Xây dựng hệ thống câu hỏi sáng tạo trong dạy học bài thơ

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.1.2.Xây dựng hệ thống câu hỏi sáng tạo trong dạy học bài thơ

3.1. Vận dụng một số biện pháp dạy học tích cực

3.1.2.Xây dựng hệ thống câu hỏi sáng tạo trong dạy học bài thơ

Câu hỏi sáng tạo là những ƣu điểm vƣợt trội của hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài. Loại câu hỏi này chiếm tỉ lệ lớn là biểu hiện rõ nhất của PPDH mới, phát huy tính tích cực chủ động, tự giác của học sinh. Câu hỏi sáng tạo phong phú và đa dạng, có nhiều cách hỏi, nhiều cách nêu vấn đề khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm riêng của mỗi bài học. Từ những câu hỏi đó, yêu cầu học sinh phải biết so sánh, phân tích, đánh giá, gợi mở, …đánh thức sự sáng tạo tiềm ẩn của mỗi học sinh. Trong phạm vi của tiết dạy bài thơ Sóng- Xn Quỳnh chúng tơi sử dụng một số dạng câu hỏi sáng tạo nhƣ sau:

Câu hỏi có tính chất nêu vấn đề: Đây là loại câu hỏi nhằm hƣớng dẫn HS xâu chuỗi các vấn đề, các ch tiết và sự kiện trong tác phẩm. Từ đó HS nắm bắt đƣợc kiến thức một cách hệ thống, logic và toàn diện. Câu hỏi nêu vấn đề chứa đựng dung lƣợng lớn bao gồm một khối lƣợng tƣ liệu rộng rãi. Nó mang tính chất tổng hợp, gợi lên giữa cái đã biết và cái chƣa biết trong nhận thức của học sinh. Câu hỏi nêu vấn đề thƣờng lôi cuốn HS, tác động đến tâm lí, thị hiếu, cảm xúc, kích thích trí thơng minh, óc tƣởng tƣợng, kĩ năng sáng tạo của học sinh. Từ đó các em phát hiện ra những vấn đề cốt lõi, trọng tâm trong tác phẩm. Vì thế câu hỏi nêu vấn đề ln có ý nghĩa đối với khoa học sƣ phạm và thực tiễn giảng dạy ở các bộ môn, nhất là mơn Ngữ Văn. Với bài thơ Sóng - Xn Quỳnh chúng tơi có thể sử dụng các câu hỏi nêu vấn đề nhƣ:

+ Đọc xong bài thơ, em có cảm nhận gì về âm điệu, nhịp điệu bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu ấy đƣợc tạo nên từ những yếu tố nào? Nó giúp gì cho sự thể hiện tình cảm của tác giả?

+ Nhƣ một lẽ tự nhiên, khi tình u đến, con ngƣời ln có nhu cầu tìm hiểu, cắt nghĩa. Xn Quỳnh khơng phải ngoại lệ. Chị đã lí giải về tình u nhƣ thế nào? Kết quả ra sao? Anh (chị) phát hiện ra đặc điểm nào trong phong cách thơ của chị?

+ Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ Xn Quỳnh? Thơ XQ có gì đặc điểm gì làm ngƣời đọc yêu thích?

Câu hỏi dẫn dắt, gợi mở: Đây là loại câu hỏi góp phần tác động đến tƣ duy sáng tạo của học sinh. Nó kích thích hứng thú, mang lại niềm say mê học tập và định hƣớng cho học sinh biết tìm ra con đƣờng đi tới chân lí. Cụ thể nhƣ:

+Theo em bài thơ này hƣớng vào đề tài nào? Cảm hứng chủ đạo của bài thơ? +Bài thơ có hai hình tƣợng sóng đơi. Đó là những hình tƣợng nào? Tại sao hai hình tƣợng đó có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau? Từ mối quan hệ đó, anh (chị) hãy tìm kết cấu bài thơ?

+ Mặc dù phải thú nhận sự bất lực của mình khi cắt nghĩa tình yêu, nhƣng Xuân Quỳnh cũng đã phát hiện ra một tín hiệu đặc biệt của tình u. Đó là tín hiệu nào? Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn nhƣng ở khổ thơ thứ 5 lại dƣ ra hai câu, sự khác thƣờng này chứa đựng ý nghĩa gì?

Câu hỏi suy luận mở rộng: Đây là loại câu hỏi có tác dụng phân loại, phát huy năng lực văn chƣơng của học sinh khá, giỏi. Là loại câu hỏi mang tính sáng tạo cao. Cụ thể nhƣ: Từ quan niệm về tình u của nhà thơ Xn Quỳnh, em có suy nghĩ gì về tình yêu ở lứa tuổi học trò hiện nay?

Câu hỏi tái hiện: Đây là loại câu hỏi giúp cho học sinh có khả năng nhận biết và nắm bắt đƣợc các thông tin cơ bản, biết cách chắt lọc thông tin một cách khoa học. Chẳng hạn nhƣ:

+ Dựa vào phần tiểu dẫn, anh (chị) hãy giới thiệu vài nét về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng?

+ Bài thơ đƣợc sáng tác theo thể thơ nào?

Câu hỏi phân tích: Là loại câu hỏi giúp HS phát huy khả năng suy luận và tƣ duy một cách logic. Ví dụ nhƣ:

+ Mở đầu bài thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả những trạng thái nào của sóng? Qua đó, anh (chị) cảm nhận đƣợc điều gì về tâm hồn ngƣời phụ nữ đang yêu trong bài thơ?

+ Bình thƣờng, sự lo âu ấy có thể dẫn con ngƣời đến những phản ứng tiêu cực nhƣng cũng có thể là động lực khiến con ngƣời sống tích cực, mạnh mẽ hơn. Xuân Quỳnh đã lựa chọn cách sống nào? Anh (chị) hãy chứng minh điều đó?

+ Ở khổ thơ thứ hai, nhân vật “em” đã hố thân vào sóng và phát hiện ra quy luật nào của tình yêu? Anh (chị) hãy phân tích quy luật đó?

+ Anh (chị) có nhận xét gì về cách diễn đạt trong hai khổ thơ 6, 7? Cách diễn đạt ấy khẳng định và hƣớng tới phẩm chất nào của tình yêu?

Câu hỏi nghiên cứu: Là loại câu hỏi giúp học sinh phát huy đƣợc ý kiến chủ quan của cá nhân. Đồng thời kích thích sự suy nghĩ tìm tịi của học sinh. Từ đó các em nhận biết đƣợc giá trị bài thơ tốt hơn. Ví dụ nhƣ:

+ Đánh giá về hai câu thơ 3,4 trong khổ thơ đầu, có ý kiến cho rằng Xuân Quỳnh đã mạnh dạn bộc lộ quan niệm mới mẻ, hiện đại về tình yêu của ngƣời phụ nữ? Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?

+ Ngƣời ta thƣờng nói, những nhà thơ yêu đời, yêu cuộc sống đến say mê thƣờng hay bày tỏ nỗi niềm trăn trở trƣớc thời gian. Điều đó có đúng với Xuân Quỳnh khơng? Vì sao?

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh (Trang 40 - 42)