5.1. Kết luận
Nhu cầu thức ăn thô xanh cho gia súc ngày càng tăng nên việc SSC kinh doanh hạt cỏ lai trên thị trường là quyết định đúng đắn. Trên đà những SP của SSC đã có uy tín trên thị trường, hạt cỏ với CL SP được đảm bảo cũng đã mang lại DT đáng kể đóng góp vào tổng DT của SSC. Để có được thành tích như vậy thì hoạt động PP của CT đóng vai trị quan trọng.
Qua thực tế tìm hiểu HTPP của CT tơi nhận thấy được khơng ít khó khăn và cả thuận lợi (khách quan và chủ quan) trong hoạt động PP hạt cỏ lai của CT. Nhìn chung việc tổ chức và quản lý HTPP của CT tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng tốt việc đưa hàng hoá đến gần với NTD. Hệ thống các đại lý PP rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, đây là nhân tố TG quan trọng trong hoạt động PP, chiếm 85%(năm 2007) trong tổng DT hạt cỏ của SSC. Bên cạnh đó, CT vẫn cịn tồn tại một số khó khăn cần khắc phục như đội ngũ nhân sự trong HTPP còn hạn chế và chưa được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp để nắm bắt nhu cầu thị trường, hơn nữa CT chưa thật sự quan tâm đến lợi ích của nhân viên thị trường; một số chính sách của CT dành cho KH chưa thật sự hấp dẫn, chưa có chính sách cho đại lý mới; nghiệp vụ của đại lý chưa được đào tạo bài bản,… Ngoài ra, yếu tố cạnh tranh và những rủi ro thị trường như thời tiết, dịch bệnh trong chăn nuôi cũng đã giảm hiệu quả hoạt động PP hạt cỏ của SSC.
Trong thời gian ngắn thực tập tại CT, tơi đã cố gắng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PP hạt cỏ của CT và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PP. Những giải pháp này có thể mang tính chủ quan và thiếu kinh nghiệm nên khơng thể tránh khỏi thiếu xót. Tuy nhiên, tơi hy vọng những đề xuất của mình có thể phần nào khắc phục được những hạn chế còn tồn tại và phát huy nhiều hơn nữa thế mạnh vốn có của CT.
5.2. Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối hạt cỏ lai của SSC tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
5.2.1. Đối với Công ty
Tăng cường đầu tư vốn cho việc kinh doanh hạt giống cỏ để mở rộng thị trường, PP hàng hoá đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế: tăng cường vốn cho hoạt động quảng cáo, trình diễn nhằm quảng bá hình ảnh đến KH; đồng thời phát triển thêm nhiều giống cỏ mới thoả mãn nhu cầu luôn biến động của KH.
Tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn cao và có chương trình đào tạo nhân sự theo định kỳ. Hoàn thiện chế độ lương, thưởng, phạt phù hợp nhằm kích thích sự sáng tạo và gắn bó của cán bộ cơng nhân viên trong HTPP với CT.
Có chính sách tín dụng phù hợp với KH mua với số lượng lớn. Thực hiện qui trình cấp tín dụng một cách khoa học để các đại lý thuận tiện trong việc mua bán với Công ty.
Hiện nay đối thủ cạnh tranh cũng đang đầu tư rất nhiều vào việc phân phối thông qua các TTKN, bởi vì việc nhà chăn nuôi sẽ tin tưởng vào sự giới thiệu cũng như cấp giống từ các trung tâm này, đặc biệt những vùng có tiềm năng phát triển nhưng chưa được đầu tư và quy hoạch cụ thể. Công ty cần chú ý KPP thông qua các TTKN.
5.2.2. Đối với các TGPP
Các TGPP cần tăng cường hoạt động của mình, ứng dụng một cách hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh.
Thanh toán tiền hàng cho CT đúng thời hạn để mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi.
Thực hiện đúng các chương trình của CT cho NTD. Tăng cường hợp tác, cung cấp thơng tin chính xác về thị trường và NTD cho CT.
5.2.3. Đối với Nhà nước và các ban ngành
Đơn giản hoá các thủ tục chứng từ về xuất nhập khẩu.
Nhà nước phải xây dựng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh để định chế các hoạt động lưu thông trên thị trường. Những điều luật tạo hành lang pháp lý cho các thành
viên kênh hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Các điều luật cũng phải hạn chế được những hành vi đặc quyền, buôn lậu, trốn thuế, tiêu cực trong cạnh tranh.
Nhà nước cần xây dựng và quản lý vùng sản xuất thức ăn thô xanh trên toàn quốc phù hợp với từng vùng sinh thái và thị trường tiêu thụ. Xây dựng ngành sản xuất thức ăn thô xanh (bao gồm cỏ ủ, rơm cỏ nén bánh,…) phục vụ chăn ni bị cơng nghiệp. Ngân hàng cho vay vốn để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng đồng cỏ chăn thả và trồng cỏ chế biến.
Bộ Nông nghiệp hỗ trợ ngành chăn nuôi trong “nghề trồng cỏ”: phát triển hệ thống thuỷ lợi, giới thiệu các máy móc thiết bị ứng dụng trong cơng tác chăm sóc và thu hoạch cỏ (hệ thống tới phun, máy cắt cỏ,…), giới thiệu các giống cỏ mới năng suất cao (giống VA.06).(Phụ lục 3)
Chính sách địa phương trong việc bảo hộ ngành nơng nghiệp cần thơng thống hơn, tạo điều kiện cho người dân thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lập các trang trại chăn nuôi chuyên nghiệp. Địa phương nào xác định ngành chăn nuôi phát triển mang tính chiến lược thì phải có quy hoạch cụ thể vùng ni, chăn ni mang tính tập trung, cơng nghiệp, có đề án phát triển đồng cỏ đảm bảo thức ăn thô xanh cho chăn nuôi,… tất cả phải được tiến hành đồng bộ. (Phụ lục 3)
Tăng cường sự hợp tác giữa Hiệp hội giống cây trồng Việt Nam và DN để tạo sức mạnh hỗ trợ về vốn và công việc, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay.
Thành lập hiệp hội những người chăn ni bị sữa với nhiệm vụ là đảm bảo đầu ra cho người chăn nuôi bằng việc ký hợp đồng với các CT thu mua sữa và các NSX thức ăn chăn ni, từ đó giúp người dân cũng như các trang trại chăn nuôi yên tâm sản xuất. Cũng trên cơ sở đó, nhà chăn nuôi sẽ dự trù được giá thành chăn ni và có quyết định diện tích trồng cỏ hợp lý.
Nhà nước nên tổ chức những thị trường “chợ cỏ”, nơi gặp nhau giữa người trồng cỏ để kinh doanh như một loại hàng hố bình thường và người cần mua cỏ để đáp ứng nhu cầu thức ăn thơ xanh cho việc chăn ni của mình. (Phụ lục 3)