Vận hành hệ thống

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Mạng truyền thông công nghiệp (Nghề: Cơ điện tử): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ (Trang 54 - 58)

Chuẩn DP mơ tả chi tiết đặc tính vận hành hệ thống để đảm bảo tính tương thích và khả năng thay thế lẫn nhau của các thiết bị. Trước hết, đặc tính vận hành của hệ thống được xác định qua các trạng thái hoạt động của các thiết bị chủ:

STOP: Không truyền dữ liệu sử dụng giữa trạm chủ và trạm tớ, chỉ có thể chẩn đốn và tham số hóa.

CLEAR: Trạm chủ đọc thơng tin đầu vào từ các trạm tớ và giữ các đầu ra ở giá trị an toàn

OPERATE: Trạm chủ ở chế độ trao đổi dữ liệu đầu vào và đầu ra tuần hoàn với các trạm tớ. Trạm chủ cũng thường xun gửi thơng tin trạng thái của nó tới các trạm tớ sử dụng lệnh gửi đồng loạt vào các khoảng thời gian đặt trước.

Các hàm DP cơ sở cho phép đặt trạng thái làm việc cho hệ thống. Phản ứng của hệ thống đối với một lỗi xảy ra trong quá trình truyền dữ liệu của trạm chủ (ví dụ khi một trạm tớ có sự cố) được xác định bằng tham số cấu hình “auto-clear”. Nếu tham số này được chọn đặt, trạm chủ sẽ đặt đầu ra cho tất cả các trạm tớ của nó về trạng thái an toàn trong trường hợp một trạm tớ có sự cố, sau đó trạm chủ sẽ tự chuyển về trạng thái CLEAR. Nếu tham số này không được đặt, trạm chủ sẽ vẫn tiếp tục giữ ở trạng thái OPERATE.

8. Xử lý sự cố

Trong trường hợp có thơng tin chẩn đốn, ví dụ báo cáo trạng thái vượt ngưỡng hay các báo động khác, một DP-Slave có thể thơng báo cho trạm chủ của nó qua bức điện trả lời. Nhận được thông báo, trạm chủ sẽ có trách nhiệm tra hỏi trạm tớ liên quan về các chi tiết thơng tin chẩn đốn.

Để thực hiện truyền nạp các bộ tham số hoặc đọc các tập dữ liệu tương đối lớn, PROFIBUS-DP cung cấp các dịch vụ khơng tuần hồn là DDLM_Read và DDLM_Write. Trong mỗi chu kỳ bus, trạm chủ chỉ cho phép thực hiện được một dịch vụ. Tốc độ trao đổi dữ liệu tuần hồn vì thế khơng bị ảnh hưởng đáng kể. Dữ liệu khơng tuần hồn được định địa chỉ qua số thứ tự của khe cắm và chỉ số của tập dữ liệu thuộc khe cắm đó. Mỗi khe cắm cho phép truy nhập tối đa là 256 tập dữ liệu.

Các hàm chẩn đoán của DP cho phép định vị lỗi một cách nhanh chóng. Các thơng tin chẩn đốn được truyền qua bus và thu thập tại trạm chủ. Các thông báo này được phân chia thành ba cấp:

Chẩn đốn trạm: Các thơng báo liên quan tới trạng thái hoạt động chung của cả trạm, ví dụ tình trạng q nhiệt hoặc sụt áp

Chẩn đốn module: Các thơng báo này chỉ thị lỗi nằm ở một khoảng vào/ra nào đó của một module

Chẩn đoán kênh: Trường hợp này, nguyên nhân của lỗi nằm ở một bit vào/ra (một kênh vào/ra) riêng biệt.

Ngoài ra, phiên bản DP-V1 cịn mở rộng thêm hai loại thơng báo chẩn đoán nữa là: - Thông báo cảnh báo/báo động liên quan tới các biến quá trình, trạng thái cập nhật

dữ liệu và các sự kiện tháo/lắp module thiết bị.

CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bài 1 : Viết chương trình giao tiếp profibus giữa 2 PLC

Bài 2 : Viết chương trình giao tiếp profibus giữa 2 trạm cấp phơi và trạm phân loại sản phẩm trên hệ thống MPS

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

Nội dung:

+ Về kiến thức:

Liệt kê được cấu trúc mạng Profibus + Về kỹ năng:

Xác định và xử lý một số vấn đề đơn giản

+ Thái độ: Đánh giá phong cách, thái độ học tập Chủ động, sáng tạo và an tồn trong q trình học tập. Phương pháp:

+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết

+ Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành Mỗi sinh viên, hoặc mỗi nhóm học viên thực hiện cơng việc theo u cầu của giáo viên.Tiêu chí đánh giá theo các nội dung: - Độ chính xác của cơng việc

- Thời gian thực hiện công việc - Độ chính xác theo yêu cầu kỹ thuật + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.

BÀI 9: MẠNG INDUSTRIAL ETHERNET Mã bài: MĐ CĐT 33-09 Mã bài: MĐ CĐT 33-09

Giới thiệu:

Mạng Enthenet công nghiệp giúp sự truyền tin giữa các thiết bị máy móc đi xa hơn và nhanh hơn, mạng Ethernet điều khiển các thiết bị máy móc trên tầm vĩ mơ.

Mục tiêu:

- Liệt kê được cấu trúc mạng Industrial Ethernet - Xác định và xử lý được một số vấn đề đơn giản - Chủ động, sáng tạo và an tồn trong q trình học tập.

Nội dung chính: 1. Giới thiệu

Mạng Ethernet đầu tiên được phát triển vào năm 1970 bởi công ty Xerox là mộtmạng thử nghiệm, sử dụng dây cáp đồng trục với tốc độ truyền tải dữ liệu 3 Mbps. Mạng sử dụng giao thức CSMA/CD.Sự thành công của dự án này đã gây chú ý cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử thời đó. Chính vì thế mà năm 1980, ba nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu là Digital Equipment Coperation, Intel Corporation và Xerox Corporation đã cùng nhau phát triển phiên bản Ethernet 1.0 với tốc độ truyền tải dữ liệu là 10 Mbps.Năm 1983, chuẩn mạng IEEE 802.3 đã được soạn thảo với nội dung tương tự nhưchuẩn mạng Ethernet phiên bản 1.0. Đến năm 1985 thì IEEE 802.3 được chuẩn hóa. Sau đó nhiều chuẩn mạng cục bộ khác đã được phát triển dựa theo nguyền tắc chia sẻ đường truyền chung của giao thức CSMA/CD. Ethernet là tên của kỹ thuật thông dụng nhất dùng kết nối mạng Lan. Một số kết nối khác khơng dùng Ethernet có thể kể kết nối trực tiếp qua cổng Com hay USB (chỉ dùng được cho 2 máy), mạng không dây (wireless), mạng Token ring, Asynchronous tansfer mode ( ATM)...Do công ty Xerox phát minh và đuợc chuẩn hóa thành tiêu chuẩn IEEE 802.3 với vài thay đổi, đa số mạng Lan hiện nay dùng kỹ thuật Ethernet với 2 dạng thường gặp nhất Standard Ethernet tốc độ 10 Mbps và Fast Ethernet với tốc độ 100Mbps. Chuẩn Ethernet địi hỏi mỗi máy phải có một Ethernet adapter card (thường gọi là NIC hay card mạng) kết nối trực tiếp hay qua hub bằng cáp coaxial hoặc UTP (thường là Cat 5,100BaseT), dạng topology có thể là bus hay star và dùng quy thức CSMA/CD - carrier sense multiple access with collision detection - để điều khiển lưu thông của data trên cáp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành Mạng truyền thông công nghiệp (Nghề: Cơ điện tử): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)