Các yêu cầu bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối với các tội xâm phạm

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai (Trang 65 - 67)

3.1. Các yêu cầu bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối với các tội xâm phạm tình dục phạm tình dục

3.1.1. Yêu cầu tiếp tục hồn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về quyết định hình phạt

Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày 27/11/2015. Sau đó, Bộ luật này tiếp tục được hoàn thiện và đến ngày 20/6/2017, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Theo Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật hình sự thì BLHS năm 2015, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Mặc dù, BLHS năm 2015 đã khắc phục được rất nhiều hạn chế, bất cập và thiếu sót trong quy định về các tội xâm phạm tình dục và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục. Tuy nhiên, thực tiễn tình hình tội phạm xâm phạm tình dục ln có những diễn biến phức tạp và xuất hiện nhiều vấn đề mới địi hỏi hoạt động quyết định hình phạt cũng cần phải luôn được đổi mới cho phù hợp.

Do đó, với những hạn chế, bất cập trong quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai như đã phân tích, tác giả cho rằng việc tiếp tục hồn thiện các quy định của BLHS năm 2015 về các tội xâm phạm tình dục và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục là hết sức cần thiết. Trên cơ sở những đề xuất đó, các cơ quan lập pháp sẽ nghiên cứu, tiếp thu và sửa đổi sao cho phù hợp nhất, bảo đảm hiện thực hóa được các chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

3.1.2. Yêu cầu của việc tiếp tục cải cách tư pháp hình sự

Cơng cuộc đấu tranh với các tội phạm xâm phạm tình dục thơng qua hoạt động xét xử và quyết định hình phạt đúng đối với loại tội phạm này cũng xuất

60

phát từ yêu cầu bảo đảm thực hiện định hướng cải cách tư pháp đã được thể hiện trong Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu hiệu quả và hiệu lực cao” [3].

Yêu cầu đầu tiên của việc tiếp tục cải cách tư pháp hình sự là phải gắn với quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tiếp tục cơng cuộc cải cách tư pháp là tiếp tục nhiệm vụ xây dựng, vận hành nền tư pháp công bằng, khách quan, độc lập chỉ tn theo pháp luật, giữ gìn cơng lý. Hoạt động xét xử và quyết định hình phạt của Tịa án được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, theo đúng bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu quan trọng tiếp theo là phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc trong quyết định hình phạt, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân. Tịa án phải thực sự là cơng cụ mang lại cơng bằng, bình đẳng và dân chủ trong xã hội. Điều này không chỉ thể hiện ở chỗ Tòa án phải tạo điều kiện và đảm bảo mọi người phạm tội được bình đẳng trước pháp luật mà cịn phải bảo đảm việc quyết định hình phạt khơng có sự phân biệt trong xã hội.

Một nội dung rất quan trọng nữa của cải cách tư pháp hình sự là u cầu về một đội ngũ Thẩm phán có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức trong áp dụng pháp luật hình sự. Bởi lẽ, quá trình đổi mới, cải cách các cơ quan tư pháp hình sự địi hỏi các Thẩm phán và cả Hội thẩm nhân dân phải luôn được năng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ để có thể đưa ra những quyết định hình phạt chuẩn xác và đề xuất, kiến nghị những sáng kiến đổi mới nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng.

61

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)