Phần này đề cập tới việc xem xét và chuẩn bị thiết kế phần cứng của đặc tả. ở đây, chúng ta sẽ tiếp tục từ quan điểm đó. Câu hỏi đầu tiên được trả lời bởi nhà phân tích hệ thống là liệu những trang thiết bị hiện tại, nếu có, có thể được sử dụng để hoạt động trong hệ thống mới hay không. Trong đa số trường hợp, điều này là có thể với một ít sự nâng cấp phần cứng đã có.
5.1 Nâng cấp phần cứng đã có
Việc nâng cấp phần cứng đã có phụ thuộc vào độ tuổi của hệ thống cũ đó. Cơng nghệ máy tính đang thay đổi nhanh chóng một cách cụ thể tại các nước đang phát triển như ấn Độ. Một mặt, khả năng của các thiết bị đang được tăng lên từ 10 đến 1000 lần trong khoảng thời gian 5 năm, giá cả của chúng lại đi xuống thậm chí rất nhanh. Ví dụ, vào năm 1994, tốc đội của một bộ vi xử lý từ 40 đến 50 MHz được coi là nhanh thì vào năm 1999, tốc độ 400MHz mới được coi là nhanh. Vào năm 1994, một thanh RAM 4MB có giá khoảng 500.000 đồng thì vào năm 1999, một thanh RAM 16MB chỉ có giá khoảng 150.000 đồng. Tưong tự, vào năm 1994, đĩa cứng
500MB được coi là dung lượng lớn với giá là 800.000 đồng thì đến năm 1999 một ổ cứng 4GB chỉ có giá là 600.000 đồng.
Bảng T.6.2 Biểu đồ CPM dạng bảng cho việc triển khai
Tên hoạt động Thời gian hoàn thành (ngày) Người đảm nhận (Số) Người kế vị (số) 1. Lên lịch 3 Khơng có 2;3;9;10 2. Thu nhận thiết bị 20 1 4 3. Cài đặt tiện ích 3 1 4 4. Cài đặt thiết bị 10 2;3 5 5. Chuyển HT - Pt1 5 4;7;8 6;7 6. Chuyển HT - Pt2 15 5 8 7. Kt hệ thống - Pt1 5 5 8 8. Kt hệ thống - Pt2 10 6;7 11 9. Đt người sử dụng 28 1 5 10. Đt nhân viên HT 20 1 5 11. Tổng kết 20 8 Khơng có
HÌnh 2.4:Biểu đồ CPM dạng bảng cho việc triển khai
HT: Hệ thống, Kt: Kiểm tra, Đt: Đào tạo.
Các chương trình ứng dụng thịnh hành vào năm 1994 chạy tốt thậm chí là trên một ổ cứng 200MB thì những chương trình ứng dụng thịnh hành vào năm 1999 lại yêu cầu khoảng 2GB đĩa trống. Do đó, nếu phần cứng được sử dụng bởi một hệ thống đã có với tuổi thọ hơn 3 năm thì tốt hơn cả là tận dụng giá trị của chúng từ nhưng chợ thành phẩm và cài đặt phần cứng mới cho một hệ thống mới. Sau cùng, các sản phẩm phần cứng mới hơn sẽ có tốc độ và tính hiệu quả hơn.
5.2 Tìm kiếm phần cứng mới
Trong chương trước chúng ta đã phát triển những đặc tả phần cứng theo hai cách. Một là định rõ các thiết bị một cách cứng nhắc trong khi cách còn lại là định rõ yêu cầu chức năng của hệ thống thông tin, điểm cơ bản của các nhà cung cấp là mong muốn đưa ra các đặc tả của các thiết bị cùng với giá cả. Các đặc tả của cách thứ nhất được kèm theo một bảng kê khai yêu cầu (request for quotation - RFQ) đối với các nhà cung cấp trong khi các đặc tả chức năng phải được kèm theo bảng đề xuất yêu cầu (request for proposal - RFP) đối với các nhà cung cấp.
Câu trả lời của các nhà cung cấp cho RFQ hay RFP được định giá bởi các nhà phân tích hệ thống dựa trên cơ sở của giá cả, chế độ bảo hành và tiểu sử của nhà cung cấp. Theo hướng này, có một điểm khác biệt quan trọng giữa việc tìm kiếm thiết bị tại các nước phát triển như Mỹ với các nước đang phát triển như ấn Độ . Tại Mỹ, các nhà cung cấp phần cứng là những cơng ty lớn với khả cung cấp hồn tồn các loại phần cứng cho hệ thống. Họ có đội ngũ được đào tạo tốt để đưa ra những đề xuất hợp lý cho các nhà phân tích hệ thống. Với những đặc tả thiết bị được định nghĩa tốt, giá cả tại những nước này thường rất rẻ, và điểm khác biệt chính nằm ở dịch vụ được làm bởi các nhà cung cấp dịch vụ. Khi đó, các nhà phân tích khơng cần phải
phiền muộn về vấn đề giá cả nhưng lại phải tập trung vào các dịch vụ có sẵn của nhà cung cấp.
5.3 Cài đặt thiết bị
Các thiết bị như các máy chủ, các máy tính, các thiết bị đầu cuối, máy in v.v… thường đi kèm với những phần mềm cơ bản như hệ điều hành, trình biên dịch ngơn ngữ, các chương trình tiện ích v.v… cần phải được cài đặt vào vị trí tương ứng và được kiểm tra trước khi việc chuyển từ hệ thống cũ được thực hiện. Để tiết kiệm thời gian trong việc cài đặt thiết bị, tất cả những chuẩn bị cho việc cài đặt, như là lắp đặt hệ thống cung cấp năng lượng, đặt dây nối đất v.v… phải được tiến hành trước khi thiết bị được đưa đến nơi cài đặt.