Ph−ơng pháp thu thập số liệu 2 4-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh học và tình trạng bảo tồn tự nhiên (insitu) của loài bách vàng ( xanthocyparis vietnamensis farjon hiep) tại khu bảo tồn thiên nhiên bát đại sơn, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 25 - 82)

3.5.2.1- Đặc điểm hình thái - vật hậu

Sau khi nghiên cứu kỹ trên bản đồ, tài liệu, với sự cộng tác của các cán bộ lâm nghiệp chúng tôi tiến hành đi theo các tuyến nhằm xác định sự phân bố của loàị

Điều tra nhiều đợt, vào các thời điểm khác nhau nhằm quan sát, nghiên cứu các đặc điểm hình thái, vật hậu: kích th−ớc lá, thời gian bắt đầu ra lá, rụng lá, thời gian xuất hiện nón và quá trình biến đổi nón.

Thu thập các thông tin từ những cán bộ lâm nghiệp có kinh nghiệm, các loại tài liệu có liên quan đến loài cây Bách vàng.

3.5.2.2- Điều tra các cá thể cây cao

+ Điều tra, thu thập tiêu bản, đo tính tất cả các cá thể Bách vàng đ−ợc tìm thấy có D1.3 ≥ 6 cm theo chỉ tiêu (Vũ Văn Dũng, 2003):

- Đo D1.3 cm bằng th−ớc kẹp kính có khắc vạch tới cm. - Đo Hvn, Hdc bằng th−ớc đo cao Blummeleiss

- Đo Dt bằng th−ớc dây theo hai chiều Đông Tây- Nam Bắc

Những cây khó tới gần (do địa hình hiểm trở) chúng tôi th−ờng mục trắc theo kinh nghiệm từ những cây đã đọ Kết quả điều tra, đo đếm đ−ợc ghi vào mẫu biểu trong phần phụ lục của luận văn.

+ Sử dụng ph−ơng pháp điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây bằng cách chọn Bách vàng làm tâm ô điều trạ Đo các chỉ tiêu Hvn, D1.3, Dt và khoảng cách của 6 cây gần nhất với đối t−ợng nghiên cứụ Tổ thành những loài cây này là tổ thành rừng tự nhiên hỗn giao phù hợp nhất với Bách vàng.

3.5.2.3- Điều tra tái sinh tự nhiên

- Điều tra Bách vàng tái sinh tự nhiên theo tuyến

Thiết lập các ô dạng bản có kích th−ớc 4 m2(2m x 2m) quanh gốc cây mẹ theo 4 h−ớng, 4 ô trong tán, 4 ô ngoài tán. Tổng số điều tra 6 cây mẹ với 48 ô dạng bản. Trong mỗi ô dạng bản sẽ tiến hành đo đếm, đánh giá chất l−ợng của các cây tái sinh và phân thành các cấp khác nhaụ Kết qủa đo đếm đ−ợc ghi vào mẫu biểu nghiên cứụ

3.5.2.4- Điều tra đất tại thực địa

Để xác định ảnh h−ởng của đất đến sự phân bố, sinh tr−ởng và phát triển của loài Bách vàng, chúng tôi tiến hành lấy các mẫu đất ở nhiều vị trí khác nhau xung quanh gốc và gần rễ cây Bách vàng, từ đó làm cơ sở cho việc xác định một số chỉ tiêu cần thiết. Toàn bộ mẫu đất đ−ợc kiểm tra, xử lý và phân tích trong phòng thí nghiệm tại Tr−ờng Đại học Lâm nghiệp.

3.5.2.5- Xác định khả năng nhân giống và mức độ tác động đến loài cây Bách vàng

Xác định một số cá thể cây đang trong thời gian sinh tr−ởng tốt, tiến hành cắt một số hom nhằm phục vụ nhân giống vô tính. Toàn bộ hom Bách vàng đ−ợc xử lý, bảo quản và giâm tại Công ty Giống Lâm nghiệp Trung −ơng.

3.5.3- Ph−ơng pháp xử lý số liệu

- Tính trị số trung bình của các cá thể Bách vàng theo ph−ơng pháp bình quân cộng. Các chỉ tiêu cần tính: D1.3(cm), Hvn(m), Hdc(m), Dt(m).

- Xác định tổ thành loài cây cao theo công thức N

NTb = (3-1)

m

Trong đó: NTb là số cá thể bình quân cho mỗi loài điều tra N là số cá thể của mỗi loài

m là tổng số cá thể điều tra

áp dụng công thức của TS. Triệu Văn Hùng: Số ô có cá thể xuất hiện

P0 = x 100 (3-2)

Tổng số ô điều tra

Số cá thể của một loài cây

Pc = x 100 (3-3)

Tổng số cá thể của các loài

Trong đó:

P0 là tần xuất xuất hiện tính theo điểm điều tra Pc là tần xuất xuất hiện tính theo số cá thể Kết quả thu đ−ợc sẽ chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Rất hay gặp, gồm những loài có P0 > 30% và Pc > 7%

Nhóm 2: Hay gặp, gồm những loài có 30% ≥P0≥ 15% và 7% ≥Pc≥ 3%

Nhóm 3: ít gặp, gồm những loài có P0 < 15 %Pc < 3%

- Tìm hiểu quy luật phân bố số cây theo đ−ờng kính (N/ D1.3), số cây theo chiều cao (N/Hvn), lựa chọn ph−ơng trình thích hợp, mô tả các mối liên hệ giữa các nhân tố điều trạ

- Tính toán một vài chỉ tiêu đất tại khu vực nghiên cứu (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2002).

+ Xác định hàm l−ợng mùn trong đất bằng ph−ơng pháp Chi-U-Rin (A- B).T. 0,0010344.100.K

%Mùn = (3-4)

C

Trong đó: A là số muối Mohr 0,2N dùng để chuẩn mẫu trắng; B là số muối Mohr 0,2N dùng để chuẩn độ cho dung dịch đất; T: hệ số điều chỉnh muối Mohr 0,2N; 0,0010344 là hệ số tính ra mùn; 100: tính ra 100 gam đất; K: hệ số khô kiệt; C là số gam đất dùng để phân tích.

+ Xác định pHH2O, pHKCl theo ph−ơng pháp đo bằng máy pHmetter cầm tay + Xác định NH4

+

+ Xác định K2O dễ tiêu theo ph−ơng pháp so độ đục với thuốc thử Na2CO(NO2)6

+ Xác định P2O5 dễ tiêu theo ph−ơng pháp Oniani V 100.K

NH4

+

, P2O5, K2O(trong 100g đất)= ppm. (3-5)

P 1000

Trong đó: V: thể tích NaCl 10%; P: trọng l−ợng đất cân để phân tích; 100 là tính cho 100 gam đất; 1000 là hệ số ppm; K; hệ số khô kiệt

- Đánh giá khả năng ra rễ của loài Bách vàng thông qua kỹ thuật giâm cành. Các chỉ tiêu cần đo, đếm: chiều dài rễ trung bình, số rễ trung bình trên một hom, tỷ lệ phầm trăm ra rễ theo từng dòng và từng nồng độ thuốc. Đánh giá khả năng sống sau khi Bách vàng đ−ợc đ−a vào trồng thử nghiệm.

Chơng 4

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1-Đặc điểm hình thái, phân bố và sinh học của Bách vàng

4.1.1- Đặc điểm hình thái cơ bản của loài Bách vàng dùng trong phân loại loại

a- Hình thái thân cây:

Qua nghiên cứu, tính toán về hình thái thân cây, chúng tôi thu đ−ợc kết quả sau:

ảnh 1: Hình thái thân cây Bách vàng

Bảng 4-1: Hình thái cơ bản thân cây Bách vàng

D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dt (m)

max Min Tb max min Tb max min Tb max min Tb

78 6 21,17 17 5 8,63 4 0,6 2,38 11 2,5 5,82

Kết quả tính toán tại bảng 4-1và nghiên cứu ngoài thực tế cho thấy Bách vàng là cây gỗ lớn, đ−ờng kính thân tại 1.3 m kể từ gốc đạt 78cm, chiều cao vút ngọn đạt

17m. Thân thẳng, tròn đều khi ở chỗ phẳng hoặc thân hơi vặn, lồi, lõm tạo thành hình xoắn trôn ốc khi ở các vách đá. Vị trí khác nhau cũng tạo cho Bách vàng có dáng vẻ tự nhiên rất đẹp.

Vỏ Bách vàng dầy 2- 3mm, vỏ ngoài nâu đỏ, nứt dọc thành đ−ờng nhỏ; vỏ trong vàng nhạt, có lớp nhựa mỏng, dính.

Tán lá hơi hình trứng, cành màu xanh xẫm sau chuyển thành màu nâu đỏ và nứt dọc giống thân câỵ Cành th−ờng mọc vuông góc với thân.

b- Hình thái lá Bách vàng

ảnh 2: Cành mang lá non và lá chuyển tiếp.

ảnh 3: Cành mang lá tr−ởng thành và nón

+ Lá non hình dải, mọc vòng trên cành non tròn, có cạnh, xếp thành vòng 4 chiếc lá trên một đốt, lá gần nh− xếp vuông góc với cành, chiều dài lá 2,8- 3cm,

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên cùng một cây Bách vàng th−ờng có 3 kiểu lá: ƒLá non ƒLá tr−ởng thành ƒLá chuyển tiếp 2 3

rộng 1,5- 2mm, đầu lá có mũi nhọn sắc kéo dài, gốc không có cuống, mép lá nguyên, mặt trên lá xanh lục, mặt sau có 2 dải lỗ khí màu trắng chạy dọc theo chiều dài lá, khi còn non dải lỗ khí phủ gần kín mặt sau lá, về sau dải lỗ khí hẹp dần và bị ngăn cách bởi gân và mép lá, 3 dải màu lục có chiều rộng gần bằng nhaụ

+ Lá tr−ởng thành hình vẩy, mọc đối chéo nhau trên cành con dẹt, tạo thành mặt phẳng, chiều dài 2- 3mm, chiều rộng 1- 1,5mm, màu xanh lục, đầu lá phía trên mở rộng và có mũi nhọn sắc.

+ Lá chuyển tiếp hình mũi mác, t−ơng tự nh− lá tr−ởng thành nh−ng có kích th−ớc lớn hơn, chiều dài lá 5- 7mm, chiều rộng lá 2- 3mm, xếp thành 4 dãy, xít nhau, cả 2 mặt lá có màu xanh lục, đầu lá phía trên mở rộng và có mũi nhọn sắc

c- Hình thái nón và hạt Bách vàng:

Sau khi quan sát, tính toán của một số cá thể Bách vàng tr−ởng thành ở rừng tự nhiên chúng tôi thu đ−ợc kết quả nh− sau:

Nón Bách vàng đơn tính cùng gốc: Nón đực hình bầu dục, dài 2,5- 4mm, rộng 2- 3mm, mọc đơn độc ở nách lá gần đầu cành hoặc ở đầu cành, mang 10- 12 vẩy, nhị hình tam giác, đỉnh nhọn, mỗi vẩy nhị bên trong mang 2 túi phấn

Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep

Hình 4-1: Hình thái cành lá, nón, hạt

(Theo Farjon Ạ)

1. Cành mang lá non và lá chuyển tiếp; 2. Cành mang lá tr−ởng thành và nón;

3. Nón cái đóng; 4. Nón cái mở; 5, 6. Hạt

Nón cái hình cầu, mọc đơn độc ở nách lá gần đầu cành, chiều dài 9- 11mm, chiều rộng 10- 12mm (khi mở), khi non vỏ màu xanh, khi về già chuyển thành màu nâu đỏ, lúc chín vỏ nón hoá gỗ, các vẩy nón th−ờng xếp thành đôi chéo chữ thập, hình khiên với 4- 5 góc, mặt ngoài có mũi nhọn, th−ờng có 4 mảnh, ít khi 6 mảnh (nếu có 6 mảnh thì có 2 mảnh nhỏ nằm phía gốc quả), màu nâu đỏ. Hạt tối đa 7- 9 trong một nón cái, hạt dạng trứng, dài 4- 6mm, rộng 4- 5mm mang 2 cánh mỏng màu nâu đỏ, có sẹo ở đáỵ

d- Hình thái rễ cây:

ảnh 4: Hình thái rễ giâm hom cành

ảnh 5: Hình thái rễ cây tái sinh tự nhiên

Rễ Bách vàng phát triển rất mạnh. Từ hình ảnh thực tế trên cho thấy, tuy kích th−ớc cây còn nhỏ, song bộ rễ phát triển rất mạnh. Sự phát triển của bộ rễ cũng đồng nghĩa với sức hút các chất dinh d−ỡng từ trong đất để nuôi sống cơ thể và giữ vững cho cây phát triển. ở những cá thể lớn, bộ rễ phát triển rất mạnh, bám chặt vào các tảng đá và lan toả ra xung quanh tạo cho Bách vàng một thế vững chắc ngay cả khi ở vách đá hiểm trở.

4

Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu vật, các nhà thực vật đã công bố chi và loài mới cho khoa học với tên là Xanthocyparis vietnamensis, loài thuộc chi Xanthocyparis, họ Hoàng đàn (Cupressaceae). (Farjon Ạ, Nguyen Tien Hiep, Harder D. K., Phan Ke Loc, Averyanov L., 2002).

- Khi công bố chi và loài mới vào năm 2002, các tác giả mới chỉ thu mẫu ở một số điểm thuộc hai xã Cán Tỷ, Bát Đại Sơn. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng đã thu lại đ−ợc mẫu tại hai xã trên và bổ sung thêm một điểm phân bố nữa trong Khu BTTN là xã Thanh Vân. D−ới đây là một số mẫu vật nghiên cứu (Mvnc) để định loại loài Bách vàng:

Mvnc: - Hà Giang, Quản Bạ, Cán Tỷ, Sín Suối Hồ, 23005’450N, 105o01’165E, 1220m, Nguyen Tien Hiep, Leonid Averyanov, P. Cribb, NTH 3594, Ib., D.Harder et al., DKH 4977; Ib. To Van Thao & Nguyen Sinh Khang, TọVT 001; Thanh Vân, 23006’254N, 104o59’104E, 1187m, To Van Thao & Nguyen Sinh Khang,

TọVT 043; Bát Đại Sơn, Vách Đá Khỉ Ngủ, 23009’105N, 104o59’673E, 1103m, To Van Thao & Nguyen Sinh Khang, TọVT 086. 23008’243N, 104o59’324E, 1171m, To Van Thao & Nguyen Sinh Khang, TọVT 098. D. Harder et al, DKH 6090, 6091(holotype, HN; isotype, K, MO, LE), 6224.

Trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae) ở Việt Nam có 6 chi (Nguyen Tien Hiep & J.Vidal, 1996). Qua điều tra nghiên cứu ở Khu BTTN Bát Đại Sơn, chúng tôi phát hiện và thu mẫu vật đ−ợc 2 chi với 2 loài thuộc họ Hoàng đàn. Để thuận lợi cho việc nhận dạng các loài th−ờng gặp thuộc họ Hoàng đàn trong Khu BTTN Bát Đại Sơn, chúng tôi xây dựng khoá định loại của chi và loài đó theo các đặc điểm hình thái của cơ quan dinh d−ỡng và sinh sản.

Đặc điểm nhận biết các loài th−ờng gặp trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae) tại Khu BTTN Bát Đại Sơn.

1. Lá biến đổi th−ờng có 3 kiểu trên 1 cây (hình dải, hình vẩy hay hình mũi mác; lá non hình dải th−ờng xuất hiện trên cây non hoặc cành non, xếp thành vòng 4 lá đính gần vuông góc với cành; lá tr−ởng thành hình vảy, mọc đối chéo nhau trên cành con dẹp, tạo thành mặt phẳng; lá chuyển tiếp hình mũi mác, t−ơng tự nh− lá tr−ởng thành nh−ng có kích th−ớc lớn hơn). Nón cái gần hình cầu ở đầu cành, dài 9-11 mm, rộng 10- 12 mm, gồm 4-6 vẩy noãn (rất hiếm khi 6), vẩy noãn th−ờng xếp thành đôi chéo chữ thập, hình khiên với 4-5 góc, mặt ngoài nhẵn có mũi nhọn cong. Hạt hình trứng đều, có sẹo ở đáy, mang 2 cánh mỏng, rộng 0,5- 1mm

1. Xanthocyparis vietnamensis

2. Lá chỉ có một dạng hình vẩy xếp thành 4 dãy, th−ờng 2 lá vẩy trong to hơn 2 lá vẩy bên. Nón cái hình trứng thuôn hay hình quả lê, dài 1,2- 1,8 cm, gồm 6 vẩy noãn; vẩy noãn dựng đứng, hình bầu dục thuôn, có mũi ở đỉnh và tự mở theo kiểu van. Hạt hình trứng dài, có 2 cánh không bằng nhaụ

2. Calocedrus macrolepis

4.1.2- Đặc điểm về phân bố, trữ l−ợng và nguyên nhân gây nên biến động

loài Bách vàng

a- Đặc điểm về phân bố của loài:

Trong thực tế, rừng tự nhiên th−ờng có nhiều loài cây cùng tồn tại, sinh tr−ởng và phát triển trong một khu vực nhất định. Chính vì vậy, nghiên cứu một loài cây, cũng nên nghiên cứu cả mối quan hệ của chúng theo sự phân bố của loàị Sau khi nghiên cứu thực tế, b−ớc đầu chúng tôi tập trung phân tích một số loài th−ờng gặp theo các đai độ cao thuộc Khu BTTN. Các dẫn liệu đ−a ra trong mục này là những quan sát thực tế tại thực địa theo 11 tuyến khác nhau, với 34 đỉnh núi và độ cao thay đổi từ 800 mét trở lên bởi vì ở độ cao này thích hợp hơn với các loài của Hạt trần.

Qua các đợt điều tra tại Khu BTTN Bát Đại Sơn, chúng tôi thấy Bách vàng chỉ xuất hiện ở trên đỉnh hoặc gần đỉnh núi đá vôi, ở các độ cao từ 1050 đến 1330 so với mặt n−ớc biển thuộc 3 xã: Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Thanh Vân. Bách vàng th−ờng mọc rải rác, tuy nhiên cũng có đỉnh chúng phân bố t−ơng đối tập trung nh− đỉnh Háng Tống Chống (H’ mông) thuộc xã Cán Tỷ có độ cao 1160m so với mực n−ớc biển và toạ độ địa lý 230 05’ 805 độ vĩ Bắc , 1050 01’ 054 độ kinh Đông.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, mặc dù đã tìm đ−ợc 306 cá thể Bách vàng tr−ởng thành nh−ng rất ít gặp cây con tái sinh (tổng số cây con tái sinh trong toàn khu vực đ−ợc tìm thấy là 41 cá thể). Hơn nữa, những cá thể Bách vàng đã bị khai thác, không thể tái sinh chồi đ−ợc.

Từ thực tế về phân bố tự nhiên của loài Bách vàng, chúng tôi đã tính toán và đ−a lên đ−ợc trên bản đồ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi và bảo tồn loài cây quý hiếm, đặc hữu tại Việt Nam.

b- Trữ l−ợng loài Bách vàng

Từ thực tế đo đếm, sau khi tính toán chúng tôi thu đ−ợc kết quả nh− sau:

Bảng 4-2: Trữ l−ợng loài Bách vàng Kích th−ớc G (m2) Hvn (m) F V (m3) Min 0,0028 5 0,5 0,0078 Max 0,4776 17 0,5 4,0595 Tb 0,0476 8,6 0,5 0,2454 Σ (trữ l−ợng) 75,11

Tuy trữ l−ợng còn 75,11 m3 nh−ng chủ yếu là những cây đã và đang ở tuổi thành thục, thậm chí nhiều cây đang có hiện t−ợng chết tự nhiên, một số cây khác

ch−a đến giai đoạn phát triển nh−ng lại đang là đối t−ợng khai thác của ng−ời dân địa ph−ơng. Theo kết quả tính toán trên bảng 4-2 cho thấy, cá thể Bách vàng lớn nhất đạt 4,0595 m3 gỗ, cá thể nhỏ nhất là 0,0078m3 và trung bình một cá thể Bách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh học và tình trạng bảo tồn tự nhiên (insitu) của loài bách vàng ( xanthocyparis vietnamensis farjon hiep) tại khu bảo tồn thiên nhiên bát đại sơn, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 25 - 82)