Hoạt động thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh (Trang 42)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.1.3.Hoạt động thảo luận nhóm

3.1. Vận dụng một số biện pháp dạy học tích cực

3.1.3.Hoạt động thảo luận nhóm

Phƣơng pháp thảo luận nhóm là một trong những phƣơng pháp hữu hiệu để thực hiện dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề, một nội dung nào đó của bài học mà một cá nhân giải quyết sẽ rất lung túng, khó khăn, phiến diện. Thảo luận nhóm là một cách học tạo diều kiện cho học sinh luyện tập khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác và thích ứng với hoàn cảnh. Qua thảo luận nhóm, năng lực ngơn ngữ, tƣ duy của học sinh phát triển.

Thảo luận nhóm có thể tiến hành trƣớc giờ học (chuẩn bị bài), trong giờ học, sau giờ học (làm bài tập ở nhà)… Điều kiện đảm bảo thành cơng cho việc thảo luận nhóm:

- Các chủ đề có tác dụng kích thích tính tị mị, chú ý của học sinh. - Khơng lạm dụng hình thức thảo luận nhóm.

+ Mỗi nhóm chỉ cần tóm tắt ý chính trên khổ giấy lớn và trình bày trƣớc lớp. Sau mỗi nhóm trình bày, cần có thời gian để lớp đề xuất nhận xét, chất vấn nhóm vừa trình bày.

+ Kết thúc, giáo viên tổng kết giảng giải thêm và nhận xét, động viên Tiến hành:

- Phân nhóm: Mỗi nhóm có thể hai đến ba em hoặc nhiều hơn. Có thể học sinh ở một bàn, một tổ là một nhóm. Giáo viên phải điều chỉnh sao cho các nhóm đều nhau.

- Nói rõ cho học sinh biết mục đích của việc thảo luận nhóm: Thảo luận về vấn đề gì? Yêu cầu: Mọi ngƣời đều suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết vấn đề đó. GV nêu câu hỏi liên quan đến chủ đề thảo luận. Khi có điều kiện, GV nên tham gia vào hoạt động nhóm và dành thời gian đều cho mỗi nhóm. Nhóm tự bầu nhóm trƣởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân cơng mỗi ngƣời một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, khơng thể ỷ lại vào một vài ngƣời hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong

nhóm giúp đỡ nhau khi tìm hiểu vấn đề nêu ra trong khơng khí thi đua với các nhóm khác. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận nhóm mình trƣớc lớp. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.

Lƣu ý:

- Chủ đề thảo luận nhóm phải sát với nội dung bài học với trình độ của học sinh

- Cách chia nhóm phải hết sức linh hoạt, luôn thay đổi để tạo điều kiện cho mỗi học sinh đƣợc giao lƣu với tất cả các bạn trong lớp chứ không phải chỉ trong một nhóm ngƣời cố định.

- Mỗi tiết học chỉ nên có từ một đến ba hoạt động nhóm, mỗi hoạt động 5- 10 phút. Hoạt động nhóm là một trong những dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH.

- Kết quả thảo luận nhóm phải đƣợc trình bày trƣớc lớp (bằng ngơn ngữ nói hoặc bảng, biểu dán xung quanh lớp).

Nhiệm vụ nhóm trƣởng, thƣ kí nên ln phiên để mọi ngƣời cùng làm.

3.1.4. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ

Đọc diễn cảm là cách thức dạy học văn xét về bản chất vẫn dựa trên những đặc trƣng của phƣơng tiện ngơn ngữ âm thanh là chất liệu tạo nên hình tƣợng nghệ thuật. Về cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng ta tích luỹ đƣợc nhiều hiểu biết để có thể phát huy thế mạnh của biện pháp dạy học này.

Đọc diễn cảm chính là sự bình tâm lắng nghe và tìm ra giọng điệu của nhà thơ bộc lộ qua đó. Nhƣ GS Lê Trí Viễn bộc bạch: “Thơng thƣờng đứng trƣớc một bài văn, câu thơ, thậm chí một đọc văn, sau khi làm mọi động tác cần thiết, kể cả việc tìm hiểu chữ nghĩa ở bƣớc khởi đầu, tơi đọc đi đọc lại, đọc to, đọc thầm, có khi ngâm nga nếu là thơ, nhiều ngày, có khi đứt quãng, có khi liên tục và chú ý lắng nghe thì nó gợi cho mình cái gì, nó nói với mình cái gì là chính. Có thể coi đó là lời tâm sự sâu kín nhất trong lịng bạn, có tỏ ra hết lịng với bạn thì bạn mới trao cho mình nghe” [41, tr 63]. Có thể xem đây là yêu cầu của cảm thụ thể hiện bằng giọng đọc. Đọc chính là con đƣờng đi vào tác phẩm nhƣ đã từng biết. Nhờ đó tiếng nói của nhà thơ sẽ đƣợc tái hiện theo dịng tƣởng tƣợng của ngƣời đọc, khám phá ra cái giá trị chứa đựng trong tác phẩm.

Đọc diễn cảm, do vậy là bƣớc thực hiện thâm nhập tác phẩm bằng cảm thụ trực tiếp của ngƣời đọc. Vì thế việc đọc dễn cảm có thể diễn ra mọi lúc trong quá trình thâm nhập văn bản nghệ thuật. Yêu cầu của đọc diễn cảm là diễn tả sự cảm thụ, thể hiện năng lực phân tích tác phẩm của ngƣời đọc. Việc chuẩn bị để

đọc diễn cảm không những phải dựa trên tiền đề các kết quả phân tích mà cịn địi hỏi phải đào sâu làm phong phú thêm các kết quả đó.

Vì vậy khi đọc diễn cảm cần đƣa vào bài thơ những cảm xúc và tƣ tƣởng gì thì phải cảm nhận đƣợc tâm trạng, lĩnh hội đƣợc hình tƣợng của bài thơ. Chỉ có thể tìm ra ngữ điệu đúng đắn nếu tiếp cận đƣợc giọng thơ của tác giả và đồng thời cảm thấy tƣ tƣởng của tác giả tạo nên âm hƣởng nào trong tâm hồn của bản thân ta cảm thấy cái gì là thân thiết với ta trong tƣ tƣởng đó, trong dịng tình cảm đó.

Đọc diễn cảm bài thơ ta có thể thấy đƣợc tính nhất qn, tính hồn chỉnh của ấn tƣợng khi đọc bài thơ. Đây là một kinh nghiệm bổ ích. Vì thế chúng ta cần vận dụng biện pháp này vào dạy học bài thơ trữ tình nhất là đối với bài thơ

Sóng - Xuân Quỳnh có nội dung phong phú và hình thức biểu đạt đa dạng các

sắc thái niểu cảm. Các giáo viên có thể cho học sinh nghe giọng đọc, ngâm của các nghệ sĩ rồi hƣớng dẫn các em cách đọc diễn cảm bài thơ. Bên cạnh đọc diễn cảm chúng ta cịn có thể vận dụng các biện pháp dạy học đọc sáng tạo nhằm tạo ra sự đồng thể tích cực khi đọc tác phẩm nhƣ tái thuật có sáng tạo, miêu tả miệng, xây dựng kịch bản phim, dựng kịch.

Tìm giọng điệu của tác giả qua văn bản là phải nhận ra những dấu hiệu thuộc hình thức và nguyên tắc tổ chức hình tƣợng, dựa vào phƣơng thức loại thể, cũng nhƣ phong cách tác giả qua cách sử dụng âm thanh, nhịp điệu ngơn ngữ. Với bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện giọng điệu riêng của mình trong nền thơ ca hiện đại. Ngay vào dòng đầu bài thơ, chúng ta ngờ ngợ nhƣ từng gặp nhà thơ ở đâu đó. Tác giả của “Thuyền và biển”, “Thƣ tình cuối mùa thu” vẫn hiện ra trong cái cung cách lạ mà quen, tức là ln bộc lộ mình, dâng hiến mình cho tình yêu. Những nhà phê bình có lí khi khẳng định rằng, trong thơ trữ tình Việt Nam, sau Hồ Xuân Hƣơng thì Xuân Quỳnh tạo cho mình cái thế đứng khá vững chãi, tự tin của ngƣời phụ nữ bày tỏ khát vọng yêu chân thành, mạnh mẽ. Nhà thơ không ngại bộc lộ cái tơi trữ tình “dữ dội” của mình. Nhƣng cũng cần thấy con sóng yêu dù mãnh liệt tới đâu, giọng thơ Xuân Quỳnh vẫn mang nét nữ tính dịu dàng với nhiều trạng thái đắm say, vỗ về, thao thức, bao dung, nhân hậu. Và chính những phẩm chất đáng quý đó ở ngƣời nghệ sĩ đã làm cho thơ Xuân Quỳnh vừa kết tinh đƣợc những đặc điểm của truyền thống thơ dân tộc vừa mang đến những đóng góp mới trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Suy cho cùng, giá trị kết tinh nổi bật ở thơ là ở nội dung thơ chan chứa giọng nói chân thành, mạnh mẽ của “nỗi khát vọng tình yêu”. Thơ là ngƣời, xét về phƣơng diện quan niệm sáng tạo nghệ thuật, thơ Xuân Quỳnh là giọng tự bạch, tự hát của hồn thơ đầy sóng, đầy tình.

Xn Quỳnh rất gắn bó với thể ngũ ngơn vốn là một thể thơ có chỗ đứng trong lòng nhiều thế hệ độc giả. Thơ ngũ ngôn với tiết tấu ngắn, tạo lối ngắt nhịp theo tốc độ vừa phải, mỗi dòng thơ với một số âm tiết đắp đổi theo thanh bằng, trắc nhanh, có hình thái đối xứng, giàu nhạc tính, tạo thuận lợi cho việc bộc lộ cảm xúc và dễ lôi cuốn ngƣời đọc. Trong bài thơ Sóng, nhịp điệu câu thơ đa dạng: 2/3 (Dữ dội/ và dịu êm), 1/2/2 (Sông/ không hiểu/ nổi mình), 3/1/1 (Em nghĩ về/ anh,/ em), 3/2 (Em nghĩ về /biển lớn). Từ đây, theo cách “phối âm cảm xúc” có thể hƣớng dẫn HS đọc bài Sóng nhằm thể hiện những phức điệu tâm trạng của chủ thể trữ tình nhƣ sau:

Khổ 1: Đọc theo giọng kể với nhịp chậm vừa, thể hiện nỗi bồi hồi trong tâm trạng.

Khổ 2: Cảm xúc hồi tƣởng nên đọc chậm hơn đoạn trên, thể hiện sự bâng khuâng, xao xuyến, gợi không gian và thời gian kỷ niệm. Trƣớc khi chuyển sang khổ sau cần có khoảng ngƣng để cảm xúc lắng đọng.

Khổ 3 và 4: Đọc nhanh thể hiện tâm trạng thổn thức mạnh mẽ của trái tim trào dâng khát vọng tình yêu.

Khổ 5: Đọc chậm, thể hiện cảm xúc sâu lắng, tha thiết.

Khổ 6 và 7: Đọc nhanh thể hiện niềm tin trƣớc mọi thử thách của tình u chân chính.

Khổ 8 và 9: Đọc giọng trầm và chậm, thể hiện nỗi lo âu - đó cũng là sự khao khát tình u nồng cháy, vĩnh cửu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Thiết kế giáo án ứng dụng bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh

3.2.1. Thuyết minh về thiết kế

Tìm hiểu bài thơ trữ tình theo PPDH tích cực dựa trên hoạt động đọc và hệ thống câu hỏi theo đặc trƣng của thể loại trữ tình. Bài dạy sử dụng kết hợp nhiều PP, nhiều loại câu hỏi khác nhau để kích thích khả năng tƣ duy độc lập, tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. Rèn luyện kỹ năng trình bày ý kiến trƣớc tập thể, năng lực cảm thụ văn học cho HS.

Giáo án thiết kế coi trọng hoạt động tự học của HS. Trong suốt tiết học, HS sẽ thảo luận, trao đổi theo từng nhóm nhỏ. Đối với mỗi câu hỏi, đại diện nhóm hoặc bất kỳ HS nào cũng có thể phát biểu, đƣa ý kiến tranh luận. Do nội dung bài học khá nhiều mà thời gian ít (90 phút) nên bài ghi của HS rất ngắn, HS tự ghi bài từ câu trả lời của các HS khác và ý bổ sung, nhấn mạnh của GV.

Đối với bài Sóng, nhƣ phần mục tiêu bài học, trọng tâm bài học là giúp HS nắm đƣợc nét đặc sắc về kết cấu xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngơn từ của bài thơ và vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời phụ nữ trong tình yêu. Để đạt đƣợc mục tiêu đề

ra, giáo án thiết kế một hệ thống câu hỏi khám phá nội dung, hình thức của bài thơ và phong cách thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Hệ thống câu hỏi gồm 15 câu:

Câu hỏi 1: Câu hỏi tái hiện: Dựa vào phần tiểu dẫn, anh (chị) hãy giới thiệu

vài nét về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng?

Qua các thơng tin cơ bản về cuộc đời, tác phẩm, phong cách thơ Xuân Quỳnh và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Sóng, HS sẽ bƣớc đầu nắm bắt đƣợc Xuân Quỳnh và hồn cảnh ra đời của bài thơ Sóng, HS sẽ bƣớc đầu nắm bắt đƣợc thế giới tình cảm của nhân vật trữ tình và giọng điệu chính trong thơ Xuân Quỳnh.

Câu hỏi 2: Câu hỏi gợi tìm: Theo em bài thơ này hƣớng vào đề tài nào? Cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

Câu hỏi này giúp HS nắm đƣợc cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Đó là cảm hứng đã khơi nguồn sáng tạo cho tác giả khi đứng trƣớc biển, nhìn thấy những con sóng miên man vỗ bờ, chị đã suy nghĩ về tình yêu của mình và nhận thấy sự tƣơng quan giữa sóng và tình u. Từ đó, tình u đã trở thành đề tài có sức cuốn hút kỳ lạ, giúp Xn Quỳnh trải lịng mình, bộc lộ tình cảm của mình một cách chân thật. Cảm hứng lãng mạn về tình u chứa đựng tính nhân văn cao cả.

Câu hỏi 3: Câu hỏi tái hiện: Bài thơ đƣợc sáng tác theo thể thơ nào?

Việc xác định thể loại thơ giúp cho ngƣời học thấy đƣợc sự sáng tạo của Xuân Quỳnh trong việc vận dụng thể thơ ngũ ngôn hiện đại để phô diễn thế giới tình cảm của mình. Thể thơ ngũ ngơn đã giúp cho nhà thơ thể hiện những cung bậc tình cảm của mình theo nhịp điệu những con sóng triền miên vỗ bờ.

Câu hỏi 4: Câu hỏi nêu vấn đề: Đọc xong bài thơ, em có cảm nhận gì về âm

điệu, nhịp điệu bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu ấy đƣợc tạo nên từ những yếu tố nào? Nó giúp gì cho sự thể hiện tình cảm của tác giả?

Câu hỏi nêu vấn đề kích thích ngƣời học đi tìm hiểu tiết tấu, nhạc điệu của bài thơ - nhạc điệu của những con sóng miên man vỗ bờ, lúc dữ dội ồn ào, lúc dịu êm lặng lẽ nhƣ tiếng lòng của ngƣời phụ nữ đang yêu đầy những cung bậc của cảm xúc yêu thƣơng. Đồng thời giúp HS khám phá phong cách thơ đầy cá tính sáng tạo của Xuân Quỳnh (thơ ngũ ngôn hiện đại ngắt nhịp, hiệp vần, phối thanh linh hoạt, cách sử dụng ngơn ngữ, hình ảnh thơ sáng tạo, giúp ngƣời đọc liên tƣởng đến những con sóng đang dào dạt hát mãi bài hát về tình yêu vĩnh hằng trong trái tim mỗi ngƣời.)

Câu hỏi 5: Câu hỏi gợi tìm: Bài thơ có hai hình tƣợng sóng đơi. Đó là những hình tƣợng nào? Tại sao hai hình tƣợng đó có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau? Từ mối quan hệ đó, anh (chị) hãy tìm kết cấu bài thơ?

Đây là câu hỏi giúp HS xác định bài thơ có hai nhân vật “sóng” và “em. Sóng và em có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau - tuy hai mà một hai, tuy một mà hai: sóng và em có lúc phân tách soi chiếu vào nhau, có lúc hồ làm một trong cái tơi trữ tình duy nhất là Xn Quỳnh. Theo đó, HS cũng nắm đƣợc kết cấu của bài thơ đƣợc tổ chức theo kết cấu song trùng, tƣơng đồng hồ hợp giữa hai hình tƣợng.

Câu hỏi 6: Câu hỏi phân tích: Mở đầu bài thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả những trạng thái nào của sóng? Qua đó, anh (chị) cảm nhận đƣợc điều gì về tâm hồn ngƣời phụ nữ đang yêu trong bài thơ?

Câu hỏi này hƣớng ngƣời học đi tìm những trạng thái đối cực, mâu thuẫn nhƣng thống nhất của sóng trong tự nhiên tƣơng đồng với những trạng thái tình cảm của ngƣời con gái trong tình u. Nhƣng đó điều là những biểu hiện khác nhau của trái tim yêu chân thành. Và cũng nhƣ sóng ngƣời phụ nữ đang u khơng chấp nhận một tình u ích kỷ, hẹp hịi mà muốn vƣơn tới một tình yêu rộng lớn, bao la. Từ đó, thấy đƣợc quan niệm tình u mới mẻ của tác giả - tình u chân chính phải ln vận động, thăng hoa để hồn thiện mình.

Câu hỏi 7: Câu hỏi nghiên cứu: Đánh giá về hai câu thơ 3, 4 trong khổ thơ

đầu, có ý kiến cho rằng Xuân Quỳnh đã mạnh dạn bộc lộ quan niệm mới mẻ, hiện đại về tình yêu của ngƣời phụ nữ? Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?

Ý kiến đánh giá trên, giúp HS bày tỏ sự nhận xét, đánh giá của mình về cách thể hiện tình cảm trong thơ Xuân Quỳnh, đồng thời thấy đƣợc một Xuân Quỳnh hiện đại nhƣng rất truyền thống. Khác với ngƣời phụ nữ xƣa, ngƣời phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh đã đến với tình yêu một cách tự tin và chủ động. Con ngƣời ấy chân thật, khơng giấu mình thể hiện khát vọng tìm đến một tình yêu cao cả, bao dung.

Câu hỏi 8: Câu hỏi phân tích: Ở khổ thơ thứ hai, nhân vật “em” đã hố thân

vào sóng và phát hiện ra quy luật nào của tình u? Anh (chị) hãy phân tích quy luật đó?

Từ việc tìm hiểu về trạng thái của sóng và em, ngƣời học tìm hiểu tính chất

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh (Trang 42)