Tính dẻo của kim loạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ khí đại cương (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ (Trang 48 - 51)

Tính dẻo của kim loại là khả năng biến dạng dẻo của kim loại dưới tác dụng của ngoại lực mà khơng bị phá huỷ. Tính dẻo của kim loại phụ thuộc vào hàng loạt nhân tố khác nhau: thành phần và tổ chức của kim loại, nhiệt độ, trạng thái ứng suất chính, ứng suất dư, ma sát ngồi, lực quán tính, tốc độ biến dạng ...

Tính dẻo của kim loại phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ, hầu hết kim loại khi tăng nhiệt độ, tính dẻo tăng. Trạng thái ứng suất chính cũng ảnh hưởng đáng kể đến tính dẻo của kim loại. Qua thực nghiệm người ta thấy rằng kim loại chịu ứng suất nén khối có tính dẻo cao hơn khi chịu ứng suất nén mặt, nén đường hoặc chịu ứng suất kéo. ứng suất dư, ma sát ngoài làm thay đổi trạng thái ứng suất chính trong kim loại nên tính dẻo của kim loại cũng giảm.

4.2. Cán kim loại

4.2.1.Thực chất của quá trình cán

Quá trình cán là cho kim loại biến dạng giữa hai trục cán quay ngược chiều nhau có khe hở nhỏ hơn chiều cao của phôi, kết quả làm cho chiều cao phôi giảm, chiều dài và chiều rộng tăng. Hình dạng của khe hở giữa hai trục cán

quyết định hình dáng của sản phẩm. Quá trình phôi chuyển động qua khe hở trục cán là nhờ ma sát giữa hai trục cán với phôi.

Cán khơng những thay đổi hình dáng và kích thước phơi mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm.

Máy cán có hai trục cán đặt song song với nhau và quay ngược chiều. Phơi có chiều dày lớn hơn khe hở giữa hai trục cán, dưới tác dụng của lực ma sát, kim loại bị

kéo vào giữa hai trục cán, biến dạng tạo ra sản phẩm. Khi cán chiều dày phôi giảm, chiều dài, chiều rộng tăng.

Khi cán dùng các thông số sau để biểu thị:

• Tỷ số chiều dài (hoặc tỷ số tiết diện) của phôi tr−ớc và sau khi cán gọi là hệ số kéo dài:

• Lượng ép tuyệt đối: ∆h = (ho - h1) (mm). • Quan hệ giữa lượng ép và góc ăn:

∆h = D(1 - cosỏ ) (mm).

• Sự thay đổi chiều dài trước và sau khi cán gọi là lượng giãn dài: ∆l = l1 - lo

• Sự thay đổi chiều rộng trước và sau khi cán gọi là lượng giãn rộng: ∆b = b1 - bo

Cán có thể tiến hành ở trạng thái nóng hoặc trạng thái nguội. Cán nóng có ưu điểm: tính dẻo của kim loại cao nên dể biến dạng, năng suất cao, nhưng chất lượng bề mặt kém vì có tồn tại vảy sắt trên mặt phơi khi nung. Vì vậy cán nóng dùng cán phơi, cán thơ, cán tấm dày, cán thép hợp kim. Cán nguội thì ngược lại

chất lượng bề mặt tốt hơn song khó biến dạng nên chỉ dùng khi cán tinh, cán tấm mỏng, dải hoặc kim loại mềm.

Điều kiện để kim loại có thể cán được gọi là điều kiện cán vào. Khi kim loại tiếp xúc với trục cán thì chúng chịu hai lực: phản lực N và lực ma sát T, nếu hệ số ma sát giữa trục cán và phôi là f thì:

T = N. f⇒ f = tgβ.

Vì β là góc ma sát, nên: T/N = tgβ = f

Lực N và T có thể chia thành 2 thành phần: nằm ngang và thẳng đứng:

Nx = Nsinβ Tx = T.cosβ = N.f.cosβ

Ny = P.cosβ Ty = T.sinβ

Thành phần lực thẳng đứng có tác dụng làm kim loại biến dạng, cịn thành phần nằm ngang có tác dụng kéo vật cán vào hoặc đẩy ra.

Để có thể cán được, phải thoả mãn điều kiện: Tx > Nx

f.N.cosβ > N.sinβ ; tgβ > tgβ hoặc õ >β

Nghĩa là hệ số ma sát f phải lớn tg của góc ăn β . Hoặc góc ma sát lớn hơn góc ăn. Khi vật cán đã vào giữa trục cán thì góc ăn nhỏ dần đến khi vật cán đã hồn tồn vào giữa trục cán thì góc ăn chỉ cịn bằng 1/2. Hiện tượng này gọi là ma sát thừa. Để đảm bảo điều kiện cán vào cần tăng hệ số ma sát trên bề mặt trục cán.

4.2.2. Sản phẩm cán

Sản phẩm cán rất đa dạng, được phân ra bốn nhóm chính: dạng hình, dạng tấm, dạng ống và dạng đặc biệt.

a/ Loại hình:

Các sản phẩm dạng hình được chia ra dạng hình đơn giản (a), gồm có thanh, thỏi tiết diện trịn, vng, chữ nhật, lục giác, bán nguyệt ... và dạng hình phức tạp (b) có tiết diện chữ V, U, I, T, Z ...

b/ Loại tấm:

Các sản phẩm dạng tấm được phân loại theo chiều dày của tấm thành: • Mỏng: s = 0,2-3,75 mm; b = 600-2200 mm.

• Dày: s = 4-60 mm; b = 600-5000 mm; l = 4000-12000mm. • Cuộn: s = 0,2-2 mm; b = 200-1500 mm; l = 4000-60.000 mm.

c/ Loại ống:

Các sản phẩm dạng ống được phân ra: ống khơng hàn và ống có mối hàn.

• ống khơng hàn được cán từ phơi thỏi có  = 5-426 mm, chiều dày thành ống S = 0,5-40 mm.

• ống có mối hàn được chế tạo bằng cách cuốn tấm thành ống sau đó cán để hàn giáp mối với nhau. Loại này có đường kính ngồi đến 720 mm và chiều dày đến 14 mm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ khí đại cương (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)