Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai (Trang 69 - 81)

Thứ nhất, nâng cao chất lượng của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

Trong hoạt động của Tòa án, chất lượng và hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt được quyết định chủ yếu bởi đội ngũ thẩm phán – những người làm cơng tác xét xử và quyết định hình phạt. Do đó, để nâng cao hiệu quả của việc quyết định hình phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng, các Tịa án nhân dân ở Đồng Nai trước hết phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của đội ngũ thẩm phán làm cơng tác xét xử hình sự. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa then chốt, đã từng được đề cập trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị.

64

Thẩm phán là người giữ vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của việc quyết định hình phạt. Vì thế, trong thời gian tới cần đặc biệt quan tâm phát triển đội ngũ Thẩm phán cả về trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức, nhận thức chính trị. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán có thể bắt đầu từ việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, thường xuyên mở các lớp cập nhật kiến thức chun mơn nghiệp vụ và chính trị cho các Thẩm phán. Mở rộng nguồn thi tuyển để có thể tuyển chọn, bổ nhiệm được những Thẩm phán có năng lực chun mơn tốt, đồng thời đảm bảo chế độ đãi ngộ tốt nhất cho đội ngũ Thẩm phán để họ yên tâm công tác. Bên cạnh đó, lãnh đạo các Tịa án nhân dân ở Đồng Nai cũng cần kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp thối hóa, biến chất, tham nhũng, vi phạm pháp luật; không bổ nhiệm lại đối với các Thẩm phán yếu về năng lực chun mơn và bản lĩnh chính trị.

Ngồi ra, để nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục thì việc nâng cao năng lực cho các Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử cũng là địi hỏi cấp thiết. Bởi vì, ngồi Thẩm phán thì các Hội thẩm nhân dân cũng là chủ thể của việc quyết định hình phạt. Nhiệm vụ xét xử của Tịa án đối với các tội xâm phạm tình dục khơng thể hồn thành nếu thiếu sự tham gia của đội ngũ Hội thẩm nhân dân. Mặc dù vậy, chất lượng đội ngũ Hội thẩm nhân dân của ngành Tòa án tại tỉnh Đồng Nai vẫn chưa tương xứng với vai trò, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ quyết định hình phạt. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua cũng đã cho thấy nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động quyết định hình phạt đều liên quan đến yếu tố con người. Do đó, cần tăng cường cơng tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chun mơn nghiệp vụ, nâng cao trình độ và năng lực cho cả đội ngũ Hội thẩm nhân dân của địa phương. Việc đào tạo bồi dưỡng, tập huấn hàng năm đối với Hội thẩm cần phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để các Hội thẩm nhân dân sắp xếp công việc tham gia đầy đủ. Trong công tác tuyển chọn Hội thẩm nhân dân,

65

các tiêu chí về trình độ, kiến thức pháp luật của Hội thẩm nhân dân cần được quy định cụ thể, rõ ràng hơn. Chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ Hội thẩm nhân dân cũng cần phải được nghiên cứu, thay đổi cho tương xứng với với vai trò, trách nhiệm của họ trong công tác xét xử.

Thứ hai, nâng cao ý thức trách nhiệm của những người làm công tác xét

xử

Những giải pháp đề xuất nêu trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu tự bản thân mỗi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân của tỉnh Đồng Nai không tự nâng cao ý thức trách nhiệm thông qua việc tự nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự rèn luyện đạo đức và bản lĩnh chính trị. Những người làm cơng tác xét xử của các Tòa án nhân dân ở Đồng Nai phải tự nâng cao trách nhiệm của mình trong việc xét xử và quyết định hình phạt, đặc biệt là đối với các tội xâm phạm tình dục. Tự bản thân mỗi cá nhân phải nhận thức rõ tầm quan trọng, trách nhiệm đặc biệt của mình trong cơng tác xét xử và quyết định hình phạt. Tịa án thơng qua các hoạt động tuyên dương, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt và phản ảnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong cơng tác xét xử và quyết định hình phạt. Xây dựng được đội ngũ Thẩm phán vừa hồng vừa chuyên như vậy thì mới có thể hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm, sai lầm trong hoạt động quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trong thời gian tới, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Tịa án nói chung, ngành Tịa án tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Thứ ba, tăng cường việc kiểm tra, hướng dẫn công tác xét xử đối với các

tội xâm phạm tình dục

Việc kiểm tra, hướng dẫn của TAND cấp trên đối với TAND cấp dưới là một trong những phương thức hữu hiệu để nâng cao chất lượng hoạt động xét xử và quyết định hình phạt của Tịa án. Từ thực tiễn những hạn chế, thiếu sót trong việc xét xử và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục, Tịa án nhân dân tỉnh Đồng Nai cần thường xuyên tiến hành việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc áp dụng các quy định pháp luật về quyết định hình

66

phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng.

Trên cơ sở những báo cáo tổng kết, kiến nghị của TAND các địa phương, hằng năm TAND tối cao cần tổng hợp những tồn tại, hạn chế trong việc quyết định hình phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng. Đối với những nội dung về quyết định hình phạt mà còn nhiều cách hiểu chưa thống nhất, TAND tối cao cần ban hành văn bản chỉ đạo thống nhất áp dụng trong toàn ngành hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các quy định cho phù hợp với thực tiễn, khắc phục những vi phạm, sai lầm.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chúng ta cần phải tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp, kiến nghị nêu trên.

67

KẾT LUẬN

Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục là việc Tịa án lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung) trong phạm vi quy định tại các Điều 141 đến Điều 147 của Bộ luật Hình sự năm 2015 để áp dụng đối với người phạm tội phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Khi quyết định hình phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng, Tịa án phải căn cứ vào quy định của BLHS, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của quyết định hình phạt.

Thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong 6 năm gần đây cho thấy, các cấp Tịa án nhân dân tại địa phương ln chú trọng bảo đảm việc quyết định hình phạt đúng. Minh chứng của nhận định này thể hiện thông qua việc khơng có nhiều vụ án về xâm phạm tình dục bị hủy, bị cải sửa theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm trên thực tế. Điều này cho thấy sự nỗ lực rất lớn từ phía Tịa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Đồng Nai trong việc vượt qua những hạn chế, khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ, cơng tác xét xử và quyết định hình phạt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn cịn một số những hạn chế, thiếu sót nhất định như: quyết định hình phạt q nặng hoặc q nhẹ, quyết định hình phạt khơng cơng bằng giữa các tội phạm có hành vi phạm tội tương tự nhau, khơng áp dụng hoặc áp dụng khơng đúng các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.…

Nghiên cứu của luận văn đã chỉ ra rằng những hạn chế, thiếu sót này khơng chỉ bắt nguồn từ những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành, hạn chế trong cơng tác kiểm tra xét xử mà cịn chủ yếu xuất phát từ ý thức chủ

68

quan trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như sự hạn chế, yếu kém về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức và trách nhiệm của một số Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong việc quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục.

Những hạn chế, bất cập của thực tiễn và các yêu cầu của việc quyết định hình phạt đúng đặt ra vấn đề cấp thiết là cần phải có những giải pháp hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự liên quan đến quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục. Vì thế, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật như: rà soát tất cả quy định của BLHS về hình phạt đối với các tội phạm nói chung và các tội xâm phạm tình dục nói riêng để tiến tới việc rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt; ban hành văn bản quy định tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá “tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” và hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự; sửa đổi Điều 141 và Điều 143 BLHS hiện hành theo hướng sắp xếp lại các khung hình phạt trong từng Điều luật theo trật tự từ nhẹ tới nặng; và hoàn thiện quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng. Bên cạnh đó, các giải pháp nâng cao chất lượng, ý thức trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và tăng cường việc kiểm tra, hướng dẫn công tác xét xử đối với các tội xâm phạm tình dục cũng cần phải được chú trọng thực hiện đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động quyết định hình phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vân Anh, Văn Trương (2018), “Tội phạm xâm hại tình dục thực trạng,

nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí Kiểm sát online,

<https://kiemsat.vn/toi-pham-xam-hai-tinh-duc-thuc-trang-nguyen-nhan- va-giai-phap-51382.html> (05/01/2021).

2. Phạm Văn Beo (2011), “Hai ý kiến về quyết định hình phạt trong Bộ luật

hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12 (197),

<http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207581> (10/01/2021).

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược

cải cách tư pháp đến năm 2020.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến

lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

5. Lê Cảm (2005), Về các mục đích của hình phạt và hệ thống hình phạt,

Tạp chí Kiểm sát, số 17(9).

6. Lê Cảm, Trịnh Tiến Việt (2002), “Nhân thân người phạm tội: Một số vấn

đề lý

luận cơ bản”, Tạp chí Tịa án nhân dân.

7. Công an tỉnh Đồng Nai, “Long Thành: Thi hành lệnh bắt bị can để tạm

giam đối với đối tượng xâm hại trẻ em”,

<https://congan.dongnai.gov.vn/Pages/newsdetail.aspx?NewsId=11566& CatId=94> (23/01/2021)

8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam –

70

9. Phạm Đình Dũng (2007), Căn cứ quyết định hình phạt: Những vấn đề lý

luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

10. Dương Hồng Điệp, “Bàn về quyết định hình phạt theo khoản 2 Điều 54

của BLHS”, Tạp chí Tịa án nhân dân (điện tử),

<https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/ban-ve-quyet-dinh-hinh-phat- theo-khoan-2-dieu-54-cua-blhs> (10/01/2021)

11. Nam Hải, “Báo động tình trạng xâm hại trẻ em”, <http://dnrtv.org.vn/tin-

tuc-n52441/bao-dong-tinh-trang-xam-hai-tre-em.html> (30/12/2020)

12. Nguyễn Ngọc Hòa (1995), Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt

Nam, trong sách: Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên, 2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

14. Nguyễn Ngọc Hịa (chủ biên, 2017), Bình luận khoa học BLHS năm 2015,

được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Ngọc Linh (2019), Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình

sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

16. Đinh Minh Lượng (2020), “Một số điểm chưa hợp lý trong quy định về

quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp

dụng”, Tạp chí Tịa án nhân dân (điện tử), <https://tapchitoaan.vn/bai-

viet/phap-luat/mot-so-diem-chua-hop-ly-trong-quy-dinh-ve-quyet-dinh- hinh-phat-duoi-muc-thap-nhat-cua-khung-hinh-phat-duoc-ap-dung> (20/01/2021).

17. Dương Tuyết Miên (2000), “Bàn về mục đích của hình phạt”, Tạp chí

Luật học, (3).

18. Dương Tuyết Miên (2010), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb

71

19. Lê Văn Nhàn (2016), Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

từ thực tiễn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.

20. Cao Thị Oanh (2008), Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, Nxb

Cơng an nhân dân, Hà Nội

21. Đinh Văn Quế (2000), Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt

trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Đinh Văn Quế, “Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng

nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt”, Tạp chí

Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 14/2018.

23. Quốc hội (2002), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Quốc hội (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

26. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm

2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Quốc hội (2017), Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật năm 2015, sửa đổi,

bổ sung năm 2017), Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.

28. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 41/2017/NQ-QH14 ngày 20/6/2017 về

việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.

29. Hồ Sỹ Sơn (2009), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam,

72

30. Thiều Văn Thịnh (2020), “Một số lưu ý khi quyết định áp dụng hình phạt

dưới mức thấp nhất của khung hình phạt”, <https://tapchitoaan.vn/bai- viet/phap-luat/mot-so-luu-y-khi-quyet-dinh-ap-dung-hinh-phat-duoi-muc- thap-nhat-cua-khung-hinh-phat> (20/12/2020).

31. Đồng Xuân Thọ (2011), Phịng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai (Trang 69 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)