Với mục đích hỗ trợ nhiều thể loại ứng dụng mạng khác nhau, PROFIBUS-FMS chuẩn hóa một loạt các dịch vụ, có thể chia thành hai phạm trù là các dịch vụ ứng dụng và các dịch vụ quản trị.
Variable Access: Truy nhập dữ liệu
Program Invocation: Đối tượng chương trình, liên kết các domain thành một chương
trình và kiểm sốt các hoạt động của chương trình
Domain Management: Quản lý miền nhớ, truyền nạp và quản lý các vùng nhớ có liên
kết logic.
Event Management: Hỗ trợ xử lý sự kiện (kiểm soát bởi các chương trình ứng dụng).
Các dịch vụ quản lý gồm có:
VFD Support: Hỗ trợ thiết bị ảo, cung cấp thông tin về các thiết bị trường thông qua đối
tượng thiết bị trường ảo VFD (Virtual Field Device)
Object List Management: Quản lý danh mục các đối tượng
Context Management: Quản lý ngữ cảnh, có nghĩa là quản lý các mối liên kết (tạo nối,
ngắt nối).
6. Hiệu suất
Cơ chế giao tiếp chủ-tớ thuần túy làm giảm hiệu suất trao đổi dữ liệu. Chính vì thế, phiên bản DP-V2 đã bổ sung một cơ chế trao đổi dữ liệu trực tiếp theo kiểu chào hàng/đặt hàng giữa các trạm tớ.
Hình 8.2. Giao tiếp trực tiếp giữa các trạm tớ
Một trạm tớ (ví dụ một cảm biến) có thể đóng vai trị là cung cấp dữ liệu. Khối dữ liệu sẽ được gửi đồng loạt tới tất cả các trạm tớ (ví dụ một van điều khiển, một biến tần) đã đăng ký với vai trị “Đặt hàng” mà khơng cần đi qua trạm chủ. Với cơ chế này, không những hiệu suất sử dụng đường truyền được nâng cao, mà tính năng đáp ứng của hệ thống còn được cải thiện rõ rệt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng địi hỏi tính năng thời gian thực ngặt nghèo, hoặc đối với các ứng dụng sử dụng kỹ thuật truyền dẫn tốc độ thấp (ví dụ MBP).