Xác định và minh họa bằng đồ họa luồng luân chuyển thông tin trong hệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp (Nghề Lập trình máy tính): Phần 1 - Tổng cục dạy nghề (Trang 52)

thay đổi nhỏ so với chu trình phát triển tuyến tính. Các chi tiết của phương pháp SSADM tương ứng với các bước chính của nó được diễn tả trên hình 7-6. Như đã thấy trên biểu đồ, SSADM tích hợp kỹ thuật mơ hình hóa với chu trình phát triển trong đó nhấn mạnh việc kiểm tra chéo và những yêu cầu của người sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng của hệ thống.

1.4 Thiết kế mơ hình logic

Trong kỹ thuật thiết kế hệ thống vừa thảo luận ở trên thì sự phát triển của mơ hình logic mới đóng một vai trị hết sức quan trọng. Do đó, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về vấn đề này. Tiến trình phát triển của mơ hình logic mới từ mơ hình logic cũ có thể được thực hiện thông qua hai phương pháp - phương pháp miền thay đổi và phương pháp sửa đổi từng thành phần sẽ trình bày trong chương 5.

1.5 Thiết kế mơ hình vật lý

Trong bước cuối cùng của mơ hình hố hệ thống, mơ hình logic được chuyển đổi thành mơ hình vật lý. D. Marco đã nói rằng là điều này được thực hiện mà không cần bất kỳ một tham chiếu nào tới mơ hình vật lý cũ. Cịn quan điểm của tác giả là mơ hình vật lý mới phải được phát triển trong cái bóng của mơ hình vật lý cũ. Điều này sẽ được đề cập chi tiết trong chương 5.

2. Xác định và minh họa bằng đồ họa luồng luân chuyển thông tin trong hệ thống hệ thống

Một trong các kỹ thuật phân tích phổ biến và hiệu quả là Phân tích trên xuống (Top- down). Phương pháp phân tích này áp dụng cho việc xây dựng hai loại biểu đồ liên quan đến chức năng xử lý: Biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu. Kỹ thuật này có thể phát biểu tổng quát với 4 điểm sau:

 Phân tích từ đại thể đến chi tiết.

Thiết kế xử lý Định nghĩa bài toán Xác định dự án Các vấn đề hiện tại Các mong muốn hiện tại Lựa chọn các kỹ thuật có thể Thiết kế dữ liệu Thiết kế chương trình Hình 3.4 SSADM Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

 Phân rã các chức năng ở biểu đồ phân cấp chức năng theo các chức năng

nhỏ hơn và ở cách phân mức ở biểu đồ luồng dữ liệu theo các biểu đồ mức khung cảnh, mức đỉnh và mức dưới đỉnh.

 Phân tích từ mơ tả vật lí sang mơ tả logic của hệ thống cũ (Từ I - II trong

hình 1.5).

 Phân tích đi từ hệ thống cũ mức logic sang hệ thống mới mức logic : ( Từ II –

III trong hình 1.5 ).

Có một số cơng cụ chính để diễn tả chức năng của hệ thống:

 Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC).  Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD).

 Các kí hiệu mở rộng của hãng IBM.  Sơ đồ thuật tốn.

 Ngơn ngữ giả mã (Pseudo Code).  Các đặc tả các qui tắc quản lý .  Từ điển định nghĩa chức năng xử lý

Trong đó hai cơng cụ chính diiễn tả chức năng là biểu đồ BPC và BLD, cịn các cơng cụ khác hỗ trợ và mô tả chi tiết hơn các chức năng này.

2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC)

Biểu đồ phân cấp chức năng chỉ ra các chức năng của hệ thống cần được xây dựng và quá trình triển khai biểu đồ luồng dữ liệu. Hơn nữa, BPC cũng được sử dụng để xác định sự xuất hiện thường xuyên của quá trình nhỏ hơn trong biểu đồ luồng dữ liệu. Nếu trong quá trình xây dựng BPC người phân tích nhận thấy có chức năng mới, họ cần quyết định lờ đi chức năng vừa tìm thấy nếu đó là hướng sai. BPC là công cụ khởi đầu để mô tả hệ thống qua chức năng do cơng ty IBM phát triển vì vậy cho đến nay nó vẫn cịn được sử dụng. Nó cho phép phân rã dần dần các chức năng từ chức năng mức cao thành chức năng chi tiết nhỏ hơn và kết quả cuối cùng ta thu được một cây chức năng. Cây chức năng này xác định một cách rõ ràng dễ hiểu cái gì xảy ra trong hệ thống. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng việc tiếp cận chức năng để đưa ra không phải là cách tiếp cận bao hàm. Một BPC chỉ có thể biểu diễn làm cái gì chứ khơng phải làm như thế nào. Trong một BPC, một chức năng được phân chia thành nhiều chức năng nhỏ hơn thậm trí cịn chia nhỏ nữa.

Xây dựng BPC là quá trình phân chia từ chức năng cao hơn đến các chức năng nhỏ hơn một cách thích hợp. Biểu đồ cần được trình bầy rõ ràng; đơn giản, chính xác, đầy đủ và cân đối. Các chức năng của các mức tương đồng có cùng độ phức tạp và cần vẻtong cùng một trang biểu đồ.

2.1.1 Thành phần của biểu đồ BPC

Biểu đồ BPC bao gồm các chức năng và các đường kết nối giữa các chức năng theo nguyên tắc phân rã. Các chức năng là quá trình xử lý thơng tin, các nhiệm vụ cần thực hiện, được kí hiệu bằng hình chữ nhật trên có gán tên nhãn.

Kết nối là sự kết nối giữa các chức năng mang tính chất phân cấp và được kí hiệu bằng đoạn thẳng nối chức năng "cha" tới các chức năng "con".

Thí dụ : Chức năng A phân rã thành các chức năng B, C, D

2.1.2 Đặc điểm của biểu đồ BPC

Với mục đích và các thành phần của biểu đồ BPC ta dễ nhận thấy các đặc điểm chính:

 Cho ta cách nhìn khái quát nhất về các chức năng của hệ thống theo nguyên

tắc phân rã đi từ đại thể đến chi tiết, trực quan dễ hiểu, thể hiện tính cấu trúc của phân rã chức năng.

 Biểu đồ BPC rất dễ thành lập do biểu đồ đơn giản. Nó trình bày hệ thống phải

làm gì hơn là hệ thống làm như thế nào?

 Biểu đồ mang tính chất tĩnh vì chúng cho thấy chức năng mà khơng thấy tiến

trình xử lý và bỏ qua mối liên quan thơng tin giữa các chức năng. Các chức năng không bị lặp lại và không dư thừa

 Biểu đồ BPC rất gần gũi với sơ đồ tổ chức nhưng ta khơng đồng nhất nó với

sơ đồ tổ chức. Phần lớn các tổ chức của doanh nghiệp nói chung thường gắn liền với chức năng.

Thí dụ : Trong một hệ thống quản lý xí nghiệp có các chức năng chính:

 Quản lý nhân sự  Hạch toán kế toán  Quản lý vật tư  Quản lý khách hàng  Quản lý sản xuất

 Quản lý thông tin thị trường

Với mỗi chức năng lại được phân rã thành các chức năng nhỏ hơn, chẳng hạn chức năng quản lý nhân sự lại có thể chia thành quản lý hồ sơ và quản lý lao động, tiền lương v.v... Hình 2.5 là biểu đồ phân cấp chức năng của HTTT trong một xí nghiêp

A

D C

2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) 2.2.1 Mục đích 2.2.1 Mục đích

BLD nhằm diễn tả tập hợp các chức năng và luồng thơng tin trong hệ thống. Nó xác định các mối quan hệ trước sau trong tiến trình xử lý, trong bàn giao thông tin cho nhau. Biểu đồ luồng dữ liệu là cơng cụ hố giúp chúng ta thấy được đằng sau những cái gì thực tế xảy ra trong hệ thống (cái bản chất), làm rõ những chức năng và thông tin nào cần thiết cho quản lý.

Biểu đồ này dựa vào phương pháp phát triển hệ thống có cấu trúc bao gồm 3 kỹ thuật phân tích chính:

Sơ đồ luồng dữ liệ:u mơ tả quan hệ giữa q trình xử lý và các dịng dữ liệu.

Từ điển định nghĩa dữ liệu: mơ tả các phần tử dịng dữ liệu, kho dữ liệu.

Đặc tả quá trình xử lý: mơ tả quá trình xử lý một cách chi tiết.

Mối quan hệ giữa ba thành phần là bức tranh sinh động của hệ thống được thể hiện qua sơ đồ sau:

BLD là cơng cụ chính của q trình phân tích, nhằm mục đích trao đổi phân tích thiết kế và tạo lập dữ liệu. Nó thể hiện rõ ràng và khá đầy đủ các nét đặc trưng của hệ

Kế toán

Nhân lực Vật tư Khách hàng Sản xuất Thị trường

Hồ sơ Lương

Kế toán thu

Ng Vật liệu Tiêu thụ Công nợ Q.cáo Đại lý

Hạch toán Kế toán chi Qlý kho

Đặt hàng

Kế hoạch Tiến độ

QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP

Dự báo

Hình 3.5 Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống quản lý xí nghiệp.

TỪ ĐIỂN DỮ LIỆU

DỮ LIỆU XỬ LÝ

Quảnlý

 Phân tích: BLD dùng để xác định các yêu cầu của người sử dụng

 Thiết kế: BLD dùng để ánh xạ kế hoạch và minh hoạ các giải pháp cho người

phân tích và người sử dụng trong khi thiết kế hệ thống mới.

 Truyền thông: Một thế mạnh của BLD là đơn giản và dễ hiểu với người phân

tích và người sử dụng

 Siêu dữ liệu: BLD dùng để cung cấp sự mô tả đặc biệt các yêu cầu và thiết

kế hệ thống. Nó cung cấp sự miêu tả khái quát của các thành phần chức năng chính của hệ thống nhưng nó khơng cung cấp các thành phần cụ thể vì vậy chúng ta phải sử dụng các công cụ khác như từ điển dữ liệu, sơ đồ khối, ngôn ngữ đặc tả v.v... để làm mịn các thành phần của nó.

2.2.2 Các mức diễn tả của biểu đồ luồng dữ liệu

BLD có thể được mơ tả như sau:

 Hệ thống cần thực hiện các chức năng nào ?  Sự liên quan giữa các chức năng ?

 Hệ thống cần truyền đi cái gì ?

 Các đầu vào nào cần truyền tới đầu ra nào ?  Hệ thống cần thực hiện dạng công việc nào ?  Hệ thống lấy thông tin ở đâu để làm việc ?  Và nó gửi kết quả cơng việc tới đâu?

Không phụ thuộc vào cách thức mơ tả, BLD cần có các u cầu sau:

 Khơng cần từ giải thích biểu đồ mà vẫn diễn tả được các chức năng hệ thống

và tiến trình của luồng thơng tin. Hơn nữa nó cần đơn giản để người sử dụng và người phân tích có thể hiểu nhau được.

 Biểu đồ phải được trình bày cân đối trên cùng một trang biểu đồ (cho hệ

thống nhỏ) và trên một vài trang biểu diễn chức năng ở cùng một mức (đối với hệ thống lớn hơn).

 Tốt nhất là biểu đồ được trình bày với sự hỗ trợ của cơng cụ máy tính, bởi vì

theo cách này biểu đồ sẽ nhất quán và tiêu chuẩn hoá. Hơn thế nữa, q trình điều khiển sẽ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.

Như đã trình bầy ở chương 1, biểu đồ BLD là mơ hình hố được thể hiện ở 2 mức vật lý và logic. Trong đó

Mức vật lí: Mơ tả hệ thống làm như thế nào ? Mức này thường được sử dụng

để nghiên cứu hệ thống hiện tại và thiết kế hệ thống mới sau này

Mức khái niệm (logic ): Mơ tả hệ thống làm gì ? và ở đây không đề cập đến

biện pháp công cụ xử lý. Mức khái niệm được sử dụng trong khi phân tích các yêu cầu của hệ thống.

Các hình thức biểu diễn biểu đồ : Trong một số tài liệu khác nhau với các phương pháp tiếp cận khác nhau người ta có thể dùng các kí hiệu khơng hồn tồn giống nhau. Tuy nhiên các thành phần cơ bản không thay đổi và nó được sử dụng nhất qn trong các q trình phân tích và thiết kế .

2.2.3 Các thành phần của biểu đồ

Mỗi biểu đồ luồng dữ liệu gồm 5 thành phần:

 Luồng dữ liệu (Data Flows).  Kho dữ liệu (Data Store).

 Tác nhân ngoài (External Entity).  Tác nhân trong (Internal Entity).

Với mỗi thành phần chúng ta sẽ đưa ra khái niệm của thành phần, cách biểu diễn và tên nhãn ghi trên đó.

Chức năng xử lý

Khái niệm: chức năng xử lý là chức năng biểu đạt các thao tác, nhiệm vụ hay tiến trình xử lý nào đó. Tính chất quan trọng của chức năng là biến đổi thông tin. Tức là nó phải làm thay đổi thơng tin từ đầu vào theo một cách nào đó như tổ chức lại thông tin, bổ sung thông tin hoặc tạo ra thông tin mới ở đầu ra.

Biểu diễn: chức năng xử lý được biểu diễn bằng đường trịn hay ơ van, trong đó có ghi nhãn (tên) của chức năng. Việc dùng kí hiệu đường trịn chỉ là qui ước, được kế thừa từ các phương pháp luận dựa trên tiến trình trước đây. Nhiều phương pháp luận đã chấp nhận những ký hiệu khác cho mục đích này chẳng hạn như hình chữ nhật hay hình vng trịn các góc tiện lợi cho soạn thảo và biên tập. Bởi vậy ta cần lưu ý khi tham khảo cách biểu diễn chức năng trong các tài liệu khác.

Nhãn chức năng: Do chức năng là các thao tác nên tên được dùng là một “Động từ “ với “bổ ngữ”... Thí dụ: Chức năng “ghi nhận hoá đơn”, “theo dõi mượn trả”, “Xử lý thi lại” được thể hiện như sau:

Luồng dữ liệu

Khái niệm: Luồng dữ liệu dùng để mô tả sự chuyển dịch thông tin từ một thành phần của hệ thống tới thành phần khác, thực chất là luồng thông tin vào hay ra của một chức năng xử lý. Luồng dữ liệu tượng trưng cho sự dịch chuyển dữ liệu. Bởi vậy luồng dữ liệu được coi như các giao diện giữa các thành phần của biểu đồ.

Biểu diễn: Luồng dữ liệu trên biểu đồ được biểu diễn bằng mũi tên có hướng trên đó có ghi tên nhãn là tên luồng thông tin mang theo. Mũi tên để chỉ hướng của luồng thông tin.

Nhãn (tên) luồng dữ liệu: Vì thơng tin mang trên luồng, nên tên là “danh từ “ với “tính từ” nếu cần thiết. Chú ý rằng trong tiếng Việt động từ và danh từ đôi khi dùng chung một từ , nên cần phải thêm quán từ xác định “sự” nếu muốn nhấn mạnh đó là danh từ. Theo dõi mượn trả Ghi nhận hoá đơn Xử lý thi lại

Các luồng dữ liệu và tên được gán cho chúng là các thơng tin “logíc” chứ khơng phải là các tài liệu vật lý.

Thí dụ về chức năng xử lý và luồng dữ liệu tương ứng

Hình 3.6: chức năng xử lý và luồng dữ liệu tương ứng

Kho dữ liệu

Khái niệm: Kho dữ liệu là các thông tin cần lưu giữ lại trong một khoảng thời gian, để sau đó một hay một vài chức năng xử lý hoặc tác nhân trong sẽ sử dụng. Kho dữ liệu được sử dụng như một mẫu chứa các gói dữ liệu khơng dịch chuyển được. Nó bao gồm một nghĩa rất rộng các dạng dữ liệu lưu trữ: Dưới dạng vật lý chúng có thể là các tài liệu lưu trữ trong văn phòng hoặc các file trên các thiết bị mang tin như băng từ, đĩa từ, v.v... của máy tính; nhưng ở đây ta quan tâm đến thông tin chứa trong đó tức là dạng logíc của nó trong cơ sở dữ liệu.

Biểu diễn: Kho dữ liệu được biểu diễn bằng hình chữ nhật hở hai đầu hay cặp đoạn thẳng song song trên đó ghi nhãn của kho.

Nhãn: Bởi vì kho chứa các dữ liệu nên tên của nó là danh từ kèm theo tính từ nếu cần thiết, nó nói lên nội dung thơng tin chứ không phải là giá mang thông tin.

Thí dụ: Kho “Hồ sơ Cán bộ”, “Vật tư”, “Phịng”, “Độc giả”

HÌnh 3.7: Kho “Hồ sơ Cán bộ”, “Vật tư”, “Phịng”, “Độc giả”

Tác nhân ngồi

Tác nhân ngồi cịn được gọi là đối tác, là một người, một nhóm hay một tổ chức ở bên ngoài lĩnh vực nghiên cứu của hệ thống nhưng đặc biệt có một số hình thức tiếp

Hố đơn

xử lý thi lại Điểm thi

Hoá đơn đã kiểm tra

Danh sách thi lại ghi nhận

hoá đơn

xúc chính thức, có trao đổi thơng tin với hệ thống. Sự có mặt các nhân tố này trên biểu đồ chỉ ra giới hạn của hệ thống, và định rõ mối quan hệ của hệ thống với thế giới bên ngoài.

Điều đáng chú ý là hiểu nghĩa “ngoài lĩnh vực nghiên cứu “ khơng có nghĩa là bên ngoài tổ chức, chẳng hạn như đối với hệ thống xử lý đơn hàng thì bộ phận kế tốn, bộ phận mua hàng và các bộ phận kho tàng vẫn là tác nhân ngoài; đối với hệ thống

Một phần của tài liệu Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp (Nghề Lập trình máy tính): Phần 1 - Tổng cục dạy nghề (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)