Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình

Một phần của tài liệu đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân về biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực tại xã phước thuận huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 64 - 100)

4.4.1. Hồi quy mô hình logit

Phân tích hồi quy trong kinh tế lượng nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trong một vài trường hợp, biến phụ thuộc chỉ có thể nhận giá trị 0 hoặc 1 ví dụ như xác suất đồng ý /không đồng ý; có /không….Các phương pháp phân tích như mô hình hồi quy tuyến tính không thể áp dụng được , bởi vì biến phụ thuộc không phải là biến liên tục, mà là biến nhị phân. Để đảm bảo không xảy ra

những trường hợp như vậy, người ta thường áp dụng dạng hàm logit. Phương pháp CVM được áp dụng trong đề tài với cách hỏi single bounded dichotomous, là cách hỏi “chấp nhận” hay “ không chấp nhận” với mức giá đề xuất vì vậy mô hình logit là mô hình phù hợp nhất, được ứng dụng để phân tích trong đề tài. Xác suất chấp nhận mức đóng góp để giảm thiểu các hậu quả của biển xâm thực được giả định là một hàm của các biến MGIA (mức đóng góp đề xuất), HBIET (hiểu biết), TNHAP (thu nhập trung bình của các hộ được phỏng vấn), TUOI (tuổi), HVAN (học vấn). Kết quả mô hình ước lượng được thể hiện trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

Các biến Hệ số Thống kê z P-value

HBIET 1.108608 1.979495 0.0478 MGIA -0.001173 -3.799578 0.0001 TNHAP 0.435114 3.01512 0.0026 TUOI -0.0427 -2.196601 0.028 HVAN 0.248796 2.003997 0.0451 C -0.707995 -0.647131 0.5175 Log likelihood = -29.50412 Probability(LR stat) = 2.94E-11 McFadden R-squared = 0.496290 Estimated Equation Trả lời “không” Trả lời “có” Tổng Xác suất trả lời có <=C 22 8 30

Xác suất trả lời không >C 10 50 60

Tổng số trường hợp dự đoán 32 58 90

Số trường hợp dự đoán chính xác 22 50 72

Tỷ lệ % dự đoán chính xác 68.75 86.21 80

Tỷ lệ % dự đoán không chính xác 31.25 13.79 20

Nguồn: Kết xuất Eview. Kết quả tại bảng 4.12 cho thấy các giá trị P-value tương ứng với các hệ số trong mô hình nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5%. Như vậy, nhìn chung các hệ số đều có ý nghĩa

suất chấp nhận hay không chấp nhận mức giá đề xuất. Dựa vào kết xuất từ Eview ,ta thấy giá trị P-value của LR rất nhỏ 2.94E-11 điều này cho thấy mô hình có ý nghĩa tổng thể về mặt thống kê. Với RMcF2 = 0.4963 cho thấy trong phương trình hồi quy các biến độc lập giải thích được 49.63% sự thay đổi của biến phụ thuộc (mức WTP). Với 58 người chấp nhận trả thì số người được dự đoán thực sự trả là 50 người (chiếm 86.21%), với 32 người không chấp nhận thì dự đoán trong thực tế có 22 thực sự không chấp nhận trả (68.75 %). Mức độ phù hợp của mô hình là 80%, chúng tỏ mô hình dự đoán đúng với thực tế.

Qua việc kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy logit, có thể khẳng định mô hình hồi quy đã xây dựng thật sự có ý nghĩa và thỏa mãn các giả thiết của phương pháp logit.

4.4.2. Phân tích mô hình

Để thấy được sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy logit, ta tiến hành tính hệ số tác động biên của từng yếu tố được trình bày trong bảng 4.13. Mức xác suất trung bình mức giá đưa ra của người tiêu dùng được tính từ phương trình: % 40 , 69 1 1 HOCVAN) * 0.249 + TUOI * 0.043 - THUNHAP * 0.435 + HIEUBIET * 1.109 + CGIA 0,001173MU - (-0.708 - = + = e P

Bảng 4.13. Kết Quả Tính Tác Động Biên Và Phần Trăm Sự Thay Đổi Quyết Định Của Người Dân

Biến phụ thuộc Hệ số βi

Hệ số tác động biên

Xác suất được ước tính khi biến độc lập tăng thêm 1 đơn vị so với mức xác suất trung bình là 69,40%

trong điều kiện các biến khác không đổi HBIET 1.10861 3.0301 72,69 MGIA -0.00117 0.9988 59,83 TNHAP 0.43511 1.5451 76.95 TUOI -0.04270 0.9582 66,48 HVAN 0.24880 1.2825 72,80 Nguồn: Tổng hợp và tính toán HBIET (hiểu biết) là biến có hệ số góc β1 = 1.108 . Dấu của hệ số phù hợp với sự kỳ vọng cho thấy rằng đối với những người dân biết đến hiện tượng biển xâm thực

thì họ sẵn lòng trả nhiều hơn để bảo vệ bãi biển so với những người không nhận thức được đang có hiện tượng biển xâm thực đang xãy ra nơi họ sinh sống. Điều này phù hợp với dấu của hệ số, khi người dân có hiểu biết về hiện tượng biển xâm thực thì xác suất trung bình để người dân sẵn lòng trả với mức giá đề ra tăng từ 69,40% lên 72,69% Đối với biến mức giá đề xuất (MGIA) ta kỳ vọng rằng giá càng cao thì người dân càng sẵn lòng trả thấp hơn. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bởi thu nhập của người dân nơi đây còn hạn chế, đời sống còn rất khó khăn nên khả năng chi trả có hạn. Điều này phù hợp với dấu của hệ số β2 = -0.001173 trong mô hình. Nhưng hệ số này có ảnh hưởng đáng kể, giải thích rằng khi mức giá đề xuất tăng lên 1 đơn vị thì mức xác suất trung bình để người dân sãn lòng trả ở mức giá đó giảm từ 69,40% xuống 59,83%

Với biến thu nhập (TN) ta kỳ vọng thu nhập càng tăng thì mức sẵn lòng trả sẽ cao hơn, điều này phù hợp với tâm lý của người được phỏng vấn. Dấu của hệ số β3= 0.435114 là phù hợp với kỳ vọng. Vì vậy khi thu nhập tăng lên một đơn vị thì xác suất trung bình để người dân sẵn lòng trả với mức giá đề ra chỉ tăng từ 69,40% lên 76,95%.

Với biến tuổi (TUOI) ta kỳ vọng rằng khi tuổi của người được phỏng vấn càng cao thì mức sẵn lòng trả sẽ thấp, với dấu được kỳ vọng là dấu âm. Vì khi người được hỏi càng lớn tuổi họ sẽ ít lo cho tương lai và thu nhập của họ bị ràng buộc, mô hình đúng với dấu kỳ vọng, với β4= -0.0427, giải thích rằng, khi tuổi người được phỏng vấn tăng lên 1 thì xác suất trung bình để người dân sẵn lòng trả với mức giá giảm còn 66,48%

Đối với biến trình độ học vấn (HVAN) ta có β5= 0.248796, phù hợp với dấu kỳ vọng, khi học vấn của người được phỏng vấn càng cao thì mức sẵn lòng trả càng cao, học vấn nói lên mức độ hiểu biết đến các tác động của biển xâm thực, họ hiểu rõ được các hậu quả của biển xâm thực thì khả năng trả sẽ cao hơn. Điều này cho thấy rằng khi trình độ học vấn của người được phỏng vấn tăng lên 1 thì xác suất trung bình để người dân sẵn lòng trả với mức giá tăng từ 69,40% lên 72,80%

4.4.3. Xác định giá sẵn lòng trả trung bình của người dân xã Phước Thuận

Qua quá trình khảo sát cho thấy bãi biển xã Phước Thuận là một vùng rất xa trung tâm,lượng khách du lịch hàng năm không đông nên ít được sự quan tâm cũng

như đầu tư trong nghiên cứu và bảo vệ. Tuy nhiên, nó lại có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân vùng này vì các ngư dân sống tại đây có nguồn thu nhập chủ yếu từ biển. Chính vì vậy, đề tài thực hiện nghiên cứu nhằm định giá ra giá trị của bãi biển về mặt kinh tế. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước ước lượng sơ khảo đầu tiên để mở đầu cho các nghiên cứu tiếp theo. Để định giá bước đầu ta tính mức sẵn lòng trả trung bình để thấy được giá trị thặng dư của một xã hội mà trung bình mỗi cá nhân đem lại.

Từ phương trình ước lượng hồi quy, ta có công thức tính mức WTP trung bình của mô hình cụ thể như sau :

WTP trung bình = 1 ln(1 * * * * ) 2 5 4 3 1

0 HBIET TNHAP TUOI HVAN

eβ β β β β β + + + + +

Với các biến MGIA, TNHAP, HBIET, HVAN, TUOI được cố định và lấy bằng các giá trị trung bình được mô tả trong bảng 4.14, các hệ số tương ứng trong mô hình hồi quy. Ta tính mức WTP trung bình theo hệ số của biến giá đề xuất mức sẵn lòng trả.

Bảng 4.14. Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến

Tên Biến Mean Giá trị giữa Lớn Nhất Nhỏ nhất

WTP 0.644444 1 1 0 MGIA 641.6667 350 2000 50 TNHAP 5.111111 5 16 1 HBIET 0.855556 1 1 0 HVAN 3.333333 3 8 1 TUOI 40.33333 38.5 70 20

(Nguồn: Tính toán từ excel) Thay các số vào phương trình ta có mức WTP trung bình theo mô hình logit như sau: WTP trung bình = ln(1 -0.708+1.109*0.856+0.435*5.111 -0.043*40.33+0.249*3.333) 0.001173 1 e + ) . = 1.500.000 đồng/ hộ gia đình

Vậy mức WTP trung bình là 1.500.000 đồng /hộ gia đình

Tổng số hộ dân trong trong xã Phước Thuận là 3191 hộ. Như vậy giá trị mà bãi biển mang lại cho xã Phước Thuận là 4,787 tỷ đồng (bốn tỷ bảy trăm tám mươi bảy

triệu đồng), số tiền thu được từ người dân đạt 40% chi phí xây dựng bờ kè mềm, biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực. Trong tương lai khi đời sống người dân được cải thiện cùng với nhận thức về tầm quan trọng của bãi biển được nâng cao, giá trị của bãi biển xã Phước Thuận đối với người dân sẽ còn cao hơn nữa.

4.5. Một số kiện nghị giúp giảm nhẹ tổn thương do biển xâm thực

Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài

nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển:

Việc xây dựng và ban hành các bộ Luật, văn bản qui phạm pháp luật về biển đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho việc thực hiện thành công công tác quản lý tổng hợp, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều quốc gia có biển.

Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển:

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng đã được triển khai; việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên biển và vùng ven biển, bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm tại các vùng biển cũng tích cực được tiến hành; công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động du lịch, hàng hải; khoan, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; khai thác khoáng sản; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; thải đổ bùn nạo vét luồng giao thông thủy, công trình biển… cũng được ưu tiên chú trọng ở nhiều nước.

Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ (ICM):

Kể từ khi ra đời đến nay, quản lý tổng hợp đới bờ đã được thừa nhận như là khung quản lý hiệu quả để đạt được phát triển bền vững vùng biển và đới bờ và được triển khai, áp dụng cho nhiều vùng bờ khác nhau trên thế giới với nhiều vấn đề khác nhau. Tại Mĩ, Luật Quản lý đới bờ được thông qua năm 1972 đưa Mĩ trở thành quốc gia tiên phong trong việc áp dụng quản lý tổng hợp biển và đới bờ. Luật Quản lý đới bờ ra đời đã giúp thúc đẩy, tăng cường sự tham gia và phối hợp của các bên liên quan trong việc đưa ra các chương trình liên quan đến vùng ven biển và cân bằng giữa các nhóm cạnh tranh về lợi ích ở vùng ven biển. Tại Nhật Bản, quản lý tổng hợp đới bờ cũng được áp dụng rộng rãi nhằm duy trì tính nguyên vẹn của hệ sinh thái vùng bờ thông qua công

tác bảo tồn và bảo vệ, khuyến khích sử dụng bền vững các tài nguyên biển và ven bờ đặc biệt liên quan đến các họat động đánh bắt, khai thác nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển chủ yếu, ngăn chặn những thiệt hại lớn về vật chất do triều cường, sóng to, gió lớn, lũ lụt, động đất, sóng thần và xói lở bờ biển. Tại một số quốc gia khác, đến nay, nhiều chương trình lớn về quản lý đới bờ được xây dựng và triển khai để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan khác nhau như đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, du lịch, đa dạng sinh học và mực nước biển dâng cao như: Chương trình quản lý tài nguyên biển châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê, Chương trình quản lý đới bờ các vùng Victoria (Úc), Cape Town (Nam Phi), Batangas và Bataan (Philippines), Bali (Indonesia)...

Quy hoạch và phân vùng không gian biển và đới bờ:

Quản lý biển trên cơ sở quy họach, phân vùng không gian biển và đới bờ hiện là xu thế quản lý biển hiện đại được triển khai ở nhiều quốc gia. Tại Mĩ, việc xây dựng qui họach, phân vùng không gian biển và đới bờ chính là một trong những ưu tiên cần triển khai trong chính sách biển dưới thời Tổng thống Obama, Nhóm đặc nhiệm về Chính sách biển của Tồng thống đã đề xuất một khung qui họach, phân vùng không gian biển và đới bờ quốc gia nhằm tạo ra một cách tiếp cận mới, tổng hợp, toàn diện, theo khu vực nhằm để:

- Hỗ trợ sử dụng bền vững, an toàn, hiệu quả biển, đại dương và các hồ lớn.

- Bảo vệ, duy trì và khôi phục biển, đới bờ đảm bảo các hệ sinh thái có khả năng phục hồi cao, và cung cấp bền vững các dịch vụ hệ sinh thái.

- Đảm bảo, duy trì khả năng tiếp cận biển, đới bờ của công chúng.

- Thúc đẩy sự hỗ trợ trong sử dụng, giảm thiểu xung đột và tác động môi trường. - Tăng cường tính nhất quán, thống nhất trong quá trình ra quyết định, giảm thiểu các xung đột lợi ích, giảm chi phí, sự trì hoãn kéo dài, nâng cao hiệu quả qui hoạch... - Nâng cao tính chắc chắn và khả năng dự báo trong qui họach để đầu tư khai thác, sử dụng biển, đới bờ.

- Tăng cường sự phối hợp, liên lạc liên bộ, ngành, các bên liên quan trong nước và quốc tế trong quá trình lập qui hoạch, xây dựng kế hoạch.

Chú trọng các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển:

Thực tế cho thấy lâu nay đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển. Để giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, việc chú trọng tăng cường áp dụng các giải pháp dựa vào thị trường trong quản lý tài nguyên đồng thời chú trọng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển cũng được các quốc gia hết sức quan tâm. Đến nay, tại nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia với số lượng ngư dân đông đảo như Trung Quốc, Indonesia,… đã có nhiều họat động, chương trình đa dạng sinh kế bền vững cho cư dân ven biển được triển khai như đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, xây dựng chương trình du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch cho cộng đồng dân cư… và đã thu được những kết quả đáng khích lệ, ví dụ như tại Trung Quốc, số liệu thống kê cho thấy khuynh hướng giảm mạnh số ngư dân tham gia đánh bắt cá (giảm 13% từ năm 2001-2004) trong khi đó số lượng ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp qua lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tăng cao trong những năm gần đây. Tại Phillipine, việc thành lập các khu bảo tồn ở quần đảo Apo đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực du lịch cho cư dân ven biển, theo ước tính hơn một nửa số hộ gia đình của Apo tham gia vào công việc du lịch hoặc ở California, một số ngư dân đã tham gia công việc hỗ trợ giám sát và nghiên cứu các khu bảo tồn…

Lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển:

Một phần của tài liệu đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân về biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực tại xã phước thuận huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 64 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w