Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân về biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực tại xã phước thuận huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 32 - 100)

3.2.1. Phương pháp CVM

a) Giới thiệu về phương pháp CVM

Theo Callan (2000) khi dữ liệu thị trường không có sẵn hoặc không đáng tin cậy cho việc định giá một loại hàng hóa nào đó, các nhà kinh tế có thể áp dụng các phương pháp thay thế khác dựa vào việc xây dựng một thị trường mức sẵn lòng trả (WTP) hay sẵn lòng nhận đền bù (WTA) của các cá nhân cho một sự thay đổi trong chất lượng môi trường. Cách tiếp cận dựa vào số liệu khảo sát để ước lượng các lợi ích hay thiệt hại của một sự thay đổi chất lượng môi trường được gọi là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method – CVM), gọi là “ngẫu nhiên” vì các kết

quả phụ thuộc hay thay đổi theo các điều kiện khác nhau được đưa ra trong thị trường giả định.

Phương pháp CVM thường được sử dụng trong các lĩnh vực như: Chất lượng nước, chất lượng không khí, những nơi có hoạt động vui chơi giải trí (như câu cá, săn bắn…) mà do một dự án nào đó sắp được triển khai gây ảnh hưởng đến chúng, việc bảo tồn các khu rừng tự nhiên, các khu vực hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài và những rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng…

b) Ưu, nhược điểm của phương pháp CVM i) Ưu điểm

Những người làm nghiên cứu thích phương pháp đánh giá ngẫu nhiên vì nó có thể áp dụng cho nhiều hàng hóa môi trường khác nhau. Bên cạnh việc ước lượng được các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp, nó còn có thể đánh giá giá được giá trị không sử dụng mà cụ thể là giá trị tồn tại hay giá trị lưu truyền. Như vậy có thể thấy rằng CVM là một phương pháp rất linh hoạt, áp dụng được cho hầu hết các loại giá trị của một hàng hóa môi trường hay một loại tài nguyên.

CVM là một phương pháp quan trọng để ước lượng các sản phẩm dịch vụ của tài nguyên môi trường khi không có thị trường tồn tại cho chúng. Thông thường, các phương pháp định giá cần một thị trường cụ thể về giá cả của một loại hàng hóa nào đó, để biết được các yếu tố môi trường tác động lên giá cả hàng hóa đó như thế nào? Các nhà nghiên cứu sẽ thu thập nhiều thông tin liên quan đến đặc điểm của hàng hóa đó cùng với yếu tố môi trường. Sau quá trình xử lý số liệu sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên giá cả hàng hóa đó. Từ đó xác định được tổng lợi ích hay thiệt hại do yếu tố môi trường mang lại. Các dạng phương pháp này có thể kể đên như là: Hedonic Pricing Method, Replacement Cost Method…Đối với các giá trị không sử dụng như giá trị tồn tại, giá trị lưu truyền, bảo tồn đa dạng sinh học…không có một thị trường nào quyết định giá cả cho nó, vì thế muốn định giá được nó không có phương pháp nào ngoài việc sử dụng CVM. Một thị trường giả định sẽ được xây dựng nên để ước lượng cho các loại giá trị đó. Các kết quả sẽ thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện giả thiết đặt ra trong thị trường giả định.

ii) Nhược điểm

Các kết quả nghiên cứu khi sử dụng phương pháp CVM bị phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường giả định, cách lấy mẫu, cách thức điều tra phỏng vấn… Đ.T.Hà (2003) đã nêu ra một số sai lệch thường gặp trong việc ứng dụng phương pháp CVM. (1) Sai lệch do chiến thuật (Strategic Bias): nếu người được điều tra cho là các giá trị mà họ đưa ra có thể có một ảnh hưởng nào đó đến chính sách sẽ đề ra và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì họ có thể đưa ra (trả lời) các giá trị quá cao hay quá thấp so với giá trị thực sự của họ. (2) Sai lệch xuất phát từ các giả định chúng ta sử dụng khi xây dựng các hoạt cảnh ban đầu. (3) Sai lệch tổng thể và bộ phận: người được phỏng vấn cũng có thể hiểu nhầm vấn đề được hỏi trong quá trình điều tra phỏng vấn và có thể đưa ra các giá trị đánh giá một bộ phận của vấn đề ta quan tâm thành giá trị tổng thể và ngược lại. (4) Sai lệch giữa mức sẵn lòng trả và sẵn lòng nhận đền bù. (5) Sai lệch do điểm khời đầu khi xây dựng các bảng điều tra mức sẵn lòng trả. Bên cạnh đó cũng có thể có những sai lệch do thông tin cung cấp cho người được điều tra, sai lệch do sự không hiểu giữa người điều tra và người được điều tra, sai lệch do cách chọn phương thức đóng góp tiền khi hỏi về mức sẵn lòng trả. Ngoài ra, để thực hiện được một nghiên cứu CVM đúng qui cách cần phải có nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn nhân lực.

c) Các nội dung quan trọng trong bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên thường là những bảng câu hỏi tương đối dài và khó hiểu, đây là một trong những lý do mà những nhà kinh tế học và các nhà nghiên cứu hoài nghi về khả năng thực hiện nghiên cứu CV ở các nước đang phát triển, nơi mà trình độ dân trí còn quá thấp. Ngay cả ở các quốc gia phát triển cũng không phải là ngoại lệ. Vì thế, việc xác định các nội dung then chốt trong bảng câu hỏi nhằm làm cho bảng câu hỏi chặt chẽ và dễ hiểu là một việc làm hết sức cần thiết. Có thể thấy rằng, 5 vấn đề quan trọng nhất trong bảng câu hỏi CVM bao gồm:

i) Lựa chọn giữa mức sẵn lòng trả (WTP) hay mức sẵn lòng nhận đền bù (WTA)

WTP thường được dùng trong các trường hợp mà ở đó chất lượng môi trường cải thiện hoặc để bảo tồn một loại tài nguyên nào đó…và người dân sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để các dự án đó được tiến hành.

WTA thường được hỏi khi có một dự án mà có thể gây ô nhiễm một vùng nào đó, và người ta muốn biết người dân sẽ nhận thức mức đền bù là bao nhiêu để chấp nhận sống chung với ô nhiễm hay chấp nhận đền bù bao nhiêu khi dự án đó làm mất đi một khu rừng, mất đi loài động vật mà họ thích ngắm…

Jack L Knestch (1983) cho rằng về mặt lý thuyết, mức sẵn lòng trả và nhận đền bù có giá trị tương đương nhưng thực tế khác nhau hoàn toàn. Khi hỏi về mức sẵn lòng trả, người được hỏi thường trả lời mức sẵn lòng trả tối thiểu nhưng khi hỏi về mức sẵn lòng nhận đền bù, họ sẽ trả lời mức nhận đền bù tối đa vì mức sẵn lòng trả chịu ảnh hưởng bởi giới hạn thu nhập của người được phỏng vấn còn mức sẵn lòng nhận đền bù thì không ảnh hưởng. Điều này có thể được giải thích rằng sự ưa thích và lựa chọn của con người không hoàn toàn giống nhau.

Thông thường thì mức sẵn lòng trả được ứng dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu. Nói như thế không có nghĩa là hỏi WTP sẽ phản ánh đúng giá trị của tài nguyên thiên nhiên vì WTP thường là mức tối thiểu, nhưng nếu hỏi về WTA sẽ đánh giá quá cao giá trị của tài nguyên hoặc giá trị của ô nhiễm.

ii) Tình huống giả định

Tình huống giả định là nội dung then chốt đối với bảng câu hỏi CV.Tình huống giả định càng cụ thể, càng thực tế sẽ giúp cho việc phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn và các câu trả lời có độ tin cậy cao hơn. Các nghiên cứu CV có kết quả cao thường là những nghiên cứu xây dựng được tình huống giả định.

iii) Các cách hỏi WTP/WTA

Lựa chọn cách hỏi mức sẵn lòng trả trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM cũng là một điều đáng quan tâm đối với các nhà nghiên cứu, vì với các cách hỏi mức sẵn lòng trả khác nhau có những ưu, nhược điểm khác nhau, cách xử lý số liệu cũng khác nhau và có những sai lệch nhất định. Vì thế, phải lựa chọn phương pháp hỏi phù hợp nhất. Có 4 phương pháp hỏi mức sẵn lòng trả:

Open-ended question (câu hỏi mở)

Người trả lời sẽ được hỏi câu “ anh/chị sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để…” và số tiền bao nhiêu là do người trả lời suy nghĩ và nói ra, phỏng vấn viên không đưa ra trước một mức giá nào cả. Ba trường hợp có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp này: (1) Tiết lộ mức WTP thật: người trả lời có thể phát biểu WTP cực đại thật của họ, mức này phản ánh đúng giá trị thực tế tài nguyên đó mang lại cho họ. Đây là điều mà tất cả những nhà nghiên cứu CVM đều mong muốn. (2) Đánh giá thấp: điều này có thể diễn ra cho các nguyên nhân khác nhau. Nếu người trả lời cảm thấy mức trả lời của họ có thể liên quan đến mức trả thực tế, nhưng thực tế họ muốn trả thấp hơn như vậy, họ sẽ đưa ra một mức giá thấp (Samuelson, 1954) nhưng trên thực tế, giá trị mà tài nguyên đó mang lại cho họ cao hơn rất nhiều (Marwell và Amé, 1981; Brubaker, 1982). Hơn nữa, tính không quen với câu hỏi mở có thể dẫn đến những người trả lời theo chiến lược không thích rủi ro có xu hướng phát biểu mức sẵn lòng trả thấp, hoặc người trả lời không biết mức sẵn lòng trả là bao nhiêu để trả lời.

Payment Card

Một loạt các mức giá được viết lên thẻ và người trả lời được yêu cầu chọn một mức giá. Cách hỏi này thường đem lại mức sẵn lòng trả thấp, vì trong một loạt mức giá được ghi trên thẻ thì các mức giá thấp thường được người trả lời chú ý hơn.

Bidding Games

Phỏng vấn viên đưa ra mức giá đầu tiên và yêu cầu người được phỏng vấn trả lời. Nếu được trả lời “Có”, phỏng vấn viên sẽ đưa giá ngày càng cao cho đến khi người được phỏng vấn trả lời “Không” và ngược lại. Đây chính là mức sẵn lòng trả tối đa của người trả lời. Với cách hỏi này, thông thường trong các nghiên cứu, người tổ chức thường chia số mẫu phỏng vấn thành nhiều nhóm và mỗi nhóm sẽ có mức giá khởi đầu khác nhau.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là các sai lệch xảy ra trong mức giá khởi đầu. Mức giá khởi đầu quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu.

Câu hỏi đóng (Dichotomous Choice hay Close-Ended Question)

Có hai cách hỏi sau đây:

Single - bounded dichotomous choice: Tiến hành phân khoản từ mức WTP kì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vọng cao nhất đến WTP kì vọng thấp nhất. Tại mỗi mức giá này, sẽ tiến hành hỏi một nhóm đối tượng phỏng vấn, người được phỏng vấn sẽ trả lời “đồng ý” hay “không đồng ý” với mức giá này.

Ưu điểm: giúp người trả lời dễ quyết định

Nhược điểm: phải đảm bảo mức độ tin cậy trong việc lấy mẫu ngẫu nhiên. Double - bounded dichotomous choice: Trong phương pháp này, người được

phỏng vấn sẽ được hỏi một câu hỏi “ Có – Không” về việc họ sẵn lòng trả một khoản tiền nhất định cho mục đích mà nó đã được mô tả. Nếu họ trả lời “có” thì câu hỏi này sẽ được lặp lại với một số tiền lớn hơn, nếu họ trả lời “không” thì câu hỏi thứ hai sẽ hỏi với một khoản tiền nhỏ hơn.

Xác định WTP/WTA khởi đầu hoặc WTP/WTA cao nhất

Việc đưa ra mức sẵn lòng trả hay sẵn lòng nhận đền bù khởi đầu luôn khó và đây cũng chính là một trong những nhược điểm của phương pháp CVM. Những sai lệch do điểm khởi đầu khi xây dựng các bảng điều tra về mức sẵn lòng trả của người dân.

Để khắc phục nhược điểm này khi xác định mức sẵn lòng trả hay nhận đền bù khởi đầu, các nhà nghiên cứu thường đi thu thập số liệu về các đặc điểm kinh tế xã hội, mức thu nhập… của dân cư vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó còn tham khảo ý kiến của cán bộ địa phương, các chuyên gia và đặc biệt là tổ chức các buổi thảo luận với người dân về chủ đề và mục tiêu của dự án. Thông qua đó người dân sẽ bày tỏ quan điểm của mình về dự án, đồng thời tiết lộ mức sẵn lòng trả/ nhận đền bù làm cơ sở để xác định các mức khởi đầu. (Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan, 1999).

Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù

Khi mức sẵn lòng trả hay nhận đền bù đã được người dân chấp nhận. Việc xác định phương thức để người dân trả tiền/ nhận đền bù phù hợp sẽ giúp việc thực thi dự án được dễ dàng hơn, khuyến khích mức sẵn lòng trả của người dân, tạo cơ sở cho các nhà làm chính sách đưa ra những biện pháp quản lý nguồn ngân sách đóng góp một cách hiệu quả nhất. Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù phải đảm bảo hai yếu tố (Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan, 1999; Bateman I.J.1 và các cộng sự, 1995) :

Trả tiền như thế nào?

Trả theo hàng tháng, hàng năm hay chỉ trả 1 lần, trả theo từng hộ gia đình hay từng thành viên trong gia đình, lượng tiền trả là cố định hay thay đổi phụ thuộc vào một yếu tố nào đó có liên quan.

Và ai là người thu số tiền đó và số tiền đó sẽ làm gì?

Hơn ai hết, người dân muốn biết số tiền mà họ bỏ ra sẽ đi về đâu? Ai giữ? Và họ sẽ làm gì với số tiền đó? Nên việc mô tả rõ cơ quan nào nhận trách nhiệm thu tiền cũng như sẽ sử dụng chúng như thế nào sẽ giúp cho người được phỏng vấn yên tâm hơn và sẵn sàng đưa ra mức sẵn lòng trả của mình.

d) Các kĩ thuật được ứng dụng trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi

Để xác định được 5 vấn đề trên, điều cần thiết là các nhà nghiên cứu phải tiến hành thu thập những thông tin cần thiết từ những người có liên quan như: dân cư trong vùng nghiên cứu, cán bộ địa phương, các chuyên gia…trước khi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi. Và việc dùng các phương pháp sau đây sẽ giúp việc tham khảo ý kiến từ cộng đồng đạt hiệu quả hơn.

i) Kĩ thuật Delphi

Theo Randall B. Dunham (1996), mục đích của kĩ thuật Delphi dùng để thu thập thông tin và ý kiến của những người có liên quan hay của các chuyên gia để giải quyết những vấn đề khó khăn, hoạch định chính sách và đưa ra chính sách một cách dễ dàng hơn. Kĩ thuật Delphi dễ dàng gây ảnh hưởng đến những nhóm người có liên quan với nhau và tạo thuận lợi cho họ phát biểu những suy nghĩ của mình. Từ đó, những người làm chính sách có thể hạn chế được nhược điểm và phát huy tối đa ưu điểm của dự án, chính sách.

ii) Kĩ thuật Verbal Protocol

Kĩ thuật Verbal Protocol được ứng dụng trong các nghiên cứu CV bởi Schkade and Payne (1994), Kramer and Mercer (1997), and Manoka (2001), đây được xem là bước khởi đầu trước khi hoàn thành bảng câu hỏi. Đây là kĩ thuật “ think aloud”- nói ngay suy nghĩ của mình khi mới nghĩ ra. Những người được hỏi sẽ nói ra suy nghĩ của mình một cách thành thật nhất đối với những câu hỏi được đưa ra (Manoka, 2001). Phỏng vấn viên không nhắc nhở hoặc gợi ý gì cho người được hỏi. Tuy nhiên, thỉnh

thoảng phỏng vấn viên phải xen vào khi người trả lời ngừng phát biểu một vài giây (Boren và các cộng sự, 2000).

Ngoài việc sử dụng kĩ thuật PRA (Participatory Rural Appraisal) hay Focus Group Discussion cũng là những công cụ rất hữu ích cho việc xây dựng tình huống giả định, xác định mức giá khởi đầu cũng như phương thức trả tiền trong các bảng câu hỏi CVM.

e) Những quy tắc để có một cuộc phỏng vấn có chất lượng tốt

Kết quả của các nghiên cứu CVM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì thế, để hạn chế thấp nhất những sai lệch xảy ra trong quá trình nghiên cứu, đội ngũ nghiên cứu phải tuân theo những quy tắc nhất định nhằm khắc phục các hạn chế của phương pháp này. Để có một cuộc phỏng vấn có chất lượng tốt, các phỏng vấn viên phải tuân theo các quy tắc sau: (1) Đọc các câu hỏi chính xác giống như trong bảng câu hỏi, đừng thay đổi. (2) Đọc câu hỏi đủ chậm để người nghe có thể hiểu được. (3) Để cho người được hỏi có thời gian trả lời. (4) Nếu người được hỏi không hiểu hãy lập lại câu

Một phần của tài liệu đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân về biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực tại xã phước thuận huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 32 - 100)