Giải pháp về pháp luật

Một phần của tài liệu THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH dân sự TRONG bản án HÌNH sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 65 - 70)

Hiện nay, Luật THADS năm 2014 nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện luật, gồm Nghị định số 62/2015/NĐ-CP [19]; Nghị định số 33/2020/NĐ- CP [21] và Nghị định số: 1357/VBHN-BTP, ngày 14.4.2020 của Bộ Tư pháp [11], quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự cùng một số văn bản dưới luật khác. Tuy nhiên theo tác giả nhận thấy việc ban hành các văn bản dưới luật về hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự vẫn chưa được đồng bộ, dẫn đến tình trạng việc tổ chức, quản lý thi hành án dân sự thuộc các lĩnh vực khác nhau lại đang được nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh, dẫn đến việc không thống nhất trong sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý và tổ chức thi hành án, không phát huy hiệu quả thi hành án. Khâu cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự do nhiều cơ quan phối hợp thực hiện đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong quản lý, thiếu sự nhịp nhàng, đồng bộ giữa cơ quan THADS và các cơ quan chức năng, dẫn đến làm giảm hiệu quả công tác THQĐDS trong bản án hình sự. Hồn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật thi hành án dân sự chính là tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết

định dân trong bản án hình sự nói riêng. Vì vậy, sau khi các Bộ luật hình sự 2015, Tố tụng hình sự 2015 và Luật thi hành án hình sự 2019 ... (là các Bộ luật mới, đã phần nào đáp ứng được u cầu trong cơng cuộc cải cách tư pháp), Chính phủ cần tích cực chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng rà sốt các nghị định, chỉ thị, thơng tư kịp thời và phải kịp thời ban hành sửa đổi bổ sung, hướng dẫn việc thực hiện các nội dung trong Luật Thi hành án dân sự để phù hợp Bộ luật hình sự, tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự, Bộ luật dân sự, Tố tụng dân sự mới có liên quan đến cơng tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng như xét miễn, giảm thi hành án, cưỡng chế phong toả, khấu trừ tài khoản, tài sản tại Ngân hàng, kho bạc, các tổ chức bảo hiểm, tổ chức tín dụng; ban hành trình tự thủ tục thi hành các quyết định trong vụ án hành chính khơng liên quan đến tài sản, thi hành án có yếu tố nước ngồi… tạo tiền đề cho cơ quan thi hành án và các cơ quan có liên quan thực hiện thống nhất. Bên cạnh đó cũng cần quy định rõ ràng, cụ thể về cơ chế bắt buộc các cơ quan khác tham gia vào khâu cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự và cơ chế cho cơ quan THADS tham gia các hoạt động của chính quyền, địa phương.

Bộ Tư pháp cần nhanh chóng kiến nghị với Chính phủ quan tâm đến chế độ chính sách các quy định pháp lý về tiền lương đối với đội ngũ CHV ... làm cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự, cho phù hợp với tính chất đặc thù của khâu công tác này. Cần xem xét tăng mức khốn kinh phí trên đầu người để làm cho cơng CHV n tâm thực nhiệm vụ THQĐDS trong bản án hình được phân cơng.

Mặt khác cũng nên xây dựng được cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy hợp lý, xác định rõ trách nhiệm quản lý một cách toàn diện, tập trung, thống nhất khâu cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự theo ngành dọc. Qua đó tạo thuận lợi trong cơng tác đào tạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên

chuyên sau về THQĐDS trong bản án hình sự. Hệ thống cơ quan thi hành án nên được tổ chức ở ba cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện) và ở trung ương cũng phải có chức danh Chấp hành viên cao cấp (như các Cơ quan tiến hành tố tụng khác: Tòa án nhân dân, có Thẩm phán cáo cấp, Viện kiểm sát nhân dân, có Kiểm sát viên cao cấp; Cơ quan điều tra có, Điều tra tra viên cao cấp, các cơ quan khác có Chuyên viên cao cấp), đây sẽ là lực lượng vừa thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, vừa thực hiện trực tiếp nhiệm vụ thi hành án đối với những khó khăn phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương và có yếu tố nước ngồi. Tổng Cục THADS cần xây dựng tiêu chí cụ thể xác định việc có điều kiện và khơng có điều kiện thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự làm cơ sở để các cơ quan thi hành án dân sự địa phương rà soát, xác minh, phân loại, lập báo cáo, thống kê chính xác tiến tới giải quyết dứt điểm các vụ việc.

Về cơ chế quản lý thi hành án dân sự, thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở tỉnh Đồng Nai nói chung và cơng tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hịa nói riêng cho thấy đây là loại cơng việc khó khăn phức tạp. Khâu cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự cần huy động được lực lượng của cả hệ thống chính trị, từ sự lãnh đạo của Thành ủy Biên Hòa, lẫn sự phối hợp, tập trung giải quyết của các cơ quan hữu quan trong THQĐDS trong bản án hình sự.

Hồn thiện pháp luật về cơng tác giám sát thi hành án dân sự. Công tác giám sát hoạt động thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng có vai trị vơ cùng quan trọng. Vì thơng qua các hoạt động giám sát, kiểm sát việc tuân thủ pháp luật để đánh giá những hành vi hợp pháp, không hợp pháp các cơ quan thi hành án và của Chấp hành viên. Thực tiễn ở thành phố Biên Hòa cho thấy, được sự quan tâm kiểm tra, giám sát thường của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và việc kiểm sát trực tiếp của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn vừa qua công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định

dân sự trong bản án hình sự nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định như đã nêu tại Chương 2 của Luận văn.

Do đó, cần hồn thiện pháp luật về cơng tác giám sát, vì cho đến thời điểm này chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về giám sát thi hành án quyết định dân sự trong bản án hình sự một cách tồn diện đầy đủ, mà chủ yếu việc giám sát được tiến hành trên cơ sở các văn bản quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có chức năng giám sát, kiểm sát thi hành án dân sự. Ví dụ, các quy định về kiểm sát thi hành án dân sự được quy định trong Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân hoặc giám sát của nhân dân được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo… Chính sự rời rạc thiếu hệ thống và các quy định cịn mang tính chung chung, khơng đi vào từng lĩnh vực cụ thể này đã dẫn đến hoạt động giám sát thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự chưa phát huy hết hiệu quả. Do đó, cần phải có các quy định cụ thể của Pháp luật về giám sát thi hành án quyết định dân sự trong bản án hình sự.

Ngồi ra việc đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan THADS là cơng tác mang tính chiến lược, nằm trong lộ trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp của Đảng và NN. Cho nên, cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về THADS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng. Để qua đó tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức, khâu công tác THQĐDS trong bản án hình sự. Vì thế, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự, chuẩn bị kế hoạch tốt theo đúng tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020; Chiến lược cải cách tư pháp giai đoạn 2020 - 2035, tầm nhìn đến năm 2050 phải hướng tới mục tiêu sau: Xây dựng nền tư pháp dân chủ, nghiêm minh, cơng bằng, liêm chính; từng bước hiện đại, tiếp thu những nguyên tắc tiến bộ của tư pháp thế giới; phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động tư pháp phải hướng tới tôn

trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; đấu tranh có hiệu quả với mọi loại tội phạm và vi phạm và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự. Mặc dù Luật THADS 2014, là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan thi hành án tổ chức và hoạt động. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành luật này còn thiếu, chưa đồng bộ, nên còn thiếu cơ sở pháp lý chính thống đối với hoạt động thi hành án dân sự cho một số quan hệ pháp luật cụ thể. Những văn bản hướng dẫn THQĐDS trong bản án hình sự phải lấy mục tiêu bảo đảm hiệu lực của BAHS của TAND là 1 nguyên tắc cơ bản xuyên suốt, tạo nên 1 cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa cơ quan THADS với các cơ quan chức năng của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đối với khâu cơng tác THQĐDS trong bản án hình sự.

Các quy định nêu trên đã mở rộng hơn quyền hạn, trách nhiệm của CHV và của cơ quan THADS, mặt khác cũng quy định rõ trách nhiệm cũng như quyền hạn của mỗi cơ quan chắc năng và của từng đương sự trong việc thực hiện các yêu cầu của CHV trong quá trình thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự.

Các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương nghiên cứu hồn chỉnh việc soạn thảo ban hành các nghị định, thơng tư hướng dẫn THQĐDS trong bản án hình sự. Bên cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật khác có liên quan đến thi hành án như: Sửa đổi bổ sung, quy định về Việc giải thích, sửa chữa bản án, quyết định hình sự của Tịa án, cụ thể:

Tại Điều 365 BLTTHS năm 2015, quy định về Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tịa án, có thể hiện nội dung:

Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thi hành án có quyền yêu cầu Tịa án đã ra bản án, quyết định giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.

TP chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp TP chủ tọa phiên tịa khơng thể thực hiện được thì việc giải thích, sửa chữa do Chánh án Tịa án đã ra bản án, quyết định đó thực hiện [53].

Theo ý kiến của học viên, cần để xuất bổ sung một số quy định tại Điều 365 BLTTHS: “Việc giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án phải

căn cứ vào bản án, quyết định, biên bản phiên tòa, phiên họp và biên bản nghị án.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án phải có văn bản giải thích, sữa chữa và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được cấp, gửi bản án, quyết định theo quy định của Luật này. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn 07 ngày”.

Một phần của tài liệu THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH dân sự TRONG bản án HÌNH sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w