Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề biển xâm thực

Một phần của tài liệu đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân về biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực tại xã phước thuận huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 54 - 59)

a. Mức độ nghiêm trọng của hiện tượng biển xâm thực

Mức độ nghiêm trọng của vấn đề biển xâm thực được thể hiện ở hình 4.6, thể hiện có đến 11% số người được hỏi trả lời là vấn đề biển xâm thực đang ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng, 21% là rất nghiêm trọng, 28% khá nghiêm trọng, 29% nghiêm trọng và chỉ có 11% tỷ lệ số người trả lời là không có vấn đề gì sãy ra. Đa số người dân đều cho rằng hiện tượng biển xâm thực đang ngày một diễn biến phức tạp và trở nên nghiêm trọng, họ lo lắng cho tương lai sẽ không còn đất để neo đậu ghe thuyền, phục vụ du lịch, phát triển kinh tế…

Hình 4.6. Nhận Thức Người Dân Về Mức Độ Nghiêm Trọng Cuả Hiện Tượng Biển Xâm Thực

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán)

Bảng 4.3 thể hiện các kênh thông tin mà người dân nhận thức được vấn đề biển xâm thực. Đa số người dân được phỏng vấn nghe về hiện tượng biển xâm thực qua truyền hình và đài phát thanh, có 55 câu trả lời tiếp nhận thông tin qua truyền hình và đài phát thanh, 33 câu trả lời từ báo và tạp chí, ngoài ra họ còn nghe thông tin qua bạn bè, người thân hoặc internet, một số người trả lời rằng họ có thể quan sát được hiện tượng biển xâm thực đang diễn ra ngày một mạnh, chứng tỏ đây đang là vấn đề mà người dân quan tâm rất nhiều và cần được khắc phục càng sớm càng tốt.

Bảng 4.3. Các Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin

Nguồn tiếp nhận thông tin Số câu trả lời Tỷ lệ (%)

Truyền hình (tivi) và đài phát thanh

(radio) 55 46.22

Báo và tạp chí 33 27.73

Internet 13 10.92

Bạn bè, gia đình và hàng xóm 14 11.76

Các thông báo, phổ biến kiến thức từ các

cơ quan nhà nước/chính quyền địa 2 1.68

Các tổ chức, hội, đoàn xã hội (công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên) và cộng đồng

dân cư nơi sinh sống. 2 1.68

Khác - -

Tổng 119 100

Hình 4.7. Mức Độ Hiểu Biết Của Người Dân Hiện Tượng Biển Xâm Thực

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán) Đa số người dân được phỏng vấn biết về hiện tượng biển xâm thực nhưng mức độ chưa được sâu, có đến 46% người dân trả lời biết không rõ lắm về hiện tượng biển xâm thực, 44% biết khá rõ và 10% biết rất rõ.

Bảng 4.4. Các Thiệt Hại Của Người Dân Do Biển Xâm Thực Gây Ra

Gây thiệt hại đến người dân

Số câu

trả lời Tỷ lệ (%)

Hư hại tài sản 34 23.29

Mất các khoản thu nhập từ hoạt động du lịch 37 25.34

Làm tăng chi phí của gia đình để đối phó với việc biển xâm

thực. 27 18.49

Mất các khoản thu nhập từ bãi biển 40 27.40

Khác 8 5.48

Tổng 146 100.00

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán) Đa số người dân trả lời rằng hiện tượng biển xâm thực gây hư hại tài sản và làm mất đi các khoản thu nhập từ hoạt động du lịch vì hiện tượng biển xâm thực đang sãy ra ngày một mạnh, gây sạt lỡ nhà cửa, mất đi bãi biển, kéo theo giảm lượng khách du lịch, từ đó các khoản thu nhập có được từ hoạt động du lịch cũng giảm theo.

Hình 4.8. Mức Độ Thiệt Hại Do Hiện Tượng Biển Xâm Thực Đối Với Người Dân

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán)

Có đến 38% số người được phỏng vấn trả lời rằng biển xâm thực gây ra thiệt hại nhiều đến họ, vì họ là những người có nghề nghiệp phụ thuộc vào biển và các hoạt động du lịch từ biển, 34% số người trả lời ảnh hưởng tới họ một chút, và không có ai nói rằng họ cảm thấy tốt hơn khi biển xâm thực.

Hình 4.9. Mức Độ Nỗ Lực Giải Quyết Vấn Đề Biển Xâm Thực Của Người Dân Xã Phước Thuận

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán)

Đa số người dân trả lời rằng chính quyền xã Phước Thuận chưa có chính sách

vấn trả lời rằng chính quyền không làm gì, đây cũng chính là vấn đề mà các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa đối với đời sống của người dân.

b. Lợi ích của việc thực hiện biện pháp thích ứng hiện tượng biển xâm thực

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá nhận thức người dân về vấn đề biển xâm thực. Bởi vì một khi các lợi ích mà bãi biển mang lại cho người dân và xã hội được nhận thức một cách đầy đủ thì ý thức bảo vệ bãi biển của người dân sẽ được nâng cao. Nhận thức của người dân ở xã Phước Thuận sẽ được thể hiện rõ hơn trong bảng 4.5. Có đến 57 câu trả lời đồng tình với việc khi thực hiện biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực mà cụ thể là xây dựng bờ kè mềm sẽ bảo đảm được đời sống của người dân sống phụ thuộc vào bãi biển, bên cạnh đó bờ kè mềm còn giúp mang lại lợi ích về kinh tế và quan trọng là bảo tồn được quỹ đất của quốc gia.

Bảng 4.5. Nhận Thức Người Dân Về Lợi Ích Của Việc Thực Hiện Biện Pháp Thích Ứng Với Vấn Đề Biển Xâm Thực.

Lợi ích của việc xây dựng bờ kè mềm Số câu

trả lời Tỷ lệ (%)

Kinh tế (thông qua du lịch sinh thái, dịch vụ…) 46 26.90

Bảo tồn quỹ đất của quốc gia 44 25.73

Đảm bảo đời sống của các cư dân sống phụ thuộc vào bãi

biển 57 33.33

Cải thiện cảnh quan 16 9.36

Không gì cả 2 1.17 Không biết 4 2.34 Khác 2 1.17 Tổng 171 100.00 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán) 46

Hình 4.10. Tầm Quan Trọng Của Việc Thực Hiện Biện Pháp Thích ứng Để Bảo Vệ Bãi Biển

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán) Có đến 46% câu trả lời là việc thực hiện xây dựng bờ kè mềm là việc quan trọng và 37% là rất quan trọng, chỉ có 2% câu trả lời là không quan trọng, đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng của việc thể hiện mức sẵn lòng trả của người dân.

Một phần của tài liệu đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân về biện pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực tại xã phước thuận huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w