu của một linh hồn, một tâm trạng của một con người có quá nhiều mất mát. Người đọc chỉ có thể thinh lặng để cảm nhận, rồi thấy thương, thấy tội, và yêu hơn một con người tài hoa bạc mệnh.

Hẹn tơi tảng sáng đi tìm mộng Mộng cịn lưởng vưởng bến xa mơ

Tiếng gà gáy rụng trăng đầu hạ Tôi hoảng hồn lên giận sững sờ

(Một miệng trăng)

Đọc thơ, người ta như thấy mình rơi vào hai trạng thái đối lập nhau. Một bên là cảm giác an nhiên thư thái của một giấc ngủ đêm đầu hạ. Một bên là sự thất vọng, tiếc nuối như vừa bị phá vỡ một giấc mộng đẹp. Chúng nối tiếp nhau để tạo nên một giấc mộng khơng thành. Dường như đó cũng chính là tâm trạng của tác giả. Thi nhân đang tìm thú an vui trong cõi mộng. Nhưng oái ăm thay, tiếng gà đã phá vỡ giấc mộng ấy. Thi sĩ thầm oán trách tiếng gà đã phá đi giấc mộng của mình, cướp đi cảm giác vui sướng, cảm giác bình an hạnh phúc mà ở ngồi thực tại, tác giả ít khi có được.

Miệng giếng mở ra Nuốt ực bao la Nuốt vì sao rơi

Loạn rồi, ơi giếng loạn

Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng điên Nhảy vù xuống giếng vớt trăng lên

(Trăng tự tử)

Từ trạng thái tinh thần thất vọng, Hàn Mặc Tử trở nên hoảng loạn điên đảo. Linh hồn ông như luống cuống, quay cuồng, bấn loạn. Chắc khơng ít người khi đọc bài thơ này đã cho rằng ông bị điên. Đúng! Hàn Mặc Tử đang điên, cái điên của một thi sĩ và là cái điên của một con người bị xã hội loài người “vứt

hẳn ra ngoài cuộc đời, bị giữ riêng ra một nơi, xa hết thảy mọi người thân thích” [14; 70] Và thi nhân chỉ cịn lại một mình, cơ đơn, hiu quạnh. Chung

quanh ơng chỉ cịn mây gió, trăng, nước non làm bầu bạn. Giả như người bạn này cũng mất đi thì con người bất hạnh ấy sẽ cơ đơn đến dường nào. Cho nên thi nhân mới hoảng loạn, hoảng hồn lên như vậy. Đọc thơ mà ta cảm thấy xót xa cho một số phận con người.

Có thể thấy, Hàn Mặc Tử viết về Hồn khá nhiều trong quá trình sáng tác của mình. Đặc biệt, linh hồn được nhắc đến nhiều nhất trong tập Thơ điên (Đau

Thương). Cụ thể là với 53 bài thơ thì đã có đến 74 lần tác giả nhắc đến Hồn. Đây có thể nói là điều khác biệt so với các nhà thơ trước, cùng thời và sau ông. Trước đây, đại thi hào Nguyễn Du cũng đã nhắc đến Hồn với ý nghĩa là tâm trạng cảm xúc:

Thương thay thập loại chúng sinh,

Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người. Hương khói đã khơng nơi nương tựa, Hồn mồ côi lần lữa đêm đen

(Văn chiêu hồn)

Nguyễn Du đã hóa thân vào người khác, để cảm, để đau cùng người khác, hoặc đau cho thân phận con người, cho kiếp người tạm bợ. Nhắc đến thơ văn chữ Hán của Nguyễn Du, chúng ta không thể không nhắc đến bài Phản chiêu hồn. Đây là một bài thơ có tứ khá độc đáo. Thơng thường, người ta làm văn để

Một phần của tài liệu biểu tượng trăng, hồn, máu trong thơ hàn mặc tử (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)